Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế với khu vực ngoà

Một phần của tài liệu 1384 quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh thủy tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 109)

ngoài quốc doanh

Cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng, là khâu đột phá và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thuế đã và đang triển khai Chiến luợc

cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 với những định hướng quan trọng, giải pháp đồng bộ với trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế của KVKTNQD thông qua các chương trình hiện đại hóa và thuế điện tử. Do đó, Chi cục cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế với những nội dung sau:

Tăng cường việc đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản hành chính với KVNQD. Đồng thời, công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ tại Chi cục được thực hiện theo đúng quy trình ISO 9001-2008. Tích cực tham gia các ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật nhằm góp phần ngày càng hoàn thiện chính sách thuế với khu vực này.

Niêm yết đầy đủ và công khai các thủ tục hành chính thuế tại trụ sở CQT để tạo điều kiện thuận lợi cho KVKTNQD tìm hiểu về các thủ tục hành chính khi đến làm việc tại CQT; tăng cường và nâng cao chất lượng những sáng kiến trong giải quyết các thủ tục hành chính thuế để đơn giản hoá các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế KVNQD.

- Tiếp tục triển khai mở rộng dự án kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử thông qua các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng góp phần giảm thời gian nộp thuế của KVKTNQD.

3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thu thuế bộ phận phụ trách khu vực ngoài quốc doanh

Đây là một trong những nội dung có vai trò hết sức quan trọng, nằm trong chiến lược cải cách, hiện đại hóa ngành thuế ở nước ta. Ngành thuế nước ta đang trong giai đoạn thực hiện chiến lược cải cách hướng tới một mô hình thuế hiện đại, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế. Quản lý thuế theo mô hình thuế điện tử đã được ngành thuế xác định là một trong những điểm cốt yếu nhất trong việc thực hiện chiến lược cải cách của ngành. Mô

hình này không chỉ bao gồm việc xây dựng các dịch vụ điện tử cung cấp cho KVKTNQD mà còn là xây dựng các quy trình quản lý thuế trên cơ sở hiện đại hoá nhằm giảm bớt các thao tác thủ công, giảm lượng giao dịch giấy tờ, tự động hoá các khâu xử lý thông tin theo dõi nghĩa vụ thuế, nộp thuế như khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử,...

Cho đến nay, ngành thuế đã xây dựng được một nền tảng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ và quy mô toàn ngành cùng với một nguồn nhân lực quản trị mạng từ trung ương đến địa phương và kỹ năng làm việc trên mạng máy tính của đội ngũ cán bộ thuế phụ trách khu vực NQD đang được nâng lên. Tuy nhiên để thực hiện tốt chiến lược cải cách này còn rất nhiều việc phải làm. Việc thực hiện chiến lược cải cách thuế NQD có sự gắn kết chặt chẽ với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phụ trách KVNQD. Do đó, Chi cục thuế huyện Thanh Thủy cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tin học cho cán bộ, công chức chuyên trách KVNQD để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về kỹ năng làm việc khi các ứng dụng quản lý thuế ngày càng được nâng cấp. Đồng thời, Chi cục nên phân công cán bộ quản trị mạng chuyên trách về máy tính và các phần mềm ứng dụng trong quản lý thuế NQD, nhằm hỗ trợ cài đặt và xử lý các sự cố liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, Chi cục cần phải thiết lập hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận, giải đáp, hướng dẫn các vướng mắc về chính sách thuế cũng như hỗ trợ về các dịch vụ ứng dụng kê khai, nộp thuế của ngành thuế cho KVKTNQD. Phân công cho bộ phận một cửa chuyên trách, công khai rộng rãi tới KVKTNQD về số điện thoại và địa chỉ email đường dây nóng của Chi cục, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, đội thuế để giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của KVKTNQD trong việc chấp hành chính sách thuế, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của KVKTNQD trên địa bàn quản lý.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Qua quá trình triển khai thực hiện đến nay, Luật thuế đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước và đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành Luật, cụ thể như sau:

- Luật thuế góp phần thúc đẩy SXKD phát triển, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thuế bảo đảm nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN, bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng

- Luật thuế đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, minh bạch các hoạt động kinh tế, chống gian lận, thúc đẩy hạch toán kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ, nâng cao năng lực quản trị của các DN.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trong quá trình triển khai thực hiện, Luật thuế cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể như sau:

- Về đối tượng không chịu thuế: Cần quy định cụ thể các tiêu thức để xác định đối tượng không chịu thuế đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như: Dịch vụ cấp tín dụng, dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh...

- Về giá tính thuế: Bổ sung quy định cụ thể về giá tính thuế đối với hàng hoá đã chịu thuế bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ với Luật thuế bảo vệ môi trường

- Về thuế suất: Cần quy định cụ thể về nguyên tắc xác định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%, đặc biệt là đối với dịch vụ xuất khẩu trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

- về ngưỡng đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Hiện nay, Luật thuế đang áp dụng ngưỡng đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ là 01 tỷ đồng (tính theo tổng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ của năm trước liền kề). Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà nước cần sửa đổi và tăng ngưỡng đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ so với hiện nay nhằm ngăn chặn trường hợp một số DN, HTX có quy mô nhỏ và siêu nhỏ lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc đăng ký kinh doanh để thành lập DN chỉ nhằm mua, bán hoá đơn GTGT; sử dụng hoá đơn, chứng từ khống để khấu trừ, hoàn thuế làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây thất thu cho NSNN.

- Về phương pháp tính thuế: Cùng với việc áp dụng ngưỡng đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, cần thiết đơn giản hoá cách tính thuế đối với NNT có doanh thu dưới ngưỡng.

- Về khấu trừ, hoàn thuế: Cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung về điều kiện kê khai khấu trừ, hoàn thuế nhằm đảm bảo đồng bộ với Luật quản lý thuế mới sửa đổi, bổ sung và phù hợp với thực tế nền kinh tế nước ta hiện nay.

3.3.2. Đối với Chi cục thuế huyện Thanh Thủy

Chi cục thuế huyện Thanh Thủy cần tiếp tục rà soát và kiện toàn công tác tổ chức cán bộ và sắp xếp lại hệ thống các đội thuế thuộc văn phòng Chi cục trên nguyên tắc tinh giảm và gọn đầu mối, nhưng vẫn bao quát hết nội dung công việc theo yêu cầu của nhiệm vụ quản lý thuế và các khoản thu cho ngân sách trên địa bàn.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thuế, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Quan tâm tổ chức đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế cho tất cả cán bộ, công chức thuế đặc biệt là các công chức thuộc các bộ phận quản lý theo chức năng, công chức làm công tác kiểm tra thuế. Đào tạo kiến thức về kế toán DN, đào tạo văn hoá ứng xử, kỹ năng giao tiếp và đạo đức nghề nghiệp theo quy định của ngành.

Tiếp tục thực hiện điều động, luân chuyển công tác đối với cán bộ, công chức trong Chi cục, đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là kiểm tra việc chấp hành tuân thủ pháp luật thuế của công chức thuế. Kiểm tra giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho đơn vị thuộc KVKTNQD.

Ngoài ra, Chi cục cần tăng cuờng hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng trên địa bàn để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với các DN trên địa bàn nói riêng.

3.3.3. Đối với các KVKTNQD trên địa bàn

Các DN, HTX trên địa bàn cần chú trọng việc xây dựng cho đơn vị mình bộ máy quản lý hiệu quả. Tuyển dụng đội ngũ nhân viên có trình độ và năng lực làm việc, đặc biệt là đội ngũ nhân viên kế toán để tham muu cho chủ DN nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thuế nói chung và chính sách thuế nói riêng và để cùng với cơ quan thuế thực hiện phuơng châm cơ quan thuế và NNT là bạn đồng hành, cùng đạt đuợc mục tiêu phát triển bền vững.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chuơng 3, những thông tin đuợc đề cập đến gồm có nhu là phuơng huớng đổi mới chính sách thu thuế, đuờng đối của Đảng và nhà nuớc nhằm phát triển kinh tế của huyện Thanh Tliiiy,... Hơn nữa, trên cơ sở những thông tin đánh giá những kết quả đạt đuợc và hạn chế trong công tác quản lý thu thuế với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tác giả đua ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao chất luợng công tác quản lý thu thuế với các đơn vị ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, một số kiến nghị đuợc đề cập với các cấp quản lý, Chi cục thuế huyện Thanh Thủy cũng nhu các đơn vị thuộc KVKTNQD nhằm thực hiện tốt nhất những giải pháp nêu trên.

KẾT LUẬN

Thuế có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của ngân sách, vừa là công cụ của Nhà nuớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để thực hiện tốt vai trò của thuế, cần thiết phải chú trọng đến quản lý thu thuế.

Với việc thực hiện đuờng lối đổi mới của Đảng ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần, khu vực kinh tế NQD trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phát triển mạnh, đã có đóng góp nhất định cho ngân sách của huyện. Việc quản lý thu thuế đối với khu vực này đã có sự đổi mới căn bản từ tổ chức bộ máy; triển khai thực hiện pháp luật, chính sách; đổi mới quy trình, thủ tục thu thuế; áp dụng các biện pháp hành thu có hiệu quả cao. Nhờ đó đã huy động đuợc nguồn lực từ khu vực kinh tế này vào NSNN một cách phù hợp và hiệu quả, số thu tăng lên nhung vẫn bảo đảm nuôi duỡng đuợc nguồn thu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đuợc, hiện vẫn còn không ít hạn chế trong quản lý thu thuế NQD trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ cơ cấu tổ chức quản lý, cán bộ, quy trình, thủ tục thu thuế,...

Trong bối cảnh hiện nay, với việc chuyển sang nền kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa trong cả nuớc theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thuế đòi hỏi cần phải đuợc đổi mới. Chính vì vậy, quản lý thu thuế nói chung và đối với khu vực kinh tế NQD nói riêng cũng cần đuợc tiếp tục đổi mới. Để phát huy vai trò của thuế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung quan trọng sau đây:

- Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy cho phù hợp với hệ thống thuế mới và yêu cầu của cải cách nền hành chính quốc gia. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ Chi cục thuế đến các Đội thuế liên xã, thị trấn.

- Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế, chú trọng hơn nữa năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin học.

- Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ KVKTNQD trên địa bàn.

- Đổi mới quy trình, thủ tục bảo đảm vừa đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, vừa bảo đảm thực hiện đúng pháp luật, chính sách chung.

- Tăng cường triển khai các biện pháp đôn đốc thu nộp thuế phù hợp với từng loại hình KVKTNQD.

- Tiếp tục tăng cường đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quản lý thu thuế, đặc biệt là về công nghệ thông tin.

Việc chọn lựa đề tài xuất phát từ những tồn tại cấp thiết trong thực tiễn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và những hiểu biết của bản thân về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và bạn đọc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Begg, Stanley Fischer, Rudinger Dornbusch (1995), Kinh tế học,

Truờng Đại học Kinh tế quốc dân và NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Cal Newport (2016), Economics, Nhà xuất bản Hachette, Mỹ

3. PGS, TS. Nguyễn Thị Liên (2011), Giáo trình thuế, Học viện Tài chính và NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Chi cục thuế huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (2013), Kết quả thu ngân sách 2014-2018.

5. Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ (2014), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ lần thứ XXIV (2011 - 2015).

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Học viên Tài chính, Giáo trình Quản lý thuế (2014), NXB Tài chính, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Đào (2017), Thực trạng và giải pháp tăng cuờng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

9. Trần Thị Mỹ Linh (2014), Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tuợng nộp thuế tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trung, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

10. Trần Phuơng Thanh (2013), Hoàn thiện quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại cục thuế Hà Nội , Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

11. Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam khóa XI (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

12. Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam khóa XIII (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH11 ngày 20/11/2012.

13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII (2008), Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII (2013), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013.

15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII (2008), Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII (2013), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13

Một phần của tài liệu 1384 quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh thủy tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 109)