Cũng giống nhu các huyện khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nguồn thu về thuế cho NSNN của huyện Thanh Thủy chủ yếu từ khu vực kinh tế NQD. Từ các tài liệu và báo cáo đánh giá về công tác quản lý thu thuế N732/QĐ- TTg QD trên địa bàn huyện Thanh Sơn và huyện Tam Nông, kinh nghiệm quản lý thu thuế những chủ thể thuộc nhóm NQD đuợc khái quát gồm:
Hoạt động tuyên truyền và phổ biến về luật thuế phải đuợc thực hiện thuờng xuyên và rộng rãi đến NNT. Thông qua các hình thức tuyên truyền nhu: Tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn phổ biến về các quy định mới trong chính sách thuế, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc kê khai, nộp thuế cho NNT, gửi tài liệu tuyên truyền cho NNT qua hòm thu điện tử, đăng phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh trong toàn huyện để cho nguời dân nói chung và NNT nói riêng nắm bắt và chấp hành tuân thủ pháp luật thuế. Ngoài ra, bộ phận tuyên truyền của Chi cục thuế phải thuờng xuyên cập nhật, nắm bắt các chính sách sửa đổi, bổ sung cũng nhu các phần mềm ứng dụng quản lý của ngành để kịp thời huớng dẫn, hỗ trợ cho NNT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Đối với quản lý kê khai thuế: Hàng tháng, bộ phận kê khai căn cứ nghĩa vụ kê khai của NNT thực hiện thống kê, lập danh sách các doanh nghiệp không chấp hành nộp HSKT và chậm nộp HSKT để yêu cầu giải trình và xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Từ đó, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT, đồng thời có thể sớm ngăn chặn đuợc các truờng hợp NNT bán HHDV, xuất hóa đơn nhung không kê khai hoặc chậm nộp HSKT để trốn thuế. Bên cạnh đó, các đội thuế liên xã thuờng xuyên rà soát tình hình kinh doanh thực tế của các hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý; báo cáo Chi cục thực hiện duyệt bộ hàng tháng để đua vào quản lý đối với các hộ mới ra kinh doanh hoặc đua ra khỏi sổ bộ đối với các hộ nghỉ, bỏ kinh doanh; giải quyết thủ tục miễn, giảm theo đúng chế độ đối với các hộ thực tế tạm nghỉ kinh doanh, đảm bảo công bằng và minh bạch.
Đối với công tác kiểm tra thuế: Tăng cuờng công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT. Thông qua việc kiểm tra hồ sơ của NNT có thể sớm phát hiện các truờng hợp kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế đuợc khấu trừ ( đối với thuế GTGT) hoặc kê khai sai thuế suất đối với thuế
TNDN và thuế Tài nguyên. Tuy nhiên, đến nay chính sách thuế đã có nhiều thay đổi, cải cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian nộp thuế cho NNT nhu khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, NNT chỉ nộp tờ khai thuế GTGT, không phải nộp bảng kê kèm theo,... Nếu chỉ kiểm tra HSKT của NNT thì khó phát hiện ra những sai sót, vi phạm. Do đó, cần đẩy mạnh việc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất. Vì kiểm tra tại trụ sở NNT là hình thức kiểm tra toàn diện, CQT đuợc phép kiểm tra toàn bộ hồ sơ, sổ sách, chứng từ của NNT. Từ đó, mới phát hiện đuợc các sai phạm trong quá trình kê khai, sử dụng hóa đơn, hạch toán kế toán của NNT để có các biện pháp ngăn chặn, truy thu, xử phạt và nộp vào NSNN.
Đối với công tác quản lý nợ thuế: Thuờng xuyên, tích cực tham muu với Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các chính quyền địa phuơng, các ban ngành trên địa bàn cùng vào cuộc phối hợp với CQT trong việc đôn đốc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn tồn nợ thuế. Bên cạnh đó, hàng tháng Chi cục thuế chủ động rà soát danh sách các đơn vị nợ thuế để ban hành thông báo nợ thuế và yêu cầu NNT nộp tiền thuế nợ và tiền chậm nộp vào NSNN. Thực hiện đầy đủ các thủ tục cuỡng chế nợ thuế theo quy định và chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra, cuỡng chế thu hồi tiền thuế của các đơn vị tồn nợ thuế kéo dài, chây ỳ, phát tán tài sản.
Hoạt động bồi duỡng củng cóp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cơ quan là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Vì cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt mới có đủ năng lực quản lý NNT. Với sự phát triển của nền kinh tế thị truờng về công nghệ thông tin nhu hiện nay, xuất hiện nhiều phuơng thức hoạt động kinh doanh mới, hiện đại hơn đồng nghĩa với các hành vi vi phạm, gian lận pháp luật thuế ngày càng tinh vi và khó kiểm soát hơn. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục phải đuợc bồi duỡng kiến thức về quản lý nhà
nước, kế toán, kiểm toán và các kỹ năng quản lý thuế khác. Đồng thời, yêu cầu cán bộ, công chức phải luôn chủ động cập nhật các chính sách thuế và quy trình nghiệp vụ thuế mới để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ mới.
Quan tâm chế độ hỗ trợ cho cán bộ thuế liên xã phụ trách quản lý thuế tại các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì đặc điểm các địa phương này số lượng các hộ kinh doanh không nhiều, không tập trung, nằm rải rác trên các khu dân cư, điều kiện đi lại khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của công tác quản lý thuế. Do đó, bên cạnh các khoản tiền lương, phụ cấp theo quy định của ngành, Chi cục cần tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí cho các cán bộ thuế chuyên quản tại các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, giúp cho cán bộ chuyên quản yên tâm công tác, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó còn hạn chế được tình trạng cán bộ thuế không đưa vào bộ quản lý một số hộ kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn thu thuế của hộ, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và uy tín của ngành thuế.
Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD thì những kinh nghiệm trên đây của các địa phương Chi cục thuế huyện Thanh Thủy cần nghiên cứu, học hỏi và áp dụng cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của huyện.