Phân loại thuế và các loại thuế liên quan đến khu vực kinh tế ngoà

Một phần của tài liệu 1384 quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh thủy tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28)

quốc doanh.

1.1.2.1. Phân loại thuế.

Với hệ thống thuế được ban hành bao gồm rất nhiều các sắc thuế có đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên những tiêu thức nhất định vẫn có thể phân chia những sắc thuế thành các nhóm với một số đặc điểm chung.

a. Theo phương thức đánh thuế:

Với đặc điểm của thuế đó chính là được tính toán dựa trên thu nhập của những đối tượng chịu thuế có hoạt động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, dựa vào tiêu chí đối tượng nộp thuế và đối tượng bị đánh thuế có đồng nhất hay không và thuế đánh trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập của người chịu thuế mà người ta chia thuế thành hai nhóm đó là thuế trực thu và thuế gián thu.

- Thuế trực thu: Đúng như tên gọi của nhóm này thì thuế sẽ đánh một cách trực tiếp vào thu nhập của thu nhập hay tài sản của những chủ thể nộp thuế. Ngoài ra, với nhóm này thì đối tượng nộp thuế và đối tượng phải chịu thuế là một. Theo những quy định của pháp luật thì nhóm các sắc thuế này sẽ tính toán một cách trực tiếp dựa trên thu nhập của người chịu thuế vì vậy nên sự chuyển dịch bớt gánh nặng về thuế cho những đối tượng khác sẽ trở nên khó khăn hơn. Và tính chất cũng những sắc thuế thuộc nhóm này đó chính là lũy tiến tức là những chủ thể có thu nhập cao hoặc khối lượng tài sản lớn sẽ phải đóng thuế nhiều hơn so với những chủ thể có thu nhập thấp hay tài sản sản ít. Một trong số những sắc thuế thuộc nhóm này đó là: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Thuế gián thu: Trái ngược với nhóm thuế ở trên thì nhóm những sắc thuế này thì được đánh theo cách gián tiếp qua giá cả của những hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra thì người nộp thuế và người chịu thuế của nhóm này không phải là một, cụ thể là người nộp thuế là các cơ sở sản xuất

kinh doanh mặt hàng còn người chịu thuế lại là người tiêu dùng cuối cùng của hàng hóa đó và trong giá bán của hàng hóa đã đã bao gồm thuế phải thu. Những sắc thuế này có thể giúp chuyển dịch gánh nặng thuế sang những đối tượng khác trong những trường hợp nhất định. Quy tắc áp dụng với những sắc thuế này đó chính là lũy thoái bởi vì khả năng tài chính của người chịu thuế không được tính toán khi tiến hành thu thuế. Một số các sắc thuế thuộc nhóm như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,...

b. Theo cơ sở tính thuế.

Nếu dựa trên cơ sở tính thuế thì thuế có thể được phân thành ba nhóm bao gồm có:

- Thuế thu nhập: theo như tên gọi của nhóm thì những sắc thuế trực thuộc có cơ sở tính thuế chính là thu nhập của những chủ thể chịu thuế. Thu nhập chịu thuế ở đây có thể được hiểu là tổng giá trị bằng tiền và những lợi ích vật chất mà những chủ thể được hưởng trong một giai đoạn nhất định sau khi đã tính toán đến cả lượng chi phí phải chi ra để có được thu nhập. Biểu hiện của khối lượng thu nhập này dưới một só dạng phổ biến như là tiền lương, tiền công, lợi tức cổ phần hay là những khoản đầu tư tài chính,.... Một số các sắc thuế thuộc nhóm thuế doanh thu như thuế TNCN, thuế TNDN,....

- Thuế tiêu dùng: là loại thuế đánh vào HHDV khi diễn ra hoạt động mua, bán, trao đổi trong nền kinh tế. Những dạng thức của sắc thuế trong nhóm như là thuế TTĐB, thuế GTGT,...

- Thuế tài sản: những sắc thuế này sẽ phát sinh khi có hình thành nên giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản hoặc cho, biếu, tặng hoặc là nhận thừa kế hay là mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng BĐS hoặc là động sản từ chủ thể này sang cho chủ thể khác.

Dựa trên đối tượng tác động cũng như phạm vi mà sắc thuế đó điều chỉnh thì thuế có thể phần thành hai nhóm như sau:

- Thuế tổng hợp: bao gồm những sắc thuế mà đánh vào toàn bộ thành phần cơ sở của thuế mà không có trường hợp nào được miễn giảm hay được miễn, giám thuế. Toàn bộ giá trị tài sản, các nghiệp vụ phát sinh hay toàn bộ thu nhập của người nộp thuế sẽ bị đánh thuế một lần duy nhất.

- Thuế có lựa chọn hay thuế có phân tích: là những sắc thuế chỉ đánh trên

một số các yếu tố nhất định của một tài sản tài chính nào đó hay một nghiệp vụ

độc lập hoặc một loại thu nhập. Một sức thuế mang tính chất điển hình của nhóm

thuế có lựa chọn hay thuế có phân tích đó chính là thuế TNCN. d. Theo đặc trưng của biểu thuế.

- Thuế đánh theo tỷ lệ %: là những sắc thuế được tính toán dựa trên một tỷ

lệ hoặc phần trăm được quy định sẵn, hay cũng có thể sử dụng đơn vị lần để tính

toán số thuế phải nộp. Với những ưu điểm như dễ tính toán và dễ quản lý thì đây

là phương pháp được áp dụng rộng rãi. Trong đó, có 3 loại tỷ lệ như sau:

* Thuế lũy tiến: khi áp dụng cách tính này có nghĩa là khi cơ sở tính

thuế có

quy mô càng lớn thì tỷ lệ áp dụng sẽ càng cao. Có hai hình thức đó là thuế lũy tiến

từng phần và thuế lũy tiến toàn phần. Cụ thể, với mức thuế lũy tiến từng phần thì

tỷ lệ đánh thuế cao hơn chỉ áp dụng đối với phần tăng thêm trong cơ sở tính thuế.

Ngược lại, thuế lũy tiến toàn phần thì tỷ lệ thuế cao hơn sẽ được áp dụng cho toàn

bộ khối lượng cơ sở tính thuế bao gồm cả mức thấp hơn trước đấy.

* Thuế lũy thoái: Trái ngược với thuế lũy tiến thì khi cơ sở tính thuế càng lớn thì tỷ lệ áp dụng để tính thuế sẽ càng thấp. Cũng giống như thuế lũy tiến thì nhóm lũy thoái cũng bao gồm có hai loại đó chính là thúy lũy thoái từng phần và thuế lũy thoái toàn phần.Phương thức tính thuế này được áp dụng cho những lĩnh vực hoặc nhóm ngành được ưu tiên, khuyến khích phát triển và những chủ này nộp thuế nhiều.

* Thuế tỷ lệ cố định: với nhóm này thì các những người nộp thuế chỉ áp dụng một lượng thuế suất nhất định mà không tính toán đến mức độ lớn nhỏ của cơ sở tính thuế đó. Cách tính thuế này thường chỉ áp dụng với những chủ thể kinh doanh với mục đích là để dễ tính toán, hạch toán và theo dõi trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Thuế đánh trên mức tuyệt đối: Đây không phải là hình thức tính thuế được áp dụng phổ biến trong thục tiễn và khi áp dụng cách tính này thì thuế sẽ được một lượng cố định cho từng quy mô của cơ sở tính thuế của NNT mà không cần phải tính toán.

1.1.2.2. Một số sắc thuế liên quan đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Hầu hết các sắc thuế hiện hành trong hệ thống thuế ở Việt Nam đều tác động đến khu vực kinh tế NQD. Hệ thống thuế hiện hành gồm có các sắc thuế sau: Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế xuất - nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế TTĐB, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế bảo vệ môi trường. Mỗi sắc thuế có chức năng, tác dụng và đối tượng nộp thuế khác nhau, nhằm bao quát mọi nguồn thu và đảm bảo công bằng về thuế. Ngoài các sắc thuế trên còn có phí và lệ phí.

a. Thuế môn bài.

Thuế môn bài là loại thuế trực thu, có tác dụng kiểm kê, kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh, xác định quy mô sản xuất, kinh doanh của NNT.

Thuế môn bài áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân thực tế có kinh doanh. Thuế môn bài thu mỗi năm một lần chủ yếu vào đầu năm. NNT hoạt động SXKD từ đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm. Trường hợp người nộp thuế bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 7 thì phải đóng 50% mức thuế môn bài của năm

Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình SXKD nhung chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn, tổng số thuế thu đuợc của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho nguời tiêu dùng cuối cùng.

Thuế GTGT còn có đặc điểm là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối tuợng nộp thuế GTGT là nguời bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, nguời chịu thuế là nguời tiêu dùng cuối cùng.

Ngoài ra, thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào HHDV chịu thuế GTGT, nguời tiêu dùng HHDV là nguời phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế nhu nhau. Nhu vậy, nếu so sánh tỷ lệ giữa số thuế phải trả với thu nhập thì nguời có thu nhập cao hơn tỷ lệ này sẽ thấp hơn và nguợc lại.

c. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở SXKD trong kỳ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở SXKD đều là đối tuợng điều chỉnh của thuế TNDN. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế của NNT.

+ Đặc điểm của thuế TNDN:

- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này

đuợc biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tuợng nộp thuế và đối tuợng chịu thuế. - Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

d. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế TTĐB là thuế đánh vào một số HHDV, nhằm điều tiết, huớng dẫn sản xuất, tiêu dùng của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Nhìn chung, các HHDV chịu thuế TTĐB thuờng có các tính chất sau: Một số HHDV có giá

bán cao; cầu của những hàng hoá này thường kém co giãn so với giá cả; hàng hoá có thể có hại cho sức khoẻ, làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

+ Đặc điểm của thuế TTĐB:

- Thuế TTĐB có tính chất gián thu. Tính chất gián thu của loại thuế này thể hiện: Thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng HHDV chịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả của HHDV mà người đó tiêu dùng.

- Thuế TTĐB là thuế tiêu dùng, nhưng khác với thuế TNDN và thuế GTGT, thuế TTĐB có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết.

- Thuế TTĐB thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, thông qua đó nhằm điều tiết một phần thu nhập của những người tiêu dùng các HHDV này.

- Thuế TTĐB chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu, cung ứng HHDV. Khi HHDV này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế TTĐB.

e. Thuế xuất - nhập khẩu.

Thuế xuất - nhập khẩu là loại thuế gián thu, có vai trò và vị trí quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu vật tư hàng tiêu dùng thiết yếu để phát triển sản xuất. Thuế xuất - nhập khẩu còn góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

f. Thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên là loại thuế được áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên để thực hiện sự quản lý nhằm đảm bảo quyền sở hữu của Nhà nước đối với nguồn tài nguyên quốc gia và sử dụng nó có hiệu quả, tránh ô nhiễm và bảo vệ môi

trường, đồng thời điều tiết một phần thu nhập của những khu vực có lợi thế tự nhiên.

1.2. QUẢN LÝ THU THUẾ KHU Vực NGOÀI QUỐC DOANH. 1.2.1. Khái niệm khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Khu vực kinh tế NQD là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý. Kinh tế ngoài quốc doanh là loại hình kinh tế khá phong phú, bao gồm mọi loại hình kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã , công ty TNHH, công ty Cổ phần. hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Với lĩnh vực tham gia rộng rãi như vậy, kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo một phần không nhỏ GDP, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, thu hút lao động xã hội, tận dụng, khai thác tiềm năng của đất nước.

Theo hình thức sở hữu tài sản thì khu vực kinh tế được chia thanh hai nhom đó là khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như cơ chế mở cửa trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì số lượng các đơn vị thuộc khu vực ngoài quốc doanh rất lớn. Một số những chủ thể trực thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như sau: Doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh,....hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã,. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như là nguồn tài liệu còn nhiều hạn chế nên luận văn chỉ tập trung vào một số các chủ thể chủ yếu của khu vực NQD như công ty TNHH, công ty cổ phần, DNTN, DNTN và hộ kinh doanh.

1.2.2. Đặc điểm của quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh.

Quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD có một số đặc điểm khác với quản lý thu thuế nói chung. Đặc điểm lớn nhất của quản lý thu thuế khu vực

kinh tế này trước hết và quan trọng nhất là gắn với đặc điểm của đối tượng nộp thuế. Những đặc điểm đó thể hiện trên các mặt sau:

Quản lý hoạt động thu thuế với những chủ thể NQD có một số đặc điểm khác với quản lý thu thuế nói chung. Đặc điểm lớn nhất của quản lý thu thuế với

nhóm NNT thuộc NQD này trước hết và quan trọng nhất là gắn với đặc điểm của đối tượng nộp thuế. Những đặc điểm đó thể hiện trên các mặt sau:

Một là, về tính sở hữu. Điều này chính là khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa các thành phần kinh tế khu vực NQD với nhà nước và những doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Đối với nhóm doanh nghiệp NQD thì toàn bộ nguồn vốn, tài sản, lợi nhuận đều là của cá nhân. Do đó, người đứng đầu của những đơn vị sản xuất kinh này có thể toàn quyền quyết định với việc sử dụng tài sản cũng như phân chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành toàn bộ những nghĩa vụ với Nhà nước cho nên họ bắt buộc phải chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, gắn với lợi ích trực tiếp của chủ sở hữu tư nhân nên những người này sẽ sử dụng rất nhiều các cách khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận của bản thân và việc gian lận hay trốn thuế cũng là có thể .

Tiếp theo, số cơ sở SXKD nhiều và đa dạng. Số lượng các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực NQD rất lớn, hoạt động SXKD hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thương mại, xuất nhập khẩu, chế biến, khai khoáng, xây dựng,... hay như các hoạt động về công nghiệp nặng, dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng và địa bản hoạt động thì vô cùng rộng lớn có thể trên phạm vi cả nước. Điều đó cho thấy tính chất phức tạp của quản lý thu thuế khu vực kinh tế này.

Một phần của tài liệu 1384 quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh thủy tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28)