Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-

Một phần của tài liệu 1208 PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội (FILE WORD) (Trang 55 - 67)

2.3.1. Ket quả đạt được

Để đánh giá kết quả CVTD của SHB cần đánh giá trên các phương diện phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Điều này được thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên trong khuân khổ của luận văn này, tác giả chỉ xem xét trên một số tiêu chí Tăng trưởng về quy mô như: Tốc độ tăng trưởng doanh số và dư nợ trong cho vay tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng thu nhập cho vay tiêu dùng; Các tiêu chí phát triển về mở rộng thị phần, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm cho vay; Kiểm soát rủi ro như: tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu của nợ xấu.

Nhận xét chung về kết quả đạt được: Trong giai đoạn từ năm 2014-2018, nền kinh tế đã có đấu hiệu hồi phục và từng bước đi vào ổn định hơn, cùng với sự khởi sắc nhất định về kinh tế, SHB đã không ngừng nỗ lực đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, những kênh phân phối mới phục vụ khách hàng, như:

• Hệ thống máy ATM/POS cung cấp các tiện ích cho khách hàng như thanh toán hoá đơn, thanh toán tiền điện, nước, thanh toán lương tự động, thanh toán tiền điện thoại, chuyển khoản, rút tiền mặt, ...

• Sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp với lãi suất ưu đãi đối với từng hãng xe khác nhau: Toyota, Thaco Trường Hải, Mercedes, Hyundai, Honda, Peugeot... Đồng thời SHB triển khai sản phẩm vay nhanh đối với nhóm khách hàng có đủ các điều kiện chuẩn theo sản phẩm đưa ra, bộ phận Thẩm định và Cấp phê duyệt có thể đưa ra quyết định cho vay dựa trên hồ sơ cán bộ tín dụng cung cấp, khoản vay có thể được giải ngân trong 24h kể từ khi nhận hồ sơ.

• Vay mua nhà trả góp nhiều dự án SHB tài trợ và liên kết: Hanoi AquaCentral, An Binh city, Vingroup, King Palace, D’le Pont D’or, Dự án Thăng Long Victory, Green Pearl, Dự án D’le Roi Soleil”, Dự án 82 Nguyễn Tuân, Dự án 176 Định Công, Tràng An Complex, Felix Homes, UDIC West Lake,T&T Riverview, T&T Victoria, Ecohome Phúc Lợi, Các dự án của Chủ đầu tư Tân Hoàng Minh..., vay thấu chi, thẻ tín dụng đối với các Tổng công ty lớn: Vinaphone, Viettel, Tập đoàn Điện lực Việt Nam...

Điều này góp phần xây dựng nền tảng khách hàng vững chắc, phát triển thị phần của ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng.

Với định hướng là chú trọng bán lẻ trong hệ thống SHB cung cấp các sản phẩm tín dụng có chất lượng tốt đến nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt SHB hướng mạnh vào phát triển cho vay với khách hàng là cá nhân, hoạt động CVTD tại SHB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và gia tăng quy mô về mọi mặt, hiệu quả trong CVTD cũng được tăng lên như đã phân tích ở trên. Năm 2014 CVTD từ con số dư nợ 14.860 tỷ đồng, sang đến năm 2018 đã đạt là 41.724 tỷ đồng, đây là con số khá ấn tượng qua 05 năm thực hiện CVTD tại SHB.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

CVTD mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa tương xứng với tiềm năng của SHB. Trong những năm tới, để CVTD thực sự phát triển nhanh, là một thế mạnh cạnh tranh của SHB, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, quy mô cho vay không cao. Qua các số liệu phân tích ở trên, có thể

nhận thấy tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ của SHB chiếm tỷ lệ khiêm tốn bình quân khoảng 19,23% trong tổng dư nợ năm 2018 mặc dù dư nợ CVTD đã có sự tăng trưởng dần qua từng năm. Và nếu so với mức cầu về sản phẩm dịch vụ CVTD thì còn rất nhiều tiềm năng mà SHB chưa khai thác. Dịch vụ bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng mới được SHB chú trọng trong các năm gần đây, do đó chưa có sự phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh được thị trường bằng các ngân hàng hàng đầu chuyên về bán lẻ như VPBank, Techcombank, MB, Sacombank, TienphongBank.. Các ngân hàng trên đã gia nhập thị trường bán lẻ từ cách đây khá lâu và đã có được một thị phần ổn định. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, mức độ xâm nhập thị trường của SHB trong hoạt động tín dụng cá nhân vẫn có khả năng cao và còn nhiều tiềm năng để phát triển thêm.

năm 2018 đến nay, tuy nhiên mức lãi suất ưu đãi vẫn khá cao so với mặt bằng lãi suất chung của các Ngân hàng cổ phần trên thị trường. Đồng thời, lãi suất huy động đầu vào của SHB cũng luôn thuộc top những ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao, điều này tác động trực tiếp đến lãi suất cho vay. Trong khi đó, các Ngân hàng trên thị trường đều đang thực hiện những chính sách sản phẩm với mức lãi suất rất hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Thứ hai, tỷ trọng lợi nhuận CVTD/tổng lợi nhuận của SHB còn thấp: 24,18%,

điều này cho thấy CVTD chưa chiếm vị trí quan trọng nhất trong hoạt động chung của toàn SHB. Đó là do quy mô CVTD còn thấp, chưa tương xứng với khả năng phát triển của SHB và quy mô đáp ứng một phần nhỏ của thị trường.

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm

chính là cho vay mua xây sửa nhà và cho vay mua ô tô tiêu dùng bình quân chiếm khoảng 80% tổng dư nợ CVTD và cho vay vay tiêu dùng khác bình quân chiếm khoảng 20% tổng dư nợ CVTD. Điều này gây mất cân đối trong cơ cấu CVTD sẽ gây nhiều rủi ro cho Ngân hàng nếu như chỉ tập trung vào vài sản phẩm chính mà không phát triển sản phẩm khác (vì nguyên tắc phòng tránh rủi ro là không “bỏ trứng vào một giỏ”). Bên cạnh đó, chưa có các điều kiện linh hoạt đi kèm, chủ yếu vẫn cần có tài sản bảo đảm đầy đủ. Trong khi đó, các ngân hàng TMCP khác đã phát triển sản phẩm có nhiều tiện ích, có các điều kiện linh hoạt để thuận tiện cho khách hàng như: TienPhongBank cho vay mua xe duyệt hồ sơ tối đa trong vòng 8 tiếng, đáp ứng vốn đến 80% giá trị xe, thời gian vay đến 84 tháng để người mua có thể chia nhỏ khoản tiền phải trả hàng tháng; Hay MB cho vay siêu nhanh, thấu chi không tài sản bảo đảm với hạn mức vay lên tới 50 triệu đồng, thực hiện trên ứng dụng của NH, không giấy tờ, không cần đến NH. VPBank cho vay vốn không tài sản đảm bảo với hạn mức lên tới 500 triệu đồng, kỳ hạn vay từ 12 - 60 tháng, lãi suất thấp hơn từ 5-9% so với lãi suất thông thường để hỗ trợ khách hàng có mong muốn thay đổi ngoại hình và nhan sắc; BIDV mới triển khai tính năng trả góp qua thẻ tín dụng từ tháng 8-2018, nhưng đến đầu tháng 1 đã áp dụng tại hơn 6.200 địa điểm thuộc hệ thống của Thế giới Di động, FPT Shop, Mediamart, PICO, bệnh viện

đa khoa Tâm Anh, Vacxin Việt Nam, trung tâm tiếng Anh APAX.. .Mặc dù không có nhiều lợi thế bằng các NHTM, nhưng các công ty tài chính cũng tung chiêu mới để hút khách. FE Credit dành đến 24.450 suất hoàn tiền trị giá đến 800.000 đồng/suất, và hàng ngàn quà tặng cho các khách hàng đăng ký vay tiền mặt, vay mua xe máy và chi tiêu qua thẻ tín dụng. Hay ngoài khuyến mại áp dụng lãi suất 0% cho một số sản phẩm chọn lọc, Home Credit đang mời chào các khách hàng VIP vay vốn với mức vay lên đến 100 triệu đồng...

Các sản phẩm của SHB mới chỉ dừng lại ở mức độ tương đồng với các ngân hàng khác, chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, chưa tìm được nét riêng biệt và nổi trội hơn. Các sản phẩm mà SHB cung cấp thì các ngân hàng khác cũng đều đã có, chưa có sản phẩm chủ đạo, có tính đặc trưng riêng.

Ngoài ra, loại hình danh mục sản phẩm CVTD của SHB chưa đa dạng: Sản phẩm còn nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, một số sản phẩm dịch vụ còn phức tạp về thủ tục, thời gian xử lý kéo dài, chưa thực sự làm hài lòng khách hàng. Đây là khó khăn của cả hệ thống, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ nhiều bộ phận, trung tâm chính sách sản phẩm. Các sản phẩm SHB đưa ra cũng chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng: Có thể do chính sách cho vay của ngân hàng khắt khe và như vậy sẽ làm mất đi một lượng khách hàng đáng kể, vì trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì có rất nhiều ngân hàng có cơ chế cho vay “thoáng” nên khách hàng có sự so sánh chon lựa sao cho có lợi nhất cho mình.

Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu dư nợ cá nhân vẫn còn cao và có xu hướng tăng. Theo như

phân tích ở phần thực trạng nói trên, nợ xấu dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng lên cùng với chiều hướng phát triển của tín dụng cá nhân tại SHB. Mặc dù đã kiềm chế mức tỷ lệ nợ xấu CVTD/Tổng dư nợ CVTD quanh mức 2%, nhưng rõ ràng SHB vẫn cần phải tập trung quản lý, giám sát các khoản vay và tích cực trong việc thu hồi, xử lý nợ; và chú trọng công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Đặc biệt, công tác kiểm tra sau cho vay cần phải nâng cao chất lượng hơn. Hiện nay, việc này đang được CBTD thực hiện theo kiểu thủ tục do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của một số cán bộ ngân hàng,

một số CBTD không nắm hết quy trình kiểm tra sau của SHB, có khi xuống kiểm tra khách hàng mà không biết kiểm tra những gì, chỉ làm biên bản kiểm tra một cách qua loa, hình thức. Đối với những khoản vay giải ngân bằng chuyển khoản thì Ngân hàng có thể yên tâm phần nào nhưng đối với những khoản vay được giải ngân bằng tiền mặt thì rất rủi ro vì có tiền mặt nằm trong tay khách hàng có thể không sử dụng hết vào một mục đích như đã nêu ở giấy đề nghi vay vốn mà trong họ có thể nãy sinh ý định dùng tiền vào mục đích khác bất cứ lúc nào. Do quá tin tưởng vào khách hàng nên một số cán bộ tín dụng đã kiểm tra sau cho vay chậm, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà không biết. Nếu có phát hiện ra thì việc thu hồi vốn cũng rất khó khăn vì một khi tiền đã giải ngân ra thì thế chủ động thuộc về khách hàng, nhất là trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay cá nhân mua nhà. Bên cạnh đó, tình hình nhân sự tại các Ngân hàng luôn có rất nhiều biến động, sự thay đổi nhân sự sẽ tác động trực tiếp đến việc tiếp nhận và quản lý khách hàng. Vấn đề này có thể dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng lên do CBTD không sát sao với tình hình trả nợ hàng tháng của khách hàng.

Thứ năm, hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập. Đây là thách thức lớn

không những cho SHB mà còn cho cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Việc mở rộng tín dụng và kiểm soát tốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện chưa có hệ thống thông tin tương xứng là điều hết sức khó khăn. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, thực hiện chính sách CVTD tại SHB còn chưa phù hợp

Chính sách cho vay thể hiện ở lãi suất cho vay, mức cho vay và thời hạn cho vay tiêu dùng còn chưa hợp lý: nhìn chung hạn mức và thời gian CVTD tại SHB còn thấp và chưa hợp lý với nhu cầu người tiêu dùng. Nhiều Ngân hàng TMCP với những sản phẩm đã đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm ở VPBank, Tienphong Bank, MB... Lãi suất ưu đãi mà SHB đưa

ra đối với từng sản phẩm cũng chưa thực sự ưu đãi đối với khách hàng và chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong khi các Ngân hàng Thương mại đang đua nhau giảm lãi suất đối với mua xe ô tô, vay mua nhà trả góp, ưu đãi thẻ tín dụng... thì SHB chưa hòa nhập được với xu hướng thị trường.

Với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với sản phẩm cho vay tín chấp lương, theo khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo từng chi nhánh, từng đơn vị kinh doanh cho nên mức cho vay còn thấp, thời hạn vay ngắn. Trong khi với sản phẩm cho vay này của Ngân hàng Nước ngoài như Standard số tiền cho vay có thể lên đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay đến 60 tháng. Đối với CBCNV nhu cầu vay vốn tiêu dùng là rất lớn nhưng với với thời hạn vay ngắn thì áp lực trả nợ là rất lớn, còn nếu vay số tiền ít quá lại không đủ tiêu dùng. Vì vậy, với mức cho vay và thời hạn vay hợp lý sẽ tạo thói quen tiết kiệm cho người dân và góp phần làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán, từ đó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Nếu như Ngân hàng có thể nâng hạn mức cho vay và kéo dài thời hạn cho vay sẽ đáp ứng được số lượng lớn hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó dẫn đến tăng doanh số và dư nợ cho vay.

Thứ hai, phương thức cho vay tiêu dùng chỉ mang tính truyền thống, chỉ cho

vay theo phương thức trực tiếp thông thường, chưa có những đột phá mới trong cách thức làm việc cũng như sản phẩm cho vay đến với nhiều đối tượng khách hàng. Ban lãnh đạo và các CBTD tại các Đơn vị kinh doanh vẫn còn dè chừng trong các phương thức tiếp cận khách hàng gián tiếp, dẫn đến lượng khách hàng tìm đến SHB không nhiều, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ ba, hoạt động Marketing ngân hàng chưa đầu tư hiệu quả

SHB chưa thực hiện kết hợp được nhiều với các công ty, đại lý bán hàng làm môi giới trong việc cho vay tiêu dùng cho khách hàng. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như chưa nâng cao doanh số và dư nợ CVTD.

Ví dụ cho vay mua nhà dự án ngân hàng đã có kế hoạch tiếp thị tới nhiều dự án và được giới thiệu khách hàng nhưng khó duy trì được quan hệ lâu dài do chưa có chính sách hoa hồng để khuyến khích các nhân viên bán hàng giới thiệu khách hàng

vay. Với sản phẩm vay mua ô tô, SHB đã có cơ chế hoa hồng cho các Đại lý, tuy nhiên mức hoa hồng chỉ ở mức 0,5% - 0,7%, trong khi một số Ngân hàng như Tienphong Bank, SeaBank, Techcombank... đã đưa ra mức hoa hồng là 1%. Ngoài ra, với các sản phẩm cho vay xuất khẩu lao động và cho vay đi du học thì khả năng cạnh trạnh của SHB kém hơn các ngân hàng khác về thủ tục và cả cơ chế cho vay do các ngân hàng đó có chính sách hoa hồng với trung tâm tư vấn.

Bên cạnh đó SHB cũng chưa chú trọng nhiều tới công tác thu hút khách hàng. Hiện nay khách hàng biết tới hình thức CVTD tại SHB còn ít. Khi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp để tài trợ cho nhu cầu đó tại chính nơi cung cấp sản phẩm mà họ đang cần mua. Tuy nhiên SHB lại chưa tạo được sợi dây liên kết đó dẫn đến khi khách hàng có nhu cầu thì không đến SHB mà đến các ngân hàng khác.

Thứ tư, nguồn nhân lực còn hạn chế, cả ở vấn đề số lượng và chất lượng. Đây

là cản trở không nhỏ đối với sự phát triển thị phần của SHB. Yếu tố con người giữ

Một phần của tài liệu 1208 PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội (FILE WORD) (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w