SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 47)

thành và phát triển

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày 19/11/2006, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính, trong đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - đóng góp 51% vốn điều lệ và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) - đóng góp 49% vốn điều lệ.

Sở giao dịch Ngân hàng liên doanh Việt Nga (SGD VRB) được thành lập theo quyết định số 2671/QĐ-NHNN ngày 13/11/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, Sở giao dịch VRB chỉ thực sự tách ra hạch toán độc lập từ tháng 9/2009 sau khi chuyển về địa chỉ 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

2.1.1.2 Quá trình phát triển

Sở giao dịch Ngân hàng liên doanh Việt Nga được tách ra hạch toán độc lập vào tháng 9/2009. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, SGD VRB đã phát triển nhanh chóng về cả mạng lưới lẫn phạm vi nghiệp vụ.

- Tháng 3/2010: mở Phòng giao dịchKim Mã - Tháng 5/2010: mở Phòng giao dịchHoàn Kiếm - Tháng 7/2010: mở Phòng giao dịchLý Thường Kiệt - Tháng 10/2010: mở Phòng giao dịch Cầu Giấy

- Năm 2011 -2012: dự kiến mở thêm 5 Phòng giao dịch nữa tại Hà Nội

và các vùng lân cận

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

38

2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga 2.1.2.1 Sản phẩm và thị trường

a) Các sản phẩm dịch vụ tại SGD VRB

- Tiền gửi

- Thanh toán quốc tế - Tài trợ xuất nhập khẩu

- Chuyển tiền, chuyển tiền kiều hối

- Tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân - Bảo lãnh

- Kinh doanh tiền tệ

Ngoài ra SGD VRB còn phát triển các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn, uỷ thác đầu tư, dịch vụ Home-banking, internet banking và hệ thống thẻ quốc tế.

b) Thị trường mục tiêu

+ Trong nước: Nhóm các thành phố trực thuộc trung ương và thành phố du lịch

+ Nước ngoài: Nga và các nước Đông Âu.

Đặc biệt kênh thanh toán trực tiếp đến thị trường Nga bằng USD, EUR và RUB đảm bảo an toàn, nhanh chóng thông qua kênh thanh toán song phương VRB - VTB.

2.1.2.2 Nhân sự

Chiến lược nhân sự của SGD VRB tuân theo chiến lực chung của toàn hệ thống VRB, đó là chiến lược nhân sự theo thị trường. VRB đã áp dụng một số biện pháp về nhân sự sau nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và cả chính quyền lợi VRB

Hợp đồng cam kết: Không chỉ ràng buộc về mặt pháp lý, hợp đồng làm việc có thời hạn cũng giúp nhân viên thấy rõ việc phải làm và cái đích phải

đạt trong khoảng thời gian quy định, từ đó kích thích sự cống hiến cao độ của nhân viên để đạt mục tiêu hợp đồng.

Giao cho các công ty nhân sự: một khi nguồn nhân lực cao cấp trở nên khan hiếm trên thị trường, thì việc tìm và giữ nhân viên sẽ rất khó khăn và tốn kém. VRB đã chọn cách sử dụng công ty bên ngoài để tìm kiếm các nguồn nhân sự cao cấp.

Tăng cường đào tạo và chuẩn hóa công việc: có thể chuẩn hóa công việc bằng cách chia thành từng phần việc nhỏ, có mô tả rõ ràng và yêu cầu tất cả các giao dịch đều phải thực hiện bằng qui trình hay qui định.

Hợp tác với đối thủ và đối tác: Cạnh tranh không phải lúc nào cũng mang nghĩa đối đầu. Sự hợp tác ngay cả với đối thủ, cũng có khi là biện pháp hữu hiệu để tìm và giữ nguồn nhân lực đang khan hiếm. Tại một số vị trí quan trọng, việc ra đi của những vị trí này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của VRB và chiến lược kinh doanh. Do đó, VRB thực hiện chủ trương chú trọng đến đội ngũ cán bộ nòng cốt của mình

2.1.2.3 Công nghệ

Công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự nền tảng thành công của ngân hàng. Hiểu và nắm rõ những vai trò quan trọng của công nghệ, Ngân hàng VRB đã sử dụng nền tảng cơ sở DB2 trong việc quản lý số liệu tập trung các hoạt động ngân hàng. Với hệ thống corebanking iflex cube hiện đại đang triển khai, VRB nói chung, SGD VRB nói riêng đã đáp ứng được cơ bản các nghiệp vụ của mô hình ngân hàng bán lẻ.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong thời gian qua

40

Vốn luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp và tới ngân hàng cũng vậy. Huy động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng cả về trước mắt và lâu dài vì nguồn vốn quyết định quy mô tài sản có và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Vốn cũng là tiền đề tạo thế mạnh cho ngân hàng cạnh tranh trên thị trường. Nhận thức được điều đó, SGD VRB luôn coi việc khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng... là mục tiêu hoạt động hàng đầu của mình.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu vốn huy động của SGD VRB

Đơn vị: Tỷ VND

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Kế hoạch Nguồn vốn)

Ban lãnh đạo SGD VRB đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp. Tùy từng thời kỳ, Ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm huy động với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt. Kỳ hạn gửi cũng rất đa dạng, từ kỳ hạn rất ngắn như 1 tuần đến kỳ hạn dài 60 tháng. Lãi suất rất linh hoạt và

phù hợp giúp SGD VRB đạt được lợi ích kinh tế ở từng thời kỳ khác nhau. Một số sản phẩm huy động có tính cạnh tranh cao như sau:

- Tiền gửi rút gốc linh hoạt lãi suất theo thời gian thực gửi - Tiền gửi lãi suất thưởng (VND)

- Tiền gửi VND đảm bảo bằng USD

- Sản phẩm tiền gửi tích lũy điểm thưởng “Hành trình đến với nước Nga”

Chương trình huy động vốn “Hành trình đến với nước Nga” là sản phẩm đặc thù và riêng có của VRB, tạo sự gắn kết giữa VRB với khách hàng, đặc

biệt là các khách hàng từng sinh sống, học tập và công tác tại Liên bang Nga. Chương trình được thực hiện qua hình thức tích lũy điểm của các Hội viên tham gia chương trình. Theo đó, mỗi hội viên khi gửi tiền tại VRB sẽ được xếp hạng Hội viên và có cơ hội nhận được giải thưởng cao nhất là là một chuyến du lịch trọn gói đến Liên bang Nga, kèm theo những ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại VRB. Chương trình được thực hiện kéo dài liên tục kể từ ngày 12/05/2008

Ngoài ra, trong các dịp lễ lớn như 30/4-01/05, Quốc Khánh 2/9... SGD VRB đều có các sản phẩm huy động với lãi suất linh hoạt, quà tặng hấp dẫn. Điều này đã giúp SGD VRB huy động được một lượng vốn lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chính xác hiệu quả tín dụng của một ngân hàng. Đó là các loại hình cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động được. Có thể nói, cho vay vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu ở các NHTM Việt Nam, thu nhập từ cho vay chiếm tới 60 - 70% tổng thu nhập của các NHTM. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang

42

trong giai đoạn phát triển cao, thì đối với các NHTM, tín dụng là một trong những chức năng chính của ngân hàng, vừa là nền tảng quan trọng để ngân hàng có thể cung ứng các dịch vụ khác cho khách hàng như: bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ... Vì vậy, SGD VRB luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, chủ động tìm kiếm dự án lớn, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả và chắc chắn với nền kinh tế.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ

Đơn vị: Tỷ VND

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Quan hệ khách hàng)

Trong những năm qua, SGD VRB đã giữ được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt nguồn vốn huy động luôn được sử dụng một cách tối đa. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn thì việc tăng trưởng dư nợ như vậy thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ban lãnh đạo SGD VRB đến hoạt động tín dụng, thể hiện sự cố gắng trong quản lý điều hành, tiếp cận khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên SGD VRB.

Không chỉ tập trung vào tăng trưởng dư nợ tín dụng, đặc biệt hơn, SGD VRB đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng đã nâng lên rõ rệt từ việc cài đặt chương trình tự động quản lý nợ quá hạn và chuyển trạng thái nợ, phân tích nợ theo nhóm đã giúp SGD VRB thường xuyên kiểm tra, phân tích thực trạng dư nợ để có giải pháp xử lý thu hồi nợ xấu. Xử lý triệt để đúng chế độ nợ rủi ro nên đến nay, tỷ lệ nợ xấu thấp, chỉ chiếm 2,9% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, SGD VRB cũng thực hiện đúng cơ chế bảo đảm tiền vay, khai thác bổ sung tăng giá trị tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp, áp dụng phương thức cho vay từng lần phù hợp với phân loại khách hàng, thực hiện tốt quy trình và phân cấp thẩm định đầu tư, điều chỉnh mức phán quyết cho vay đối với các cấp lãnh đạo phù hợp với từng khu vực, loại khách hàng và năng lực quản lý.

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại a. Hoạt động thanh toán quốc tế

Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Thanh toán quốc tế)

44

Hiện nay, SGD VRB đang thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế dưới ba hình thức chính là tín dụng chứng từ, nhờ thu và chuyển tiền. Ngoài ra còn có thanh toán séc và hối phiếu ngân hàng, tuy nhiên hai hình thức này chưa thực sự phát triển. SGD VRB luôn luôn cố gắng tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

6 tháng đầu năm 2011, doanh số thanh toán quốc tế tại SGD VRB đạt 63.765 triệu USD, bằng 54.36% tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2010. Doanh số LC nhập khẩu, LC xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu, chuyển tiền đi, đến đều tăng. Riêng nhờ thu hàng xuất giảm nhẹ trong năm 2010 là do một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc gặp khó khăn trong việc duy trì thị trường cũ, phát triển thị trường mới.

b. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Biểu đồ 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm

Đơn vị: Triệu USD

Mua

Bán

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Kinh doanh ngoại tệ)

Để tiếp tục phát triển và đứng vững trên thị trường, ngoài hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, SGD VRB cũng đẩy mạnh hoạt động kinh

doanh ngoại tệ vì đây mà một trong những hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh khá cao đối với ngân hàng. Kết quả kinh doanh ngoại tệ của SGD VRB trong những năm qua rất khả quan

Năm 2010, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 103.95 triệu USD, tăng 32% so với năm 2009. 6 tháng đầu năm 2011, tổng doanh số mua bán 59.737 triệu USD, bằng 57.47% tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010. Như vậy, hoạt động mua bán ngoại tệ tại SGD VRB liên tục tăng và tăng đều qua các năm. Đây là cơ sở để SGD VRB phát triển các nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, cho vay ngoại tệ...

2.1.3.4. Kết quả tài chính

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của SGD VRB luôn phát triển bền vững, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo đủ lương cho cán bộ công nhân viên chức theo chế độ quy định, cụ thể năm 2010 như sau:

- Tổng thu nhập: đạt 86.9 triệu USD trong đó:

+ Thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 67,5 triệu USD chiếm 77% tổng thu nhập

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư đạt 15,6 triệu USD, chiếm 18% tổng thu nhập

+ Thu ròng từ dịch vụ và các hoạt động khác đạt 3,8 triệu USD - Tổng chi phí: 70 triệu USD

- Trích dự phòng rủi ro: 3,4 triệu USD - Lợi nhuận trước thuế: đạt 16,9 triệu USD - Lợi nhuận sau thuế: ước đạt 13,2 triệu USD - Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ: < 3%

46

2.2. Thực trạng mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Sở giao dịchNgân hàng Liên doanh Việt Nga Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

2.2.1. Mô hình tổ chức nghiệp vụa. Nghiệp vụ tín dụng quốc tế a. Nghiệp vụ tín dụng quốc tế - Huy động vốn - Cho vay vốn + Tín dụng xuất khẩu + Tín dụng nhập khẩu + Đồng tài trợ + Bảo lãnh ngân hàng

b. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

- Phương thức thanh toán Chuyển tiền quốc tế - Phương thức thanh toán Nhờ thu

- Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ

c. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

- Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay - Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn

c. Nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế d. Các nghiệp vụ khác

2.2.2. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu2.2.2.1. Nghiệp vụ tín dụng quốc tế 2.2.2.1. Nghiệp vụ tín dụng quốc tế

Vốn là nhân tố hết sức quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Trong thời gian qua, nguồn vốn kinh doanh của SGD VRB tăng trưởng liên tục, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15%. Năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 873,113 tỷ, tăng 421 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 21,5%, đạt 106% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn một cán bộ đạt 2.708 triệu, tăng 434 triệu/ cán bộ so với đầu năm. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các NHTM trên địa bàn cộng với tình hình lạm phát tăng cao, các NHTM đua nhau tăng lãi suất để cạnh tranh lẫn nhau về huy động vốn thì số vốn huy động trên là cố gắng rất lớn, đánh dấu sự thành công trong nghiệp vụ huy động vốn của SGD VRB.

Vốn ngoại tệ cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng quốc tế. Về mặt vĩ mô, vốn ngoại tệ có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dự trữ ngoại tệ còn là công cụ phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, phản ánh tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và là công cụ của NHTW thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý và điều chỉnh nền kinh tế. Về mặt vi mô, vốn ngoại tệ là

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w