Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 57 - 79)

2.2.2.1. Nghiệp vụ tín dụng quốc tế

Vốn là nhân tố hết sức quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Trong thời gian qua, nguồn vốn kinh doanh của SGD VRB tăng trưởng liên tục, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15%. Năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 873,113 tỷ, tăng 421 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 21,5%, đạt 106% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn một cán bộ đạt 2.708 triệu, tăng 434 triệu/ cán bộ so với đầu năm. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các NHTM trên địa bàn cộng với tình hình lạm phát tăng cao, các NHTM đua nhau tăng lãi suất để cạnh tranh lẫn nhau về huy động vốn thì số vốn huy động trên là cố gắng rất lớn, đánh dấu sự thành công trong nghiệp vụ huy động vốn của SGD VRB.

Vốn ngoại tệ cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng quốc tế. Về mặt vĩ mô, vốn ngoại tệ có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dự trữ ngoại tệ còn là công cụ phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, phản ánh tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và là công cụ của NHTW thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý và điều chỉnh nền kinh tế. Về mặt vi mô, vốn ngoại tệ là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đồng thời là công cụ phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của SGD VRB. Năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ quy ra VND chiếm tỷ trọng 38,46% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 tỷ trọng này tăng lên 55,07%. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này là do SGD VRB tích cực, chủ động trong công tác huy động vốn ngoại tệ. Năm 2010, SGD VRB luôn duy trì mức lãi suất huy động ngoại tệ ở mức cao trên địa bàn, thậm chí có những thời điểm lãi suất huy động ngoại tệ tại SGD VRB cao hơn lãi suất các NHTM khác. Bên cạnh đó, SGD VRB liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi như: Chương trình tặng quà nhân dịp sinh nhật VRB, Khuyến mại 30/4-01/05, Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tặng “888 thẻ VISA”...

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo VND và ngoại tệ

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

2009 337,318 61,54 0210,82 38,46 548,138

2010 392,333 44,93 0480,78 55,07 873,113

tổng nguồn vốn nhưng tỷ trọng đã giảm nhẹ, xuống còn 53,13%. Nguyên nhân của việc này không phải là do SGD VRB không tập trung vào việc huy động nguồn vốn ngoại tệ mà do sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và khả năng tích lũy của toàn nền kinh tế tăng, nên nguồn vốn huy động bằng VND tăng nhanh hơn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Ngoài ra, do sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian gần đây như giảm cung tiền, tăng tỷ giá VND/USD, quản lý chặt thị trường ngoại tệ tự do, quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng USD của tổ chức là 1%, của cá nhân là 3%/ năm sau đó giảm xuống 2%/ năm. đã khiến nhiều khách hàng rút tiền gửi USD nhằm mục đích cất giữ, chuyển tiền gửi bằng USD sang VND hoặc các hình thức đầu tư khác.

Chỉ tiêu 2009 2010 6/2011

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%)

49

b. Hoạt động cho vay vốn

Tín dụng xuất nhập khẩu

Thời gian vừa qua, SGD VRB đặc biệt chú trọng đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, triển khai nghiệp vụ xuất nhập khẩu trọn gói nhằm tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với tăng trưởng tài trợ và thanh toán xuất nhập khẩu. Từ chủ trương này, hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ XNK nói riêng của SGD VRB cũng đạt được mức tăng trưởng khá khả quan, đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của toàn hệ thống.

Năm 2010, kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thoái kinh tế Hoa Kỳ, đồng đôla mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và lan toả tới nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chúng ta phải tuân thủ những quy tắc, luật lệ của WTO, những tập quán quốc tế, thực hiện mở cửa thị trường hàng hoá. Cụ thể là giảm mức thuế bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng từ 5-7 năm. Mức thuế hàng nông sản giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%; hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%.... Về tổng thể, chúng ta giảm thuế nhập khẩu, tức là giảm sự bảo hộ đối với một số mặt hàng, sẽ thúc đẩy việc cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển hiệu quả hơn, tăng chuyên môn hoá, tăng sản xuất quy mô lớn, phát huy tốt hơn lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu.

50

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong 4 tháng đầu năm 2011 đạt 59,38 tỷ USD, bằng 37,82% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm, trong đó xuất khẩu đạt 27,25 tỷ USD, bằng 37,75% kim ngạch xuất khẩu năm 2010, và nhập khẩu là 32,13 tỷ USD, bằng 37,89% kim ngạch nhập khẩu năm 2010. Những con số trên nói lên nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất lớn. Và việc mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động đó là rất cần thiết.

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu trong thời gian qua

Nhập khẩu 123,05 82 153,61 78 115,39 78 Trung - dài hạn 4,65 3 5,16 2,54 4,52 3 Xuất khẩu 1,53 33 1,03 2 0,98 22 Nhập khẩu 3,12 67 4,13 98 3,54 78 Tổng 154,8 100 203,33 100 152,06 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SGD VRB năm 2009,

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo thời hạn

tỷ đồng

năm

(Nguồn: Báo cáo cho vay xuất nhập khẩu SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Quan hệ khách hàng)

Biểu đồ 2.6: Dư nợ tín dụng tài trợ XNK

tỷ đồng

năm

(Nguồn: Báo cáo cho vay xuất nhập khẩu SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Quan hệ khách hàng)

m Chỉ tiêu''"'". 2009 2010 6/2011 Tổng dư nợ 783,451 1119,015 1001,450 Dư nợ ĐTT 90,125 165,571 220,451 52

- Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của SGD VRB tăng dần qua các năm:

+ Từ 154,8 tỷ đồng (2009) lên 203,33 tỷ đồng (2010), tăng 48,53 tỷ đồng, đạt mức tăng +31,35%

+ Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2011, con số này là 152,06 tỷ đồng, bằng 74,78% số liệu năm 2010. Nếu vẫn giữ mức tăng trưởng này, khả năng năm 2011, dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu sẽ vượt xa năm 2010.

- Trong đó:

+ Tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao gấp nhiều lần so với tín dụng trung - dài hạn và có xu hướng tăng dần qua các năm

Năm 2009, tín dụng ngắn hạn chiếm 97%, năm 2010 là 97,46% và 6 tháng đầu năm 2011 là 97,03%.

+ Tín dụng trung, dài hạn cũng có xu hướng tăng: từ 4,65 tỷ đồng (2009) tăng lên 5,16 tỷ đồng (2010), tăng 0,51 tỷ đồng (+ 10,97%). Tiếp theo, 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt 4,52 tỷ đồng, bằng 87,6% doanh số cả năm 2010

Tài trợ dự án và đồng tài trợ

Do đặc thù của các NHTM Việt Nam là nguồn vốn chưa đủ lớn mà các dự án thì lại cần một số vốn rất lớn nên nếu chỉ một Ngân hàng đứng ra tài trợ cho một dự án thì sẽ không đủ vốn. Vì vậy, các dự án thường được các NHTM đồng tài trợ. Với lợi thế là ngân hàng con của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, SGD VRB đã tham gia đồng tài trợ nhiều dự án do BIDV làm đầu mối.

Một số dự án đồng tài trợ lớn mà SGD VRB đã tham gia:

+ Dự án khu nghỉ dưỡng Furama Resort tại thành phố biển Đà Nang, SGD VRB tham gia với số vốn là 2 triệu USD

53

+ Dự án Khách sạn Caravelle tại thành phố Hồ Chí Minh, số vốn đồng tài trợ của SGD VRB là 50 tỷ đồng

+ Dự án Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, SGD VRB góp 1,5 triệu USD

+ Dự án cho vay Công ty CP Đầu tư Thương mại dịch vụ Cầu Giấy, SGD VRB tham gia 45 tỷ đồng

+ Dự án Trung tâm thương mại Vinaconex Hà Đông, VRB tham gia 70 tỷ đồng.

Hoạt động tài trợ của SGD VRB trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công. Uy tín của SGD VRB ngày càng được khẳng định trên thị trường tín dụng trong và ngoài nước. Những khoản đồng tài trợ từ trước đến nay của SGD VRB đều là những khoản cho vay có chất lượng tốt một phần là do đây là các dự án lớn trọng điểm của nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội, một phần là do quá trình thẩm định tốt của ngân hàng đầu mối và các ngân hàng tham gia.

Bảng 2.3: Dư nợ đồng tài trợ của SGD VRB

trước (%) Bảo lãnh 1 12.5 14 1. 86 15. 0.97 78 26. 02 10. 0.8 7 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 58.9 4 35 5. 20 65. 3.99 62 10. 57 54. 4.7 3 Cam kết trả nợ L/C trả _______ 664.1 2 60.31 995. 45 60.87 51. 37 700.54 60.7 5 Cam kết thanh toán L/C trả _______ 330.4 5 30 21500. 30.59 57 20. 352.12 30.5 4 Cam kết bảo lãnh _______ 35.2 0 32 58. 74 3.59 66. 88 35. 87 3.1 1 Tôn g 1,101.2 2 100^ 1,635.46 100 22.7 2 1,153.12 100^

(Nguồn: Báo cáo cho vay xuất nhập khẩu SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Quan hệ khách hàng)

Dư nợ đồng tài trợ năm 2010 là 165,571 tỷ đồng tăng 83.7% so với năm 2009 làm tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ trong tổng dư nợ tăng từ 11,5% năm 2009 lên 14,8% năm 2010 và dư nợ đồng tài trợ 6 tháng đầu năm 2011 đạt 220,451 tỷ đồng tăng 33,15% so với năm 2010, tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ

trong tổng dư nợ là 22,01%, có sự tăng lên như vậy là do những ưu việt của hình thức tín dụng này là: đây là một hoạt động thu lợi cao, chi phí thấp, phân tán được rủi ro.

c, Bảo lãnh.

Bảng 2.4: Cam kết bảo lãnh đã phát hành

(Nguồn: Báo cáo cam kết bảo lãnh SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Quan hệ khách hàng)

Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy doanh số cam kết, bảo lãnh được thực hiện năm 2010 đạt 1,635.46 triệu đồng tăng 48.51% so với năm 2009, trong đó chủ yếu là tăng ở Cam kết trả nợ LC trả chậm và Cam kết thanh toán LC trả ngay. 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1,153.12 triệu đồng, chiếm 70.51% so với năm 2010. Trong cơ cấu cam kết bảo lãnh, Cam kết thanh toán LC trả ngay

luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 60% tổng cam kết bảo lãnh. Tiếp đó là Cam kết trả nợ LC trả chậm, chiếm trên 30% tổng cam kết.

Biểu đồ 2.7: Cam kết bảo lãnh đã phát hành

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo cam kết bảo lãnh SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Quan hệ khách hàng)

2.2.2.2. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

a, Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

L/C nhập khẩu: Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế của các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của SGD VRB. Do vậy, doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của SGD VRB (chiếm gần 60%)

Về bản chất của việc mở thư tín dụng là ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của thư tín dụng. Để tránh rủi ro trong việc thực hiện cam kết thanh toán, Ngân hàng phải xem xét rất kỹ nguồn vốn thanh toán thư tín dụng.

56

i) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn vay của SGD VRB, khách hàng không cần kí quỹ. Đây là các giao dịch an toàn về nguồn vốn thanh toán nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về tín dụng. Hiệu quả phương án nhập khẩu của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng và vốn của ngân hàng. Khối lượng những giao dịch này chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao dịch tín dụng chứng từ tại SGD VRB (chiếm khoảng 50% tổng khối lượng giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ của SGD VRB)

ii)Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tài trợ uỷ thác của các tổ chức quốc tế, khách hàng cũng không cần ký quỹ. Các giao dịch này không nhiều nhưng thường có trị giá lớn, nằm trong các dự án ODA do các tổ chức nước ngoài hoặc các quốc gia cấp cho Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giao thông công cộng, cấp thoát nước... Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức tín dụng chứng từ bằng Thư cam kết của tổ chức cấp ODA hoặc rút tiền từ tài khoản đặc biệt của khách hàng mở tại SGD VRB. Đây là các giao dịch an toàn về vốn nhưng rất phức tạp về nghiệp vụ và khả năng thu phí dịch vụ còn hạn chế.

iii) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng nguồn vốn của bên thứ ba như vốn vay của ngân hàng khác, vốn đồng tài trợ, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, ngoài việc xem xét điều kiện tín dụng của bên thứ ba đó, SGD VRB còn yêu cầu khách hàng phải có biện pháp dự phòng nguồn vốn gối đầu và ký quỹ tối thiểu 5%. Mức độ rủi ro của các giao dịch này phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba cấp tín dụng hoặc bảo lãnh và các điều kiện khoản vay.

iv) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tự có, SGD VRB yêu cầu khách hàng phải ký quỹ tối thiểu 5% và có các biện pháp đảm bảo cho nguồn vốn còn lại như ký Hợp đồng tín dụng dự phòng, Bảo lãnh của bên thứ ba,.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số và số lượng thư tín dụng phát hành, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu thanh toán qua SGD VRB cũng thay đổi qua các năm theo xu hướng đa dạng hoá. Nếu trong năm 2009, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị do các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh thì nay đã mở rộng thêm các mặt hàng điện tử, nguyên vật liệu, phân bón, xăng dầu, bông sợi, hoá chất...

L/C xuất khẩu: Hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế của SGD VRB. Sự tăng trưởng và phát triển trong hoạt động này là kết quả của sự nỗ lực vượt bậc của Ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Từ khi mới thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, các giao dịch thanh toán hàng xuất bằng thư tín dụng hầu như không có. Bởi vì các khách hàng truyền thống của SGD VRB hầu như không hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu chủ yếu là để phục vụ chính nhu cầu sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 57 - 79)