6. Kết cấu của luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Chưa có sự khác biệt về sản phẩm và liên kết giữa Bic Thăng Long và hệ thống
các chi nhánh BIDV Thanh Xuân chưa được chặt chẽ, mới tập trung vào phân phối sản
phẩm thông qua các chương trình tặng quà hay lồng ghép bảo hiểm vào yêu cầu đảm bảo
an toàn tín dụng một cách khá vội vàng, nhiều khi không đảm bảo thực hiện đầy đủ các
bước trong trình tự bán hàng. Việc này khiến khách hàng thiếu thoải mái, không được chăm sóc và tư vấn đầy đủ nên thông thường họ chỉ mua bảo hiểm khi bị ràng buộc lúc
vay vốn và sẽ không tái tục
- Hoạt động Bancassurance mới ở giai đoạn đầu nên cả ngân hàng và công ty bảo
hiểm chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn cách làm phù hợp. Bên cạnh đó, các chi
nhánh ngân hàng cũng chưa sẵn sàng thay đổi phương thức quản lý, kinh doanh, do vậy
có thể khó phù hợp với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm
- Trình độ của nhân viên ngân hàng còn chưa đáp ứng được yêu cầu khi triển khai kênh phân phối này. Nhân viên ngân hàng không được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ bảo hiểm nên rất khó khăn trong việc tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm và nếu tư vấn không đúng đắn thì rất dễ khiến cho khách hàng hiểu nhầm về lợi ích của sản phẩm cũng như ngộ nhận về quyền lợi bảo hiểm từ đó kéo theo các hệ quả như tranh chấp, kiện tụng gây mất uy tín cho cả ngân hàng và công ty bảo hiểm.
- Về công tác quảng cáo tuyên truyền còn chưa hiệu quả. Đến nay phần đông khách hàng còn chưa quen hoặc chưa biết sản phẩm bảo hiểm có thể được bán tại ngân
hàng. Phần đông dân chúng chưa có tập quán bảo hiểm còn công ty bảo hiểm chưa tạo lập được uy tín, hình ảnh mạnh mẽ trong dân chúng.
54
- Ngân hàng chưa đủ nguồn lực (công nghệ, nhân lực) đặc biệt còn thiếu không gian dành cho việc giới thiệu và bán bảo hiểm. Hệ thống ngân hàng vẫn còn e ngại trong việc chia sẻ thông tin. Hai bên ngân hàng và bảo hiểm chưa giải quyết tốt các vấn đề cần thiết của hoạt động Bancassurance như: đào tạo đội ngũ bán hàng, thù lao, cách thức tiếp cận khách hàng. Trên thực tế, việc đào tạo về bán hàng cho nhân viên ngân hàng mới được thực hiện ở mức sơ sài và nội dung đào tạo không có khác biệt nhiều so với đào tạo đại lý nên dễ gây nhàm chán với người học. Mặt khác, chính bản thân các cán bộ của các Bancassurance cũng chưa tin tưởng và dành hết tâm huyết vào chức năng của một đại lý. Họ chỉ coi kênh phân phối này như một kênh quảng cáo đối với khách hàng của ngân hàng. Về phía các ngân hàng, một số vẫn chưa tin tưởng vào sự thành công của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nên cho rằng việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không phải là công việc của ngân hàng mà chỉ là việc riêng của công ty bảo hiểm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã dánh giá đúng mức sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng trên hai góc độ đó là những kết quả đạt được và những hạn chế. Những kết quả đạt được đó là Bic Thăng Long đã tận dụng được phần nào nguồn khách hàng của BIDV đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng cũng như đảm bảo an toàn cho các khoản cấp tín dụng của ngân hàng, tăng trưởng được doanh thu và mở rộng được thị phần của mình trên thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được việc phát triển dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng vẫn còn những hạn chế nhất định như: kết quả khai thác trực tiếp của kênh phân phối bancassurance tại ngay thị trường tiềm năng chưa cao, số lượng sản phẩm tích hợp vẫn còn hạn chế, phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm vẫn còn rất hẹp làm hạn chế sự lựa chọn của khách hàng, kênh phân phối qua ngân hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả, năng lực tài chính, năng lực bảo hiểm còn kém, chất lượng dịch vụ khách hàng chưa thật sự cao.. .Bên cạnh đó chương 2 luận văn đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở thực tiễn để luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng trong chương 3.
Đại lý Cán bộ bảo hiểm CHƯƠNG 3Ngân hàng
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA KÊNH NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV THĂNG LONG
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV THĂNGLONG THÔNG QUA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT