Ngân hàng liên doanh Việt Nga trong thời gian qua.
Sở giao dịch Ngân hàng liên doanh Việt Nga mới thành lập được 3 năm nên hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của SGD VBR còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng, với sự nỗ lực vươn lên của bản thân, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của VRB đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng sôi động và cạnh tranh quyết liệt.
Hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà đã đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống.
2.3.1. Về mức độ đa dạng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn, tín dụng chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với xu thế phát
triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, SGD VRB đã ngày càng chú trọng đến việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong đó có nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, coi đây là một chiến lược quan trọng nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, đồng thời thực hiện đa dạng hoá hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại.
Doanh số hoạt động và phí dịch vụ từ nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tăng mạnh qua các năm thể hiện sự trưởng thành cả về quy mô và chất lượng. Từ năm 2009 đến nay, doanh số nghiệp vụ ngân hàng quốc tế không ngừng tăng.
Khi mới thành lập, SGD VRB mới chỉ có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền thống như nhận tiền gửi ngoại tệ, cho vay ngoại tệ, mua bán ngoại tệ giao ngay, phát hành thư tín dụng... Cho đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do mới thành lập và phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trên cùng đại bàn, SGD VRB đã nghiên cứu để đưa thêm một số sản phẩm tiện ích để phục vụ khách hàng như các sản phẩm huy động vốn linh hoạt, cho vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo thư tín dụng và nhờ thu, xác nhận thư tín dụng. Việc phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ này đã góp phần thực hiện việc đa dạng hoá sản phẩm và tạo một chu trình phục vụ khách hàng khép kín, nâng cao năng lực cạnh tranh của SGD VRB trên thị trường.
Tuy nhiên, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại SGD VRB vẫn chưa thực sự phong phú, thể hiện:
a. Nghiệp vụ tín dụng quốc tế
- Hình thức huy động vốn ngoại tệ còn đơn điệu, chưa có nhiều hình thức huy động và nhận tiền gửi ngoại tệ mới, phù hợp với nhu cầu của người dân và các TCKT
NH Thương mại cổ phần NH Thương mại nhà nước NH Liên doanh Chi nhánh NH nước ngoài 66
- Chưa mở rộng các hình thức, phương thức cho vay mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang không ngừng phát triển như bao thanh toán, cho vay mua cổ phần...
- Các hình thức tín dụng như cho thuê tín dụng, chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá ... chưa phát triển
b. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
- Dịch vụ thanh toán chưa đa dang: SGD VRB mới cung ứng một số phương thức thanh toán truyền thống như thanh toán nhờ thu, thanh to án LC, dịch vụ chuyển tiền còn các phương thức khác đặc biệt trong thanh toán LC chưa được đa dạng như thanh toán đối ứng, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán LC tuần hoàn, LC điều khoản đỏ hay LC giáp lưng chưa có.
- Các công cụ thanh toán chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là ủy nhiệm chi. Các công cụ thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán chưa thực hiện. SGD VRB chưa tiến hành thanh toán séc du lịch.
c. Các nghiệp vụ khác
- Các hình thức bảo lãnh ngoại thương chưa nhiều, chưa có các hình thức bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh đấu thầu.
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn đơn điệu, mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ mua bán giao ngay.
- Thẻ ATM phát hành cho khách hàng chưa nhiều tiện ích như thu hộ tiền điện, nước, điện thoại.
2.3.2. Về thị phần nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Hiện nay, ngoài trụ sở tại 535 Kim mã, SGD VRB mới thành lập 5 PGD trên địa bàn Hà Nội. Kế hoạch trong những năm tới, SGD VRB sẽ mở thêm 5 PGD nữa tại các Trung tâm thương mại, khu đô thị sầm uất tại các
67
vùng lân cận Hà Nội. Như vậy, mạng lưới SGD VRB còn quá khiêm tốn. Trong khi đó, theo quy định, các PGD lại không được phép trực tiếp làm Tài trợ thương mại. Điều này đã làm hạn chế phần nào khả năng mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của SGD VRB.
(Nguồn: www.sbv.gov.vn)
Với lợi thế là trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội của cả nước, thủ đô Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước. Không chỉ đặt hội sở chính, các ngân hàng còn mở Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm... tại địa bàn Hà Nội. Do vậy, với mạng lưới mỏng như hiện nay, lại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, kết quả thu được trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của SGD VRB.
Mặc dù mạng lưới Phòng giao dịch của SGD VRB còn nhỏ, số lượng khách hàng hiện đang giao dịch tại SGD VRB là tương đối lớn. Một điều đặc biệt
là khách hàng của SGD VRB chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
SGD VRB đã rất chú trọng thu hút khách hàng về giao dịch tại ngân hàng, không chỉ khách hàng trên địa bàn Hà Nội mà cả các công ty lớn tại các khu công nghiệp lân cận. Chẳng hạn: Khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ, khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh, Khu công nghiệp Vietnam Korea, Phú Thọ,. Ngoài ra, SGD VRB còn tiếp cận với các khách hàng ở
Bắc Giang, Tây Nguyên, Quảng Ninh... Do hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhu cầu giao dịch về chuyển tiền và thanh toán quốc tế của các công ty này là rất lớn.
Tính đến hết quý 2 năm 2011, SGD VRB có trên 10.000 khách hàng là tổ chức kinh tế, tăng 20% so với năm 2010, số khách hàng cá nhân là trên 40.000, tăng 1.15 lần so với năm 2011, trong đó đã có trên 30.000 tài khoản phát hành thẻ ATM.
Về mặt quan hệ đại lý, nhờ có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn của Hội sở VRB, SGD VRB đã có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Số lượng ngân hàng đại lý và số nước thiết lập quan hệ đại lý của VRB ngày càng nhiều. Từ chỗ hoàn toàn không có quan hệ với nước ngoài đến nay, VRB đã thiết lập quan hệ đại lý với gần 100 ngân hàng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới trong rất nhiều lĩnh vực, cụ thể là:
- Mở tài khoản ngoại tệ tại 30 ngân hàng nước ngoài với các loại tiền USD, EUR, JPY, SGD, AUD, HKD, KRW.
- Là ngân hàng giữ tài khoản Nostro của rất nhiều ngân hàng nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như ngân hàng Laoviet, Lào, Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB), Ngân hàng ELECTRONICA của Uckaina ..
- Ký kết nhiều hiệp định khung với các ngân hàng nước ngoài phục vụ cho hoạt động tài trợ thương mại như với Wachovia Bank, CITIBank..
- Ký kết nhiều thỏa thuận đại lý thông báo, xác nhận, chiết khấu L/C với các ngân hàng, Bank of New york, Hypovereinsbank,...
- Ký kết các hợp đồng dịch vụ chi trả kiều hối với VTB24 , Huanan Bank,.
69
2.3.3. Về các chỉ tiêu doanh thu và tỷ trọng
Năm 2010:
+ Doanh số cho vay ngoại tệ chiếm 35.15% tổng dư nợ.
+ Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi chiếm 55.07% tổng nguồn vốn huy động.
+ Doanh thu dịch vụ TTQT chiếm 35.78% tổng doanh thu dịch vụ
+ Doanh thu dịch vụ chi trả kiều hối chiếm 7.12% tổng doanh thu dịch vụ.
+ Doanh thu dịch vụ thẻ chiếm 5.42% tổng doanh thu dịch vụ.
+ Số máy ATM của SGD VRB là 15 máy (Tổng số máy ATM toàn hệ thống là 152 máy)
+ Số thẻ ATM đã phát hành là 30.451 chiếc (Tổng số thẻ toàn hệ thống VRB là 354.784 thẻ)
+ Số tiền giao dịch thẻ là 354.784 triệu đồng (Tổng số tiền giao dịch thẻ toàn hệ thống VRB là 22.103.424 triệu đồng)
+ SGD VRB đã phát hành được gần 500 thẻ VISA, lắp đặt được khoảng 100 POS.
Qua một số chỉ tiêu trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trong khi nguồn vốn huy động ngoại tệ của SGD VRB chiếm 55.07%
tổng nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay ngoại tệ chỉ chiếm 31.15% tổng dư nợ. Điều này cho thấy SGD VRB chưa sử dụng hiệu quả số vốn ngoại tệ huy động được.
- Doanh thu dịch vụ TTQT chiếm 35.78% tổng doanh thu dịch vụ, điều này cho thấy TTQT là một thế mạnh của SGD VRB, đem lại khoản phí dịch vụ cao và ổn định. Trong khi đó, dịch vụ thẻ chỉ chiếm 5.42% tổng doanh thu
dịch vụ. Nguyên nhân của tình trạng này là do thương hiệu VRB mới được biết đến khoảng 5 năm, VRB đã đi sau các ngân hàng trong hoạt động thẻ. Chẳng hạn, VCB và ACB là hai trong số rất nhiều ngân hàng đã sớm triển khai dịch vụ thẻ từ khoảng những năm 2002-2004. Do được đầu tư sớm, đồng bộ, dịch vụ thẻ đã thực sự mang lại lợi nhuận rất lớn cho các ngân hàng này, đặc biệt là dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế.
- Hiện nay, toàn hệ thống SGD VRB mới lắp được 15 máy ATM. Nếu so với địa bàn rộng lớn như Hà Nội và số lượng 30.451 thẻ ATM đã phát hành thì số máy trên chưa nhiều. Tính trung bình mỗi máy phải phục vụ hơn 2.000 thẻ, chưa kể số thẻ vãng lai của các ngân hàng khác. Điều này gây khó khăn lớn cho khách hàng khi muốn giao dịch trên máy ATM. Ví dụ: trong số nhiều công ty đã tiến hành trả lương cho công nhân mở tài khoản tại SGD VRB, Công ty CP may xuất khẩu Hà Phong là một doanh nghiệp rất lớn, số lượng công nhân lên đến hơn 1.000. Nhu cầu sử dụng thẻ ATM là rất cao, đặc biệt là thời điểm cuối tháng và đầu tháng, khi công ty này tiến hành trả lương. Tuy nhiên, do số lượng máy còn hạn chế, SGD VRB chưa thể lắp máy ATM tại trụ sở Công ty. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng dịch vụ của SGD VRB
- Trong số gần 500 thẻ VISA SGD VRB đã phát hành, số lượng thẻ phát hành cho cán bộ nhân viên SGD VRB là gần 200 thẻ. Số thẻ còn lại chủ yếu là phát hành cho ban lãnh đạo các công ty có giao dịch tại VRB và một số khách hàng quen thuộc, khách VIP của SGD VRB. Thực sự, SGD VRB đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng phát hành thẻ VISA, trong đó nguyên nhân chủ yếu là gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng lớn như VCB, Techcombank, ACB... Bên cạnh đó, thủ tục phát hành còn rườm rà, khách hàng phải đáp ứng yêu cầu cao khi muốn mở hạn mức tín dụng thẻ...
71
Nếu không có các giải pháp đột phá thì SGD VRB khó có thể phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế.
Tóm lại, thực trạng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại SGD VRB cho thấy còn nhiều bất cập và hạn chế về số lượng, chất lượng dịch vụ, về doanh thu dịch vụ ... Do đó, tìm được nguyên nhân của những tồn tại trên sẽ giúp SGD VRB đẩy mạnh việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
2.4. Nguyên nhân
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, mức tiết kiệm trong nước còn thấp, thu nhập trên đầu người trong nước còn thấp, vốn tích lũy của người dân chưa cao, người dân chưa có thói quen kinh doanh tiền nhàn rỗi thông qua đầu tư ngân hàng (gửi tiền), tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng còn lớn, thủ tục, hình thức gửi rút chưa thật hấp dẫn.
Hai là, Công tác thông tin quảng cáo còn hạn chế, tính xã hội hóa ngân hàng chưa cao nên chưa giới thiệu được những sản phẩm và tiện ích của ngân hàng cho mọi người dân hiểu và sử dụng, để làm thay đổi thói quen cần sử dụng các dịch vụ ngân hàng như là một nhu cầu của cuộc sống.
Ba là, hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói riêng còn thiếu và có nhiều bất cập. Chẳng hạn, hiện nay chưa có một văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế. Ví dụ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, hiện tại, các bên tham gia vẫn vận dụng UCP 600 làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn, nhưng đây chỉ là thông lệ quốc tế, trong đó không quy định rõ mức xử lý như thế nào khi có vi phạm. Trong khi đó các nước trên thế giới đều có những luật hoặc văn bản dưới luật quy định
về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế, có tính đến đặc thù quốc gia.
Bốn là, các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hai quan của Việt Nam còn chưa ổn định, thay đổi gián tiếp làm ảnh hưởng đến các hoạt động như chuyển tiền quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế. Trung bình mỗi năm, Hải quan Việt Nam lại ban hành rất nhiều quy định điều chỉnh liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Những thay đổi đó tác động trực tiếp đến hệ thống văn bản, qui trình SGD VRB trong quá trình triển khai các nghiệp vụ.
Năm là, thị trường ngoại tệ chưa phát triển, tỷ giá các ngoại tệ mạnh không ổn định, các cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và khách hàng trên thị trường quốc tế, đồng thời làm tăng rủi ro về ngoại hối của ngân hàng. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển, chủ yếu dừng lại ở giao dịch mua bán giao ngay. Điều này tạo khó khăn cho việc tính toán hiệu quả kinh doanh và tránh rủi ro do biến động tỷ giá cho doanh nghiệp khi tham gia giao dịch quốc tế.
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là trình độ cán bộ nghiệp vụ ngân hàng quốc tế còn nhiều bất cập, chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu cao về nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế...
Hai là hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thiếu tính chủ động, mới chỉ dừng lại ở việc mua bán phục vụ từng giao dịch cụ thể, chưa thực sự kinh doanh để thu lợi nhuận và tăng cường tính chủ động về nguồn ngoại tệ cung cấp cho các khách hàng khi phát sinh nhu cầu về ngoại tệ. Việc mua bán ngoại tệ của SGD VRB chưa có bộ phận chuyên doanh và dành riêng số tiền nhất định trong hoạt động đầu cơ, kinh doanh tiền tệ.
73
Ba là công nghệ ngân hàng chưa đồng bộ và phát triển kịp thời so với xu thế phát triển và nhu cầu nghiệp vụ, làm ảnh hưởng việc triển khai các sản phẩm mới, hiện đại. Do qui mô ngân hàng mà các ngân hàng lựa chọn các yếu tố công nghệ cho phù hợp. Nếu VRB chọn công nghệ cao thì rất khó thu hồi lại vốn do thời gian khấu hao kéo dài và lợi nhuận sẽ thấp hơn. Qui mô hiện tại của VRB là ngân hàng cỡ nhỏ do đó về mặt công nghệ ngân hàng ở mức