MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 35)

1.2.1. Nội dung về mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Đối với mỗi NHTM, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là việc ngân hàng mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động, các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, hình thức cung ứng các sản phẩm dịch vụ và mở rộng phạm vi, đối tượng, chủ thể tham gia vào nghiệp vụ này. Đồng thời, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế còn bao hàm cả việc mở rộng chất lượng từng nghiệp vụ cụ thể.

Xuất phát từ khái niệm trên, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế bao gồm hai nội dung :

- Mở rộng theo chiều rộng, theo đó, ngân hàng gia tăng về mặt ‘‘lượng’’: quy mô hoạt động lớn hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn, ngân hàng cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn cho khách hàng, các đối tượng chủ thể tham gia vào từng nghiệp vụ cũng nhiều hơn, đa dạng hơn.

Như vậy, khi mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế theo chiều rộng, ngân hàng chỉ quan tâm đến việc làm sao để cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, đồng thời mở rộng địa bàn cũng như quy mô hoạt động để thu hút tối đa lượng khách hàng, tăng thu phí dịch vụ và giảm thiểu rủi ro.

- Mở rộng theo chiều sâu, trong đó ngân hàng chú trọng mở rộng chất lượng từng nghiệp vụ cụ thể, làm sao để nâng cao trình độ của nhân viên đối với từng nghiệp vụ, thực hiện chuyên môn hóa, phân chia nhân viên chuyên phụ trách từng nội dung nghiệp vụ cụ thể, nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng. Điều này được biểu hiện qua chất lượng của nhân viên chuyên tách về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, nâng cao trang thiết bị công nghệ phục vụ cho việc thực hiện nghiệp vụ để đạt được mục tiêu là tăng chất lượng nghiệp vụ, tăng doanh thu của từng nghiệp vụ, doanh thu của từng nghiệp vụ cụ thể năm sau cao hơn năm trước.

Vấn đề cơ bản mà ngân hàng phải giải quyết khi mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế theo chiều sâu đó là mối quan hệ giữa mở rộng nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân tố hàng đầu quyết định thành công trong sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với ngân hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ lại càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường như hiện nay. Khi sử dụng sản phẩm dịch vụ, khách hàng có sự so sánh, đánh giá và quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của những ngân hàng có chất lượng tốt, thậm chí khách hàng thay đổi quan hệ từ ngân hàng có chất lượng sản phẩm thấp sang ngân hàng có chất lượng sản phẩm cao hơn. Như vậy, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng là nhân tố quyết định sự trung thanh, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ có vai trò quan trọng như vậy nên nếu mở rộng ngân hàng không đi cùng với nâng cao chất lượng thì việc mở rộng của ngân hàng đó không đem lại lợi ích gì, thậm chí còn làm tăng chi phí, giảm số lượng khách hàng, làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng, từ đó giảm uy tín, giảm doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cùng với nâng cao chất lượng chẳng những duy trì được lượng khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm được khách hàng mới, mở rộng thị phần và gia tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường. Doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng nhờ vậy cũng tăng lên.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

- Mức độ đa dạng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế : Số lượng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, số lượng sản phẩm dịch vụ trong từng nghiệp vụ cụ thể...

- Thị phần các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế: vể mạng lưới chi nhánh, số lượng khách hàng, quan hệ đại lý...

26

- Các tỷ trọng:

+ Doanh số cho vay ngoại tệ/ Tổng dư nợ

+ Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi/ Tổng nguồn vốn huy động + Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế/ Tổng doanh thu dịch vụ + Doanh thu dịch vụ chi trả kiều hối/ Tổng doanh thu dịch vụ + Doanh thu dịch vụ thẻ/ Tổng doanh thu dịch vụ

+ Số máy ATM/ Tổng số máy ATM toàn hệ thống VRB

+ Số thẻ ATM phát hành/ Tổng số thẻ ATM toàn hệ thống VRB

+ Số tiền giao dịch thẻ/ Tổng số tiền giao dịch thẻ toàn hệ thống VRB

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế1.2.3.1. Luật pháp, quy chế, chính sách 1.2.3.1. Luật pháp, quy chế, chính sách

Bất cứ hoạt động nào của ngân hàng nào cũng phải tuân thủ theo luật pháp, quy chế, chính sách của quốc gia đó đặt ra. Khi một ngân hàng mở rộng hoạt động ngân hàng quốc tế thì ngân hàng đó không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp trong nước, của các thông lệ quốc tế được áp dụng thống nhất trong thương mại giao dịch quốc tế như UCP600, URC522, ISBP... mà còn còn cả của luật pháp quốc gia mà ngân hàng đó có quan hệ quốc tế.

1.2.3.2. Hoạt động kinh tế, đầu tư và thương mại quốc tế.

Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đầu tư, thương mại quốc tế vì vậy một sự biến động của kinh tế thế giới hay thương mại quốc tế đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đầu tư và thương mại quốc tế của khách hàng cho nên sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng. Mặt khác, trong thời đại ngày nay, kinh tế thế giới đang ở giai đoạn toàn cầu hoá mạnh mẽ, đặt ra vấn đề là tất cả các quốc gia là phải hội nhập kinh tế quốc tế và phải hội nhập với tốc độ như thế nào để không tụt hậu nên dù cho một biến động nhỏ nào của kinh tế thế giới, đầu tư và thương mại quốc tế đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Hệ thống ngân hàng tài

chính của một quốc gia cũng không thể nằm ngoài sự ảnh hưởng này được, các ngân hàng cũng chịu sức ép mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.3.3. Sự phát triển như vũ bão của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế

Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới đã diễn ra xu thế sáp nhập các ngân hàng lớn cũng như nhỏ để tăng cường khả năng cạnh tranh, lợi nhuận, tiềm lực tài chính và giảm thiểu rủi ro. Điều này đã tạo ra sức ép rất lớn đối với các ngân hàng nhỏ, có tiềm lực tài chính chưa vững mạnh làm thế nào để tồn tại và phát triển.

Làn sóng sáp nhập trong ngành ngân hàng nói riêng và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính nói chung sẽ kéo dài với ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến trong tương lai, số lượng ngân hàng sẽ không nhiều nhưng quy mô mỗi ngân hàng sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngân hàng nào nằm ngoài xu hướng hợp nhất sẽ phải đương đầu với yếu tố cạnh tranh rất lớn.

1.2.3.4. Tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ

Khoa học công nghệ có những bước tiến bộ vượt bậc và được áp dụng mạnh mẽ vào trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo ra những bước ngoặt trong ngành công nghiệp này. Đó là tác động của thương mại điện tử và ngân hàng điện tử. Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử là những nhân tố, điều kiện thiết yếu để quốc tế hóa hoạt động ngân hàng. Những nhân tố này là sức ép lớn buộc các NHTM mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tham gia hội nhập và cộng đồng tài chính quốc tế.

1.2.3.5. Nền kinh tế tri thức

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, lợi thế so sánh của các nước có sự thay đổi căn bản. Ngày nay, lợi thế để có thể phát triển của mỗi quốc gia, để có thể hội nhập thành công vào thị trường quốc tế, để các quốc gia chậm phát triển có thể đuổi kịp các quốc gia phát triển đó là trí tuệ của dân tộc mà đại diện là những cá nhân xuất sắc, là hàm lượng công nghệ cao chứ

28

không phải là lao động trẻ, tài nguyên phong phú và nguồn vốn... Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đặc biệt đề cao phẩm chất và trí tuệ con người, đòi hỏi nhân viên thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phải có tri thức về công nghệ thông tin, tri thức về kinh tế cung như tất cả các phẩm chất cần có của một cán bộ ngân hàng. Do đó, vấn đề kinh tế tri thức và chiến lược tri thức hoá ngành ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển hay tụt hậu của ngân hàng sau này.

1.2.3.6. Tiềm lực ngân hàng

Tiềm lực ngân hàng là những nhân tố thuộc về ngân hàng như trình độ của những nhà quản trị ngân hàng, năng lực tài chính của ngân hàng, tri thức về tổ chức thực hiện... Năng lực tài chính của ngân hàng ở đây được hiểu là vốn tự có vì vốn tự có đóng vai trò then chốt trong hoạt động của ngân hàng. Nó quy định quy mô, tầm vóc, khả năng cạnh tranh, mức độ chịu đựng và chống chịu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Vốn tự có càng cao, ngân hàng càng có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao vị thế của mình.

1.3. Kinh nghiệm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng trong nước và bài học kinh nghiệm

1.3.1. Kinh nghiệm ngân hàng Vietcombank

Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu nhất, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.

Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB,

American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay, Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam.

Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cũng như mạng lưới ATM. Đến nay, hệ thống thanh toán của Vietcombank đạt gần 11.000 ĐVCNT và 1626 máy ATM trên khắp các tỉnh và thành phố sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong và ngoài nước.

Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam, Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia. Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán lẻ, Vietcombank cũng đã và đang là một ngân hàng phục vụ tốt nhất các khách hàng là định chế tài chính.

Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, với khoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.

Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đ áp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại, bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v...).

30

Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Vietcombank cũng luôn được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả tới khách hàng.

Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, Vietcombank còn giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng.

Hiện nay, Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm ngoại hối như: mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai, hoán đổi ngoại tệ và hoán đổi lãi suất.

Vietcombank cũng đang cung cấp dịch vụ Bao thanh toán cho khách hàng của mình, báo gồm cả bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất - nhập khẩu. Đội ngũ nhân viên bao thanh toán của VCB có trình độ và nhiệt tình trong công việc, đã được Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế FCI cấp chứng chỉ loại Ưu về Bao thanh toán. VCB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bao thanh toán xuất nhập khẩu thông qua Hiệp hội bao thanh toán quốc tế - FCI và cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt nam cung cấp hệ sản phẩm bao thanh toán đa dạng nhất, đáp ứng mọi yêu cầu về bao thanh toán của các doanh nghiệp. Sử dụng dịch vụ bao thanh toán của VCB, nhà nhập khẩu và xuất khẩu sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích.

Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Trong 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí

"The Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”, được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2006-2007. Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard & Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Tương tự, các xếp hạng của FitchRatings đối với Vietcombank

cũng là BB- và D. Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất mà hai tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín này từng trao cho một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

1.3.2. Kinh nghiệm ngân hàng HSBC

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Với lịch sử phát triển của HSBC cũng như sự am hiểu về thị trường Việt Nam, HSBC là một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ngân hàng quốc tế.

Một trong những dịch vụ ngân hàng quốc tế ưu việt mà HSBC đang cung cấp cho khách hàng là dịch vụ HSBC Premier. Đây là một dịch vụ ngân hàng cao cấp liên kết toàn cầu, theo đó khi trở thành khách hàng HSBC Premier tại bất kỳ một quốc gia nào, khách hàng sẽ duy trì đẳng cấp Premier và tận hưởng mọi lợi ích của dịch vụ HSBC Premier tại những quốc gia khác nhau chất lượng cao nhất, chẳng hạn:

- Mở tài khoản ở nước ngoài: Các chuyên gia của HSBC tại Trung tâm tài chính toàn cầu sẽ mở các tài khoản HSBC tại nước ngoài cho khách hàng

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w