Sử dụng công cụ Tương lai ngoại hối

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 61 - 82)

3.1.2.1 Ví dụ về công cụ tương lai ngoại hối áp dụng vào Mipec

Mipec tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động tỷ giá bất lợi cho mình. Mipec ở vị thế mua, mua USD ở 1 thời điểm xác định trong tương lai với giá cố định trước.

Điều kiện thực hiện:

- Khi biết chắc sẽ mua hàng hóa đó trong tương lai và muốn chốt giá ngày hôm nay.

- Người kinh doanh có vị thế mua sẽ bị rủi ro nếu giá xuống. Rủi ro này có thể được quản lý hoặc phòng ngừa khi thực hiện vị thế bán bằng hợp đồng tương

lai để

Ví dụ 1: Giả định vào ngày 25/09/2019, Mipec mua (tức giữ thế đoản vị) hợp

đồng ngoại hối tương lai 1.000.000 USD, thời điểm mua USD vào tháng 12/2014, hợp đồng được thực hiện lúc 10h, lúc này giá USD tương lai được định là 23.300 VND. Khoản tiền yêu cầu kỹ quý ban đầu là 10%(1.000.000*23.300) =2.330.000.000

VND, tổng số tiền được chuyển từ tài khoản tiền mặt sang tài khoản ký quỹ. Giá thanh

toán lúc đóng cửa ngày 25/09/2019 là 23.250 VND.Tài khoản của Mipec được ấn định

trên thị trường. Tiền của công ty trong tài khoản vào cuối ngày 25/09/2019 sẽ là 2.280 triệu VNĐ, vì Mipec đã bị lỗ 50 triệu VND (∣23.250 - 23.300∣*1.000.000) ở thế đoản vị của hợp đồng. Vào các ngày tiếp theo, tài khoản được tiếp tục được ghi nhận trên thị trường. Nếu giá tương lai tăng, tiền trong tài khoản của Mipec sẽ tăng, và ngược lại. Mức ký quỹ duy trì là 7% tương ứng với 1.631 triệu VNĐ.

Ví dụ 2: Giả định vào ngày 25/09/2019, Mipec thấy rằng giá của USD trong

tương lai vào thời điểm thanh toán vào tháng 12 là vào khoảng 23.300 VND, và giá cả này là hợp lý, bảo đảm cho công ty có lời trong quý này. Công ty sẽ có hai lựa chọn là mua một hợp đồng tương lai về USD là 1.000.000 USD vào ngày hôm nay, hoặc là đợi tới tháng 12 sẽ mua. Nếu công ty đợi tới tháng 12 mới mua, công ty sẽ đối mặt với một rủi ro là giá giao ngay trên thị trường ngoại tệ vào thời điểm đó có thể tăng (ví dụ tăng lên 23.500 VND). Ngược lại, mua hợp đồng ngoại hối tương lai vào thời điểm này có thể đảm bảo cho công ty một mức giá 23.300 VND, là mức giá chấp nhận được, loại bỏ rủi ro về giá cả cho công ty. Việc công ty A thực hiện chiến lược này trên thị trường ngoại hối tương lai gọi là “rào chắn rủi ro”.

Trong ví dụ này, cả công ty đã dùng hợp đồng tương lai như một công cụ để giảm thiểu rủi ro do biến động về giá cả ngoại tệ, có thể đạt lợi nhuận rất lớn hoặc ít.

Ví dụ 3: Trong ví dụ này, hợp đồng tương lai được sử dụng với mục đích giảm

thiểu một phần nào đó rủi ro về giá cả, tạo cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

tạí Sàn giao dịch, giao hàng vào tháng 12/2019, hợp đồng được thực hiện lúc 10h. Vào thời điểm tháng 12, công ty mua tiếp 500.000 USD với giá thị trường giao ngay tại thời điểm này. Công ty sẽ đối mặt với 2 trường hợp xảy ra, một là giá giao ngay trên thị trường ngoại hối vào thời điểm đó có thể tăng (ví dụ tăng lên 23.500 VND), như vậy công ty sẽ bị bất lợi, tuy nhiên khoản lỗ này sẽ được bù lại phần nào nhờ lợi nhuận từ hợp đồng tương lai hay nói cách khác rủi ro do biến động tỷ giá đã được giảm thiểu một phần. Ngược lại, nếu giá USD giao ngay tại thời điểm này giảm (ví dụ giảm xuống còn 23.000 VND), công ty sẽ kiếm thêm lợi nhuận từ việc mua USD trên thị trường giao ngay, đồng thời vẫn duy trì được lãi từ hợp đồng ngoại hối tương lai đã mua, như vậy công ty đã tạo ra lợi nhuận.

3.1.2.2 Những yêu cầu về ký quỹ

Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Mỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký quỹ ban đầu (initial margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở đó. Khoản ký quỹ ban đầu là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài khoản ký quỹ) khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao dịch, mỗi loại hàng hóa, và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và các dữ liệu trong quá khứ.

Sau một thời gian giao dịch, nếu nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) theo quy định (mức này tùy thuộc vào quy định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch), thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu.

3.1.2.3 Thuế và phí giao dịch

a. Thuế (Taxes)

Mọi thông tin giao dịch trên thị trường tương lai (tất cả các vị thế trong các hợp đồng tương lai, lời hay lỗ....) của các tài khoản giao dịch đều được ghi nhận,

kiểm soát, và kết sổ vào ngày giao dịch cuối cùng của năm (31/12) để tiện cho việc tính thuế. Theo luật, mã số thuế của một nhà đầu cơ có những quy định khác với mã số của những người khác. Thường các nhà đầu cơ phải chịu bị đánh thuế với tỷ lệ cao hơn những đối tượng còn lại.

b. Phí giao dịch (Commissions)

Phí giao dịch chỉ được trả cho các FCM khi các giao dịch tương lai được bù đắp, hoặc trong ngày giao hàng hoặc lúc tái thanh toán tiền mặt lần cuối. Phí giao dịch trên một hợp đồng sẽ giảm khi nhiều hợp đồng hơn được giao dịch.

3.1.2.4 Ưu điểm khi áp dụng hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Vì vậy khi thực hiện hợp đồng tương lai chuẩn hóa như vậy trên sàn giao dịch tương lai, các đơn vị tham gia thị trường sẽ không mất thời gian và chi phí tìm đối tác cũng như đàm phán hợp đồng. Đồng thời, điều này cũng góp phần giúp cơ chế hợp đồng tương lai giảm thiểu tối đa phát sinh chi phí khi mua USD trong tất cả các phương án quản lý rủi ro.

- Một ưu điểm hết sức độc đáo của hợp đồng tương lai mà các dạng hợp đồng khác không có được, đó là thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn. Trong các hợp đồng thông thường, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa với việc thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác, khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau. Nhưng trong hợp đồng tương lai thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ như thế, các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn giao hàng thực sự thì cơ quan trung gian sẽ thanh toán bù

trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác.

- Giảm thiểu rủi ro thanh toán nhờ đó khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với các dạng hợp đồng khác, thậm chí bằng

0. Đối

với các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sàn giao dịch tương

lai, cả

hai bên mua và bán đều không bao giờ biết về người phía bên kia của giao dịch.

Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch.

Nghĩa là, nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ

công ty thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh

ta có

thể bán nó cho công ty thanh toán bù trừ. Công ty thanh toán bù trừ là một

bên trong

hợp đồng tương lai và luôn công bằng cho tất cả những thành viên tham gia theo

những quy tắc đã được đặt ra.

- Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dịch (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi

lỗ giữa

các bên. Điều này cho phép các Mipec có thêm lựa chọn trong việc giảm

thiểu rủi ro

bên cạnh cơ chế hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng CfD hiện nay (đều diễn ra

việc giao

hàng thực sự giữa các bên).

và những đơn vị phát điện vì vậy cũng dễ dàng lập một hợp đồng tương lai bất cứ lúc nào nhờ những nhà đầu cơ. Điều này giúp cho cơ chế hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao và là một kênh thu hút tài chính hiệu quả.

3.2. Đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối

phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

3.2.1 về phía các ngân hàng thương mại

3.2.1.1 Giải pháp về con người

Xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo về các giao dịch ngoại hối phái sinh bằng việc nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia trực tiếp trong quy trình, nhất là bộ phận trực tiếp tác nghiệp (Front Office) và bộ phận kiểm soát rủi ro thị trường (Middle Office).

Vấn đề nguồn nhân lực chính là nhân tố hàng đầu giúp nâng cao hiệu quả việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thị trường các giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên thực sự am hiểu thấu đáo bản chất của các giao dịch hối đoái phái sinh tại các NHTM chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngân hàng này trên lĩnh vực cung cấp các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn. Khâu phân tích tỷ giá chủ yếu dựa trên các phân tích cơ bản, trong khi phân tích kỹ thuật còn hạn chế và ít được sử dụng để phân tích xu hướng biến động của tỷ giá. Chính vì khâu phân tích yếu nên việc dự đoán diễn biến của tỷ giá còn rất hạn chế. Trong khi đó, phân tích và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá là một khâu không thể thiếu khi thực hiện các giao dịch phái sinh. Thực tế thì việc phân tích tốt sự biến động của tỷ giá cũng như dự báo được xu hướng tang giảm của tỷ giá sẽ giúp ngân hàng quản lý được rủi ro tỷ giá và đưa ra được các chiến lược phù hợp trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì khi thực hiện một giao dịch phái sinh với khách hàng có nghĩa là ngân hàng đã “gánh” rủi ro tỷ giá thay cho khách hàng, nên một điều tối quan trọng là ngân hàng phải có khả năng dự báo và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả. Do đó, để các giao dịch phái sinh

mang lại hiệu quả ngày càng cao, trong thời gian tới các ngân hàng cần thực hiện việc tuyển dụng kết hợp với đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ của nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thông qua việc đào tạo tại chỗ và tại trung tâm đào tạo nội bộ; tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo về mặt nghiệp vụ của các tổ chức nước ngoài, đối tác chiến lược; trích lập quỹ hỗ trợ tài chính từ lợi nhuận ngân hàng, tạo nguồn kinh phí cho các chương trình đào tạo... góp phần hình thành cho mình một đội ngũ nhân viên thực sự am hiểu về các giao dịch phái sinh, về kỹ thuật phân tích tỷ giá, dự đoán sự biến động tỷ giá.

3.2.1.2 Giải pháp về công nghệ

Hiện nay, máy móc, trang thiết bị và công nghệ phải luôn được cập nhật theo trình độ phát triển của thế giới, phải kết nối được với hệ thống ngân hàng của thế giới và hệ thống thông tin toàn cầu để bắt kịp những diễn biến của thị trường toàn cầu. Thị trường ngoại hối là một thị trường mang tính cạnh tranh rất cao, độ thanh khoản lớn, trong khi đó kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, thông tin trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, do đó việc nắm bắt thông tin chính xác vàkịp thời vô cùng quan trọng. Đồng thời xử lý thông tin có được để có những quyết định phù hợp, kịp thời lại càng quan trọng hơn, việc này nằm ở khả năng phân tích và quyết định của đội ngũ nhân viên ngân hàng đã đề cập ở phần trên. Như vậy, để sử dụng có hiệu quả các giao dịch ngoại hối phái sinh thì một Phòng Kinh doanh ngoại hối được tiêu chuẩn hoá cùng với một đội ngũ nhân viên lành nghề là không thể thiếu được.

3.2.1.3 Giải pháp về sản phẩm phái sinh

Đối với hợp đồng kỳ hạn

Bản chất của hợp đồng kỳ hạn là bắt buộc thực hiện, nhưng hợp đồng kỳ hạn không được đánh giá lại giá trị hợp đồng theo biến động của tỷ giá trên thị trường nên khi đến hạn thanh toán có thể xảy ra tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán do lỗ quá lớn, hoặc khách hàng không có thiện chí thanh toán do tỷ giá biến động bất lợi cho mình trong khi đó hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng và

thanh lý trước hạn. Để hạn chế rủi ro này, ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ một tỷ lệ nhất định để đảm bảo thực hiện hợp đồng khi đáo hạn. Tuy nhiên tại thời điểm ký hợp đồng, khách hàng chưa có tiền hoặc chưa muốn chi trả cho khoản mua bán này.

Những hạn chế nói trên, phần nào đã làm cho thị trường kỳ hạn chưa thật sự lớn mạnh. Do đó, cần có những cải thiện cụ thể để thị trường này có thể phát huy hết vai trò của nó. Hợp đồng kỳ hạn nếu được chuyển nhượng với những điều khoản chuyển nhượng cụ thể và được thông báo cho các bên một cách đầy đủ có thể làm gia tăng tính thanh khoản của thị trường này. Xác định tỷ giá kỳ hạn giữa USD và VND không dựa trên lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam và lãi suất mục tiêu của FED mà dựa vào lãi suất cho vay và lãi suất huy động của hai đồng tiền, sẽ làm cho chênh lệch lãi suất rút ngắn lại, tỷ giá kỳ hạn phù hợp với tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện hợp đồng và một mức ký quỹ hợp lý sẽ là nhân tố khuyến khích sự phát triển của thị trường.

Đối với hợp đồng giao sau

Mặc dù đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, nhưng đến nay hợp đồng giao sau tiền tệ hiện nay vẫn chưa phát triển tại Việt Nam. Do đó, để phát triển thị trường này, ngoài việc trang bị một lượng kiến thức đầy đủ cho các bên tham gia, thị trường giao sau cần có một thị trường tập trung - sở giao dịch - làm trung tâm thanh toán và đặt lệnh, NHNN, Bộ tài chính và các cơ quan ban ngành có liên quan cần có nhiều hướng dẫn hơn, phổ biến đến người sử dụng loại hình giao dịch này. Nghiên cứu mô hình, sàn giao dịch giao sau cà phê, từng bước chuyển hóa để áp dụng vào giao sau tiền tệ. Với việc hình thành Trung tâm thương mại tài chính Thủ Thiêm có thể lựa chọn làm địa điểm triển khai sàn giao dịch giao sau tiền tệ, lấy trung tâm là

Một phần của tài liệu 1330 phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại CTY CP hóa dầu quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 61 - 82)