Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1208 PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội (FILE WORD) (Trang 84 - 88)

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt

động CVTD. Hiện nay hành lang pháp lý của Việt Nam đối với CVTD đã cơ bản

được ban hành. Tuy nhiên vẫn có những bất cập và không thống nhất trong những chỉ đạo của NHNN, tạo tiền đề dẫn đến việc sai phạm. Do vậy, trong thời gian tới, NHNN cần có những chấn chỉnh cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ của CVTD, thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời có sự hỗ trợ, khuyến khích với hoạt động CVTD, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, tạo điều kiện cho NHTM phát triển hơn nữa hoạt động này.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần hoạch định chiến lược phát triển chung

về CVTD của các NHTM. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc định

hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ CVTD, nhằm tạo ra sự thống nhất cao về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM trong cả nước cũng như tạo sự hoạt động đồng bộ giữa các NHTM từ đó cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, để Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi sự

tăng cường hợp tác, trao đổi giữa các NHTM.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân

hàng Nhà nước: Hệ thống thông tin tín dụng hiện nay chưa thực sự đáp ứng thỏa

đáng nhu cầu thông tin của các ngân hàng. Đề nghị NHNN cần có những quy định bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tín dụng trong việc khai báo đầy đủ thông tin tín dụng bao gồm thông tin của người đi vay, số tiền vay, tình hình vay trả, tài sản đảm bảo, nhóm nợ, cập nhật thông tin mới về khách hàng.. .vào hệ thống thông tin tín dụng để hỗ trợ ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Nghiên cứu và áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, NHNN cần áp dụng các biện pháp để hạn chế sự cạnh tranh không

lành mạnh giữa các ngân hàng, tránh tình trạng các ngân hàng nhằm phát triển và

giữ chân khách hàng đã hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn, dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ phía Ngân hàng Nhà

nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo

thực hiện có hiệu quả cao nhất về hoạt động kiểm soát độ an toàn của hệ thống ngân hàng. Nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo cho toàn ngành hoạt động theo đúng pháp luật. Thường xuyên kiểm tra giám sát, bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu cụ thể của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong những năm tới. Từ đó, chương 3 nêu lên giải pháp cụ thể cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Đồng thời cũng nêu lên một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, đối với Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ngày càng phát triển sâu rộng hơn và thu được nhiều thành công.

KẾT LUẬN

Hiện nay hoạt động kinh doanh ngân hàng đang trên đà cạnh tranh rất gay gắt, các ngân hàng không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn để chiếm lĩnh thị phần và mở rộng các loại hình kinh doanh đa năng, đa dạng . Trong bối cảnh các ngân hàng và các công ty tài chính đang tập trung sang phát triển ngân hàng bán lẻ, đây cũng là phần kinh doanh vô cùng tiềm năng mà các ngân hang cũng như các tổ chức tín dụng đang hướng đến. Và nó được dự tính sẽ bùng nổ trong tương lai không xa. Và CVTD là một trong những lĩnh vực rất quan trọng trong tín dụng bán lẻ.

Để phát triển CVTD bên cạnh các sản phẩm và cách thức làm truyền thống hiện hữu, ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới hơn nữa để ngày càng đáp ứng được tối đa nhất các nhu cầu của khách hàng, giúp Ngân hàng được phát triển đúng tầm và ngày càng vững mạnh. Vì lẽ đó, tác giả đã mạnh dạn đào sâu nghiên cứu, hy vọng góp phần vào việc phát triển hơn nữa hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Nội dung trình bày trong luận văn đã làm rõ thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nhằm khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động này trong định hướng phát triển thành ngân hàng bán lẻ hiện đại. Từ đó đã đưa ra một số giải pháp thiết thực với tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách CVTD, tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc phát triển CVTD.

Tác giả mong rằng, với đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội”, luận văn sẽ góp phần thúc đẩy, phát triển hoạt động CVTD, giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chiếm được thị phần lớn hơn trong hệ thống Ngân hàng.

Quá trình hoàn thành luận văn này đã giúp tác giả tích lũy thêm nhiều kiến thức về phát triển CVTD cả về lý luận và thực tiễn. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai xót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong sẽ được sự quan tâm đóng góp ý kiến để bài luận văn này có thể hoàn thiện hơn nữa.

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2014-2018),Báo cáo tổng kết.

2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2014-2018),Báo cáo kết quả kinh doanh. 3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2014-2018),Báo cáo tín dụng.

4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2014-2018),Báo cáo nợ xấu.

5. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2014-2018), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng tiêu dùng.

6. Đặng Việt Dũng (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam trong lĩnh vực cho

vay tiêu dùng, Ngân hàng 42B, Nhà xuất bản Học viện Ngân Hàng, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), Giáo trình Tín dụng Ngân Hàng,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Tiến, Toàn tập quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. Phan Thị Thu Hà (2014), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội.

10.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức

tín dụng, Hà Nội.

11.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

12.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

13.Thời báo ngân hàng (2009), Tín dụng tiêu dùng - khách hàng có thể vay tới 25 năm, Hà Nội.

14.TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2015.

https://vietstock.vn/2019/02/nam-2018-shb-giam-du-phong-nhung-no-xau-lai- tang-len-24-737-653463.htm[25/06/2019].

16. Cát Tường. 2018. Đầu tư tài chính: Kinh tế. Địa chỉ:

http://saigondautu.com.vn/goc-chuyen-gia/can-hanh-lang-phap-ly-cho-vay-tieu- dung-62271.html[01/07/2019].

17. Đình Quý. 2019. Vietnamnet. Địa chỉ: http s://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/tin-

tuc/nua-nam-2019-nguoi-viet-mua-o-to-tang-vuot-xa-2018-548735.html

[25/07/2019].

18. Gia Linh. 2019. Báo đầu tư online. Địa chỉ: https://baodautu.vn/viet-nam-tieu-

thu-gan-300000-xe-o-to-trong-nam-2018-d94019.html[25/07/2019]. 19. Hoàng Minh.2019. Thời báo tài chính Việt Nam. Địa chỉ:

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2019-03 -06/canh- tranh-

ngan-hang-se-xoay-quanh-cong-nghe-ky-thuat-so-va-du-lieu- 68529.aspx[01/07/2019].

20. Hồ Lê. 2019. Brands Việt Nam. Địa chỉ:

https://www.brandsvietnam.com/11532-Xu-huong-canh-tranh-moi-trong-nganh- ngan-hang[01/07/2019].

21. Nam Du. 2019. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Địa chỉ:

https://baokhanhhoa.vn/kinh-te/taichinh-nganhang/201903/day-manh-cho-vay- tieu-dung-8107916/[01/07/2019].

22. Ngọc Linh. 2019. NDH: Ngân hàng. Địa chỉ: http://ndh.vn/shb-bao-lai-nam-

2018-vuot-ke-hoach-20190113042743825p149c165.news[25/06/2019]. 23. Quốc Thụy. 2018. Kinh tế & Tiêu dùng 2019.Vietnambiz: Tài chính. Địa chỉ:

https://vietnambiz.vn/nam-2018-shb-lai-vuot-ke-hoach-tong-tai-san-tang-135- 117055.htm[25/06/2019].

https://enternews.vn/index.php/cuoc-dua-canh-tranh-ngan-hang-canh-tranh- bang-chat-luong-2116.html[01/07/2019].

Một phần của tài liệu 1208 PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội (FILE WORD) (Trang 84 - 88)