Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD thì những kinh nghiệm sau đây của các địa phương Chi cục thuế huyện Thanh Thủy cần nghiên cứu, học hỏi và áp dụng cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của huyện.
Thứ nhất, cải cách thuế nói chung và với đối tượng doanh nghiệp NQD đó
là phải đi theo xu hướng nâng cao tính tự giác và độ tuân thủ của NNT. Để thực
hiện được xu hướng cải cách này cần tăng cường hoạt động tuyên truyền hỗ trợ
NNT, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế đối với những NNT. Những nghiệp vụ này cần được quan tâm và ưu tiên đầu tư, phát triển của CQT và hình thức để thực hiện cũng phải được đa dạng hóa với nhiều hình thức để phù hợp với những đối tượng khác nhau. Ngoài ra, cơ
quan cũng cần quan tâm hoàn thiện quy trình thanh tra và nâng cao hiệu quả của
các chế tài xử phạt khi các đối tượng vi phạm những quy tắc về thuế để tăng mức độ răn đe nhằm hạn chế tối đa những sai phạm này.
Thứ 2, ngoài việc tăng tính tự giác của những NNT thì CQT cần đặc biệt quan tâm và chú trọng quản lý sâu sát hơn nữa đến những đối tượng nộp thuế mà lượng thuế phải nộp lớn (là doanh những doanh nghiệp NQD mà có
lượng vốn lớn, doanh thu cao và số thuế phải nộp hàng năm lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thuế thu được hàng năm của CQT...). Bằng cách thành lập ban quản lý thuế của những doanh nghiệp lớn Điều này sẽ tạo hình ảnh để những đối tượng nộp thuế có quy mô nhỏ hơn nhìn nhận và hoàn thiện hơn nữa việc nộp thuế của mình.
Thứ 3, chú trọng hơn nữa đến việc kê khai thuế qua hình thức nộp thuế điện tử. Việc sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến và hiện đại như thuế điện tử có rất nhiều ưu điển trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thu thuế trong đó có cả những doanh nghiệp NQD. Việc áp dụng triệt để tiến bộ khoa học sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phíc cũng như thuận tiện cho NNT.
TÓM TĂT CHƯƠNG 1
Chương đầu tiên của luận văn đã trình bày một số trong cơ sở lý luận về thuế cũng như hoạt động quản lý thu thuế đối với những chủ thể thuộc khu vực kinh tế NQD. Một số những thông tin nhằm đưa ra cái nhìn chung nhất về quản lý thu thuế khu vực NQD, các nhân tố có ảnh hưởng tới hoạt động này. Bên cạnh đó là vai trò của việc phải nâng cao chất lượng quản lý thu thuế đối với khu vực NQD. Dựa trên những thông tin này thì có thể thấy được rằng quản lý thu thuế với khu vực NQD quan trọng ra sao đối với việc tăng chất lượng nguồn thu của NSNN và thực hiện vai trò quản lý vỹ mô nền kinh tế của Nhà nước. Như vậy, nhu cầu cần phải gia tăng vai trò quản lý một cách toàn diện với việc thu thuế của những doanh nghiệp NQD là rất cấp thiết.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ KHU Vực KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY,
TỈNH PHÚ THỌ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH THỦY TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VựC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Được tái lập từ ngày 01/09/1999, Thanh Thuỷ gồm 15 đơn vị hành chính, là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 50km; giáp thủ đô Hà Nội mở rộng, cách thị xã Hoà Bình 20km; Về địa giới hành chính, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp sông Đà và huyện Ba Vì (Hà Nội).
Huyện Thanh Thuỷ nằm dọc theo bờ tả sông Đà với tổng chiều dài là 32,5km; Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 12.510,42 ha. Tuy là một huyện miền núi, song Thanh Thuỷ có vị trí rất thuận lợi về giao thông ( cả về đường bộ lẫn đường thuỷ) mở ra khả năng giao lưu văn hoá, kinh tế với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây kinh tế huyện Thanh Thủy đã có bước phát triển nhanh và toàn diện. Xác định sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, chính vì vậy chính quyền địa phương luôn quan tâm tập trung huy động nguồn lực để đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường; cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp
tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Sự phát triển ngành nông nghiệp trong những năm gần đây đã tạo ra sự ổn định kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống dân cư, tạo bước phát triển mới của nền kinh tế địa phương.
Bằng cơ chế chính sách thông thoáng, những năm qua huyện đã tập trung cho khai thác nội lực làm tiền đề để thu hút ngoại lực. Nhờ có chiến lược phát triển hợp lý, huyện chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất, với chính sách ưu đãi đất đai, đào tạo lao động, cải cách hành chính và đảm
bảo an ninh để thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào một số ngành chính như: dệt may, giày da xuất khẩu; khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến chè, nông sản, thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng,...
Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện để các thành phần kinh
tế cùng tồn tại, phát triển, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật. Các
loại hình tổ nhóm, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiếp tục được củng
cố. Phương thức quản lý, điều hành được đổi mới. Phát triển một số mô hình sản
xuất mới như: Hợp tác xã sản xuất thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, các tổ nhóm sản xuất, kinh doanh dịch vụ liên gia,... 15 xã, thị trấn đều có hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp tác xã dịch vụ thủy lợi. Toàn huyện có trên 300 doanh nghiệp tư
nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và trên 4.500 hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, hoạt động tích cực. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng được mở rộng và phát triển.
Nguồn vốn tín dụng huy động hàng năm đều tăng, đạt 370 tỷ đồng, tăng 227 tỷ đồng, tốc độ tăng 158,7% (tính từ năm 2018 đến 2018). Tỷ lệ nợ xấu trong giới
cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tuợng chính sách đuợc vay vốn.
Xét một cách khái quát tình hình chính trị - xã hội và kinh tế huyện Thanh Thủy đang có buớc chuyển mình khá tích cực. Thời gian vừa qua cùng với sự chỉ đạo của Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nuớc với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp, đổi mới hoạt đông kinh tế nông thôn và đạt đuợc nhiều những kết quả trên nhiều mảng hoạt động: kinh tế có tốc độ tăng truởng tuơng đối ổn định (tốc độ tăng truởng bình quân đạt 8,3%/năm; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bình quân tăng truởng ở mức
5,8%/năm; ngành công nghiệp và xây dựng có mức độ tăng bình quân là 19,9%/năm; cũng lúc đó ngành dịch vụ là 7,6%/năm.; cơ cấu nền kinh tế năm 2018: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 39,5%; công nghiệp - xây dựng: 17%;
dịch vụ:
43,5%; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng đuợc
cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây chính là những yếu tố thiết yếu có ảnh huởng một cách trực tiếp, tích cực đến hoạt động quản lý
thuế nói chung và thuế NQD nói riêng trên địa bàn huyện.
Đảng ta chủ truơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị truờng có sự quản lý của Nhà nuớc theo định huớng XHCN. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng truớc pháp luật, cạnh tranh lành mạnh để tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó, tăng cuờng tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nuớc. Thành phần kinh tế nhà nuớc giữ vai trò chủ đạo, là lực luợng vật chất quan trọng để Nhà nuớc định huớng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Thanh Thủy những năm qua không có doanh nghiệp nhà nuớc hoạt động SXKD; HTX quốc doanh có duy trì hoạt động, nhung do
thiếu năng động, sức cạnh tranh kém nên hiệu quả không cao. Vì vậy, giá trị sản xuất trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của huyện chủ yếu là từ các thành phần kinh tế khu vực NQD.
Những năm gần đây, khu vực kinh tế NQD phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số luợng, năng lực và hiệu quả hoạt động, góp phần khai thác tiềm năng về lao động, vốn, đất đai... phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nuớc. Các doanh nghiệp NQD phát triển nhanh cả về số luợng cũng nhu quy mô doanh nghiệp. Năm 2014 mới chỉ có 202 doanh nghiệp, đến hết năm 2018 đã có 345 doanh nghiệp NQD. Ngoài ra, trên địa bàn toàn huyện có hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể.
Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp NQD ở huyện Thanh Thủy quy
mô còn nhỏ lẻ, máy móc sản xuất lạc hậu, thiếu vốn đầu tu; phần lớn là các doanh nghiệp ngành thuơng nghiệp, dịch vụ, các doanh nghiệp thuộc ngành sản
xuất còn ít, chủ yếu hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, sản phẩm dùng
để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu chua nhiều, chua có sản phẩm mũi nhọn
để chiếm lĩnh thị truờng trong tỉnh và cạnh tranh trong nuớc.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ KHU Vực KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ.
2.2.1. Khái quát tình hình thực hiện quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Thủy.
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế huyện Thanh Thủy.
Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ đang thực hiện theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2014 của Tổng cục thuế. Hiện nay Chi cục thuế huyện Thanh Thủy gồm có 06 đội thuế:
- Đội Tuyên truyền - Nghiệp vụ - Kế toán thuế.
Bậc thuế Thu nhập tháng Mức thuế cả năm Bậc 1 Trên 1.500.000 1.000.000 Bậc 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.00 0 Bậc 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.00 0 Bậc 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.00 0 Bậc 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.00 0 Bậc 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ân chỉ. - Đội Trước bạ và Thu khác.
- Đội thuế liên xã Thị trấn Thanh Thủy. - Đội thuế liên xã Hoàng Xá.
Bộ phận lãnh đạo của Chi cục thuế bao gồm có 01 Chi cục trưởng có trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của Chi cục trước Cục thuế tỉnh Phú Thọ cũng như Tổng cục thuế và trước pháp luật. Ngoài ra, còn có 02 chi cục Phó có nhiệm vụ giúp cho Chi cục trưởng hoàn thành các nhiệm vụ của toàn Chi cục cũng như trực tiếp chỉ đạo và quản lý hoạt động của các đội thuế.
Việc tổ chức phân công công tác đối với cán bộ, công chức của Chi cục căn cứ vào năng lực, sở trường của từng cán bộ. Số lượng cán bộ, công chức được sắp xếp, bố trí ở các Đội thuế phù hợp với khối lượng công việc của từng Đội và phát huy hết khả năng làm việc của mỗi cán bộ, công chức, góp phần hoàn thành và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế.
Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn cán bộ tại Chi cục thuế huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ
■ Đại học và trên đại học ■Trung cấp
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Thủy)
Tính đến năm 2018, số lượng cán bộ đang công tác tại Chi cục thuế huyện Thanh Thủy là 35 người trong đó số lượng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học là 25 người chiếm 71,4%, còn lại có 10 cán bộ với trình độ trung cấp chiếm 28,6%. Với đội ngũ cán bộ năm trong ban lãnh đạo của Chi cục thì 100% có trình độ đại họa và trên đại học. Từ những phân tích này có thể thấy được trình độ chuyên môn của những cán bộ công tác tại Chi cục thuế huyện Thanh Thủy cũng đã và đang được cải thiện rõ ràng.
Qua những số liệu và phân tích về tổ chức của Chi cục thuế huyện Thanh Thủy có thể thấy cơ cấu tổ chức của đơn vị cũng tương đối hợp lý với đặc điểm và tình hình của đơn vị.
2.2.1.2. Một số sắc thuế khu vực ngoài quốc doanh quản lý tại địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Theo quy định trước năm 2017, thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể
có 06 bậc tương ứng với thu nhập bình quân hàng tháng như bảng 2.1 sau đây: Bảng 2.1: Mức thuế môn bài áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể trước
năm 2017.
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng 2.000.00 0 Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng 1.500.00 0 Bậc 4 Dưới 2 tỷ đồng 1.000.00 0
Mức doanh thu Mức tiền lệ phí môn bài phải nộp
Trên 500 triệu đồng/ năm 1.000.000 đồng/năm Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Trên 100 đến 300 triệu/năm 300.000 đồng/năm
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)
Đối với các doanh nghiệp, thuế môn bài tính theo mức vốn đăng ký kinh doanh với 04 bậc như bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Mức thuế môn bài áp dụng đối với doanh nghiệp trước năm 2017.
Đơn vị: Việt Nam đồng
(Nguồn: Chi cục thuê huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)
Sau thời điểm năm 2017, thuế môn bài được chuyển đổi sang hình thức thu lệ phí với tên gọi mới đó là lệ phí môn bài. Theo quy định hiện hành tại điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ/CP và thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ như sau:
Bảng 2.3: Mức lệ phí môn bài áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể sau
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm Chi nhánh văn phòng đại diên, địa điểm kinh
doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác
1.000.000 đồng/năm
(Nguồn: Chi cục thuê huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)
Bảng 2.4: Mức lệ phí môn bài áp dụng đối với doanh nghiệp sau năm 2017
thuế GTGT đó là 0%,5% và 10%.
Trong đó, mức thuế suất ưu đãi 0% áp dụng với những hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế. Một số những dịch vụ có thể là ngoại thương nhưng lại không nhận được ưu đãi là thuế suất này là chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến.
Mức thuế suất ưu đãi 5% được áp dụng cho nhóm gồm 15 nhóm hàng hóa,
dịch vụ có những đặc điểm thiết yếu và cơ bản theo quan điểm của Nhà nước cần
được khuyến khích và kích thích phát triển như nước sạch cho sinh hoạt, máy móc
thiệt bị nông nghiệp, thiết bị dụng cụ y tế, thuốc phòng, chữa bệnh...