phát triển mối quan hệ với ngân hàng các nước trong khu vực.
- Định kỳ đánh giá, cập nhật thông tin về ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh quan hệ đại lý phù hợp với tình tình vận động của thế giới: Đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm lựa chọn được những ngân hàng đại lý có uy tín cao trên thị trường quốc tế. Việc đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài phải dựa vào các tài liệu của các tổ chức đánh giá ngân hàng quốc tế có uy tín, có độ tin cậy cao như Fitch Rating. Đánh giá uy tín của ngân hàng đại lý trên các mặt sau:
+ Môi trường kinh tế toàn cầu + Mức độ rủi ro quốc gia
+ Rủi ro của chính ngân hàng đại lý hay khả năng thực hiện nghĩa vụ của họ.
Việc đánh giá uy tín của ngân hàng đại lý được thực hiện định kỳ hàng năm theo quy trình đánh giá ngân hàng đại lý. Trên cơ sở đó có những quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Kết quả đánh giá các ngân hàng đại lý là cơ sở để VRB ra các quyết định hợp tác với các ngân hàng đại lý.
3.2.8. Góp phần mở rộng và phát triển thị trường hàng hóa Việt Nam vớiquốc tế quốc tế
Theo Báo cáo chuyên đề “Mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2011-2020” của Bộ Công thương, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu dự kiến thay đổi lớn, cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên liệu sẽ có xu hướng giảm dần do tác động của sự sụt giảm lượng xuất khẩu dầu thô và than đá theo kế hoạch đã được đề ra trong những năm tới, đặc biệt là kể từ năm 2009, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến bắt đầu đi vào hoạt độ ng và sẽ sử dụng nguồn dầu thô trong nước.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sẽ có xu hướng giảm dần do gặp phải nhiều hạn chế về khả năng mở rộng qui mô nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng mạng do có nhiều điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất (đặc biệt là thông qua hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này), phát triển thị trường mới, mặt hàng mới, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng khác sẽ có xu hướng tăng do nhiều mặt hàng mới được phát hiện, có tiềm năng phát triển, chưa bị hạn chế về sản xuất và thị trường.
- Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Nhóm hàng nông, lâm thủy sản giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam từ 22,5% năm 2010 xuống còn 19,0% năm 2015 và xuống 14% vào năm 2020. Nhóm hàng khoáng sản với hai mặt hàng chủ yếu là dầu thô và than đá giảm mạnh từ 20,8% năm 2008 xuống còn 11% năm 2010 và xuống dưới 10% giai đoạn
97
2011-2015. Riêng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng mạnh từ 58,6% lên 68% năm 2010 và trên 70% giai đoạn 2011-2015.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của ta vào khu vực Bắc Mỹ (mà chủ yếu là Mỹ) và EU sẽ được mở rộng nhanh hơn. Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước Asean sẽ giảm xuống. Do vậy, có thể thấy rằng việc các doanh nghiệp Việt Nam hướng hoạt động của mình ra thị trường bên ngoài cũng chỉ tập trung vào những lĩnh vực trên. Nhu cầu đầu tư sẽ chỉ tập trung vào những nước và khu vực mà Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh.
Khách hàng trong nước của Ngân hàng sẽ là những người tạo ra nhu cầu sử dụng các tiện ích ngân hàng và đồng thời cũng là yếu tố tạo sự thành công cho việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng. Do đó, tăng cường khai thác thị trường trong nước mà cụ thể là các doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu sẽ là khâu trọng tâm của chiến lược khách hàng. Để thực hiện được mục tiêu này việc tăng cường phát triển theo chiều rộng và chiều sâu các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế sẽ rất cần thiết. Việc SGD VRB đầu tư và tài trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng vươn ra thị trường quốc tế là yếu tố tạo nên độ “sâu” của thị trường tài chính duy trì độ phát triển ổn định cho những giai đoạn về sau của nền kinh tế cũng như là những yếu tố để đứng vững trước sự cạnh tranh từ bên ngoài và là tiền đề để phát triển xa hơn.
Đây là yếu tố tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững của các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.