Khái quát về côngty bảo hiểm BIDV Thăng Long

Một phần của tài liệu 1220 phát triển dịch vụ bảo hiểm qua kênh NH (bancassurance) tại công ty bảo hiểm BIDV thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 49 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Khái quát về côngty bảo hiểm BIDV Thăng Long

Ngày 1/10/2010 Công ty bảo hiểm BIDV chi nhánh Thăng Long chính thức trở thành Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long theo quyết định số 036/QĐ-HĐQT khi Tổng công ty chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty Cổ phần, đánh dấu một bước tiến trong nỗ lực phát triển mạng lưới của Tổng công ty BIC.

Trong quá trình hoạt động của mình ban lãnh đạo BIC Thăng Long luôn đặt mục tiêu phấn đấu trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất hệ thống;

Xây dựng BIC Thăng Long trở thành một thương hiệu bảo hiểm uy tín, là hoạt động trụ cột chính trong hệ thống các Công ty thành viên của Tổng Công ty.

Cung cấp giải pháp toàn diện để quản lý rủi ro tài chính cho khách hàng; đảm bảo quyền lợi, lợi ích của cán bộ.

Thông tin về BIC Thăng Long.

Tên công ty: Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long.

Địa chỉ tại Tầng 6, tòa nhà Hapulico Complex, số 01 phố Nguyễn Huy Tưởng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội

Giám đốc: Ông Vũ Thắng Mã số thuế: 0100931299-020

Hiện công ty đang có hơn 129 cán bộ nhân viên làm việc và phục vụ khách hàng được chia thành các phòng kinh doanh và phòng nghiệp vụ như trong sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long

Nguồn: Mạng nội bộ của công ty

Công ty bảo hiểm BIC Thăng Long là công ty thành viên, hạch toán phụ thuộc được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh như sau:

Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ. Các nghiệp vụ được tiến hành kinh doanh: Bảo hiểm tài sản kỹ thuật và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm thân tàu và TNDS của chủ tàu, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông, đường hàng không, bảo hiểm trách nhiệm chung, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm rủi ro tài chính, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp... Tiến hành đầu tư theo quy định của pháp luật. Các hoạt động khác theo qui định của pháp luật. Thực hiện các nghiệp vụ khai thác kinh doanh bảo hiểm gốc theo chỉ định của Tổng công ty, hoạt động theo mục tiêu kế hoạch Tổng công ty vạch ra hàng năm. Do đó, tại BIC Thăng Long sẽ không tồn tại hoạt động đầu tư tài chính, nhận tái bảo hiểm.

Trong 7 năm hoạt động kể từ khi chuyển đổi thành công ty thành viên, BIC Thăng Long vẫn luôn hoạt động tương đối hiệu quả, là một trong những công ty có kết quả ở mức trung bình trong hệ thống. BIC Thăng Long luôn nỗ lực không chỉ

37

trong việc đảm bảo kết quả kinh doanh có mức tăng trưởng ổn định mà còn cố gắng giải quyết công tác bồi thường nhanh chóng, chính xác và hiệu quả để đem đến sự hài lòng cho khách hàng cũng như uy tín cho thương hiệu BIC.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV

THĂNG LONG

Để hiểu rõ tình hình hoạt động của Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long ta đi vào xem xét các khía cạnh sau:

i.Tổng quan về thị trường

Tình hình chung

Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ năm 2017 tiếp tục tăng trưởng bền vững. Tổng doanh thu ngành Bảo hiểm ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2016, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 40.561 tỷ đồng, tăng 10,61%, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 65.050 tỷ đồng, tăng 28,9%.

Năng lực tài chính, kinh doanh của DNBH tiếp tục được nâng cao, đóng góp của DNBH vào nền kinh tế ngày càng nhiều. Cụ thể, tổng tài sản của các DNBH ước đạt 302.935 tỷ đồng, tăng 23,44%; các DNBH đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 247.801 tỷ đồng, tăng 26,74%; tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 190.930 tỷ đồng, tăng 24,61%. Năm 2017, các DNBH đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 29.423 tỷ đồng, tăng 14,92%.

Cũng theo Cục QLBH, trong năm 2017, các DNBH đã thực hiện tốt chức năng là tấm lá chắn tài chính cho người tham gia BH trước rủi ro bất ngờ xảy ra. Theo đó, các DNBH đã bồi thường và trả tiền BH ước đạt 29.423 tỷ đồng, tăng 14,92%.

Cơ quan quản lý về BH cũng cho biết, công tác quản lý, giám sát thị trường tiếp tục được tăng cường, kết hợp giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ; tăng cường đối thoại, trao đổi, hướng dẫn và hỗ trợ DNBH... nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, minh bạch hơn cho các DNBH

STT

vị 2015 2016 2017 2016/2015Chên 2017/2016 Tuyệt

đối Tươngđối (%)

Tuyệt

đối Tươngđối (%)

dựng, hoàn thiện như: hệ thống khung khổ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh BH tiếp tục được hoàn thiện. Trong năm 2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các nghị định về BH nông nghiệp, Nghị định thay thế Nghị định số 130/2006/NĐ-CP về BH cháy nổ bắt buộc; ban hành Thông tư số 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh BH; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH, kinh doanh xổ số... ; đồng thời khuyến khích DNBH phát triển các sản phẩm BH theo hướng đa dạng, dễ dàng tách riêng thành những sản phẩm đơn giản hoặc tích hợp thành các sản phẩm toàn diện..., nhằm tạo điều kiện cho các DNBH phát triển sản phẩm và dịch vụ ưu việt hơn.

Các thành viên thị trường

Trên thị trường hiện nay có 31 công ty Bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trong đó Bảo hiểm Bảo Việt dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc, ước đạt 4.221 tỷ đồng doanh thu, chiếm 18,41% thị phần. Vị trí thứ 2 thuộc về Bảo hiểm PVI với doanh thu ước đạt 4.036 tỷ đồng, chiếm 17,61% thị phần. Bảo Minh đứng thứ 3 với doanh thu ước đạt 1.849 tỷ đồng, chiếm 8,06% thị phần; Bảo hiểm PTI đứng thứ 4 với doanh thu 1.739 tỷ đồng, chiếm 7,58% thị phần; PJICO đứng thứ 5 với 1.385 tỷ đồng doanh thu, chiếm 6,04% thị phần.

So với quy mô toàn thị trường Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long mới chỉ chiếm thị phần rất nhỏ thể hiện quy mô hoạt động của Công ty chưa lớn, tuy nhiên qua các năm thị phần của Công ty dần được mở rộng thị phần bảo hiểm hàng năm từ 0,17% năm 2015 lên 0,32% năm 2017 phản ánh sự nỗ lực và thành quả của công ty trong việc mở rộng và tìm kiếm khách hàng cũng như quảng bá hình ảnh.

ii. Tình hình hoạt động của công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long

Để đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long ta xem xét một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của BIC Thăng Long (2015 - 2017)

1 C^ hι

Đơn

vị 11 14 16 3 27.27 2 14.29

2 Nhânviên______ Người 365 420 569 55 15.07 149 35.48 3 Vốn chủ sở hữu Tỉ đồng 120.060 119.630 121.520 (0.43 ) (0.36) 1.89 1.58 4 Tổng chi bồi thường bảo hiểm Tỉ đồng 919.61 929.85 218.05 10.24 52.20 (11.81) (39.54) 5 Chi bồi thường/ vốn chủ sở hữu % 116.34 924.95 514.85 8.62 (10.10) 6 Tổng tàisản ngắn hạn______ Tỉ đồng 115.691 393.91 106.785 (21.78) (18.82) 12.87 13.71 7 Tổng nợngắn hạn đồngTỉ 996.56 376.33 983.62 (20.24) (20.95) 7.30 9.56 8 Lợinhuận sau

thuế Tỉ đồng 5.229 3.504 6.427 (1.73) (32.99) 2.92 83.42 9 Chỉ số thanh toán ngắn hạn______ 1.190 1.230 1.280 0.04 0.05

Qui mô của BIC gia tăng đáng kể cả về lượng và chất. Số lượng phòng kinh doanh không thay đổi là 7 phòng kinh doanh nhưng số lượng tổng đại lý

bancassurance tăng từ 11 chi nhánh của BIDV năm 2015 lên 16 chi nhánh của BIDV năm 2017 với số lượng nhân viên tăng tương ứng từ 365 người lên 569 người

40

2.2.2.2. Vốn chủ sở hữu.

Năm 2015 vốn chủ sở hữu của Bic Thăng Long là 120,06 tỷ đồng, đến năm 2016 vốn chủ sở hữu giảm 0,43 tỷ đồng còn 119,63 tỷ đồng. Đến năm 2017 vốn chủ sở hữu tăng 1,89 tỷ đồng lên mức 121,52 tỷ đồng.

Theo lý thuyết tài chính hiện đại, cơ cấu vốn của một doanh nghiệp (tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu) sẽ phụ thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp và ngành hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc doanh thu có trước, chi trả và bồi thường xuất hiện sau. Vì vậy, khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong doanh thu phí bảo hiểm và hầu như các doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện vay nợ như các DN khác; nợ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gắn liền với các yêu cầu về chi trả, bồi thường cuối mỗi năm tài chính. Do đó, đây là những khoản nợ ngắn hạn. Những khoản nợ này gắn liền với rủi ro của các loại hợp đồng bảo hiểm nên giá trị của chúng có sự biến động rõ rệt. Theo kinh tế học tài chính, giá trị này là giá trị thị trường của những khoản nợ tại mỗi thời điểm.

Dựa vào bảng 2.1 ta có thể tính được tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu chính là tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm/vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về cơ cấu nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro của DN. Tỷ lệ này các năm 2015, 2016, 2017 của BIC Thăng Long lần lượt là 16,34%; 24,96% và 14,86%. Tỷ lệ chi bồi thường/ vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng đột biến do số tiền bồi thường năm 2016 tăng mạnh từ 19,618 tỷ đồng lên 29,859 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ bồi thường cao là do tổn thất nặng nề từ các cơn bão lớn trong năm. Các nghiệp vụ chịu thiệt hại chính là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm hàng hải. Ngoài ra nghiệp vụ cháy nổ cũng tổn thất lớn khi nhiều khách hàng bị cháy nổ, tài sản như vụ cháy nhà kho Công ty Nippon Express ở Nội Bài, Hà Nội, ước số tiền bồi thường là 13 tỉ đồng. Đến năm 2017 chi bồi thường giảm còn 18,052 tỷ đồng, đồng thời vốn chủ sở hữu tăng 1,89 tỷ đồng khiến cho tỷ lệ chi bồi thường/ vốn chủ sở hữu giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty tốt hơn nguyên nhân chủ yếu là do công ty chi trả bồi thường bảo hiểm ít hơn.

Khảo sát trên thị trường bảo hiểm thế giới cho thấy các tỷ lệ trung bình của nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Mỹ là 19.3%, tại Châu Âu là 23,64%, tại Trung Quốc là 19,72%. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của BIC Thăng Long cũng tương đối an toàn so với mặt bằng chung.

2.2.2.3. Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của DN (trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ ngày ghi nhận gần nhất trên Bảng cân đối kế toán).

Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hay còn gọi là chỉ số khả năng thanh toán hiện thời

cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN.

Chỉ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán ngắn hạn của BIC Thăng Long các năm 2015,2016, 2017 lần lượt là 1,19; 1,23; 1,28.

Trong 3 năm chỉ số này của BIC Thăng Long luôn lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất tốt và có xu hướng ngày một tốt hơn. Tài sản ngắn hạn hoàn toàn có khả năng bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của DN.

2.2.2.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng

Thực tế, đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, chất lượng dịch vụ được coi là yếu tố sống còn để duy trì mức độ tái tục của khách hàng cá nhân và BIC Thăng Long cũng không phải là một ngoại lệ.

Hầu hết khách hàng cảm thấy chưa hài lòng về dịch vụ, chế độ chăm sóc hay cách xử lý bồi thường của công ty đều quyết định không tái tục và lựa chọn dịch vụ bảo hiểm của công ty khác khi hết hợp đồng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của công ty.

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017

Tổng DT phí BH gốc Tỉ đ. 55,289 64,698 71,279 Tăng trưởng DT phí BH gốc % 17,02 10,17

42

Bên cạnh đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thắc mắc, vốn là phương pháp truyền thống đã được tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng, hiện nay, việc kết nối với khách hàng còn được mở rộng thêm qua các kênh khác nhau như giao dịch trực tiếp tại văn phòng, đại lý; phản hồi ý kiến qua trang web của công ty; trao đổi với khách hàng qua mạng xã hội như Facebook...

Công tác đo lường sự hài lòng của khách hàng được BIC Thăng Long chú trọng thực hiện khi năm 2016 BIC Thăng Long đã tiến hành đo lường sự hài lòng của hơn 870 khách hàng từng được xử lý bồi thường. Trong đó 73,62% khách hàng cảm thấy hài lòng với chất lượng bồi thường của BIC Thăng Long.

BIC Thăng Long cũng duy trì đường dây nóng hỗ trợ khách hàng 24/7. Thông qua hệ thống này công ty đã tiếp nhận và xử lý hơn 1563 cuộc điện thoại của khách hàng, hỗ trợ khách hàng giải quyết khiếu nại, ghi nhận thông tin tổn thất, đồng thời tư vấn hướng dẫn khách hàng đặt mua các sản phẩm bảo hiểm phù hợp một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Hệ thống tin nhắn SMS mang thương hiệu “Bảo hiểm BIC Thăng Long” tiếp tục được cải tiến và hoàn thiện để sử dụng trong việc chăm sóc khách hàng như: Nhắn tin chúc mừng khách hàng nhân dịp năm mới; Thông báo các chương trình chăm sóc, tặng quà khách hàng; Thông báo bão, mưa lũ để khách hàng phòng tránh tổn thất.

Một phần của tài liệu 1220 phát triển dịch vụ bảo hiểm qua kênh NH (bancassurance) tại công ty bảo hiểm BIDV thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w