6. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học đối với Côngty Bảo hiểm BIDV Thăng Long
Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của một số Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Công ty Bảo hiểm BIDV Thăng Long như sau:
Thứ nhất, công ty có thể mở rộng liên kết cả trong và ngoài nước, đặc biệt
thắt chặt mối liên kết với các Ngân hàng mạnh, có thị phần lớn, có cơ sở khách hàng tiềm năng dồi dào chính là biện pháp tác động mạnh mẽ đến mức độ phát triển dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng.
Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, việc lưạ chọn đối tác chiến lược thường nhắm đến các nhà bảo hiểm hoặc ngân hàng bản địa để tránh các vấn đề liên quan đến rào cản gia nhập thị trường cũng như là tận dụng tối đa mối quan hệ của các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nội địa. Công ty nên chú ý đến điều này nếu có định hướng mở rộng địa bàn hoạt động ra thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Thứ hai, các công ty có thể tiếp cận với các đối tác có kênh phân phối và hoạt
khách hàng địa phương. Điều này sẽ giúp Công ty mở rộng địa bàn hoạt động cũng như phổ cập được hình ảnh, thương hiệu và tầm ảnh hưởng của mình đến nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
Thứ ba, các công ty trên thường nghiên cứu kỹ để lựa chọn thị trường và
phân đoạn khách hàng mục tiêu hợp lý
Mỗi thị trường có sự khác biệt nhất định về qui mô, tiềm năng tăng trưởng, danh mục sản phẩm, đặc tính các kênh phân phối và sở thích của khách hàng. Theo đánh giá của các nhà bảo hiểm, các thị trường mới nổi tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương là những thị trường có nhiều cơ hội tăng trưởng cao, trong khi Mĩ - nơi có sự qui định tách biệt giữa việc thiết kế phát hành sản phẩm với việc phân phối - không mấy cuốn hút đối với các bancassurance, thậm chí cả đối với những doanh nghiệp chuyên về bancassurance như Fortis.
Tại các thị trường bảo hiểm phát triển của Châu Âu, bancassurance chủ yếu phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, hưu trí và các sảnphẩm bảo hiểm mang tính đầu tư dài hạn.
Việc phân đoạn thị trường khách hàng của các bancasurance hợp lý kết hợp với nhóm sản phẩm phù hợp cũng sẽ quyết định sự thành công của bancassurance. Tại các nước Châu Âu và các nước phát triển như Mĩ, Singapore, do khách hàng của ngân hàng có thu nhập cao và ổn định, có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng và có hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính phát triển, các bancassurance ban đầu phát triển các sản phẩm bảo hiểm mang tính bảo vệ sau đó đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tiết kiệm, kết hợp đầu tư, sản phẩm trợ cấp nhắm vào thị trường khách hàng cá nhân - khách hàng bán lẻ của ngân hàng. Tại các thị trường mới nổi tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, các bancassurance vẫn tập trung vào khách hàng bán lẻ của ngân hàng tuy nhiên định hướng sản phẩm thường gắn liền đến các khoản vay của ngân hàng.
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung của chương 1 tập trung vào việc hệ thống hóa các kiến thức lý luận liên quan đến hoạt động bancassurance, từ việc xác định rõ khái niệm về bancassurance cũng như phân biệt giữa các mô hình bancassurance và kênh phân phối bancassurance, đưa ra các sản phẩm bảo hiểm của bancassurance và vấn đề phát triển kênh phân phối bancassurance. Chương này cũng chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các bancassurance và hệ thống các tiêu chí đo lường mức độ phát triển banncassurance. Một phần không thể thiếu của chương này chính là việc nghiên cứu việc phát triển bancassurance của một số Ngân hàng trên Thế Giới. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học đối với Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA KÊNH NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV THẢNG LONG