CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 92)

giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.

3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức phù hợp với các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Đây là một công tác đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong hệ thống ngân hàng về cơ cấu tổ chức. Các ngân hàng đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu từ mô hình TA1 sang mô hình TA2. Để hình dung sự khác biệt giữa mô hình TA1 và TA2: TA1 xử lý các mảng nghiệp vụ theo chiều dọc. Mỗi nghiệp vụ là một module độc lập. Ngược lại, TA2 xử lý các nghiệp vụ theo chiều ngang. Các nghiệp vụ có sự liên kết chặt chẽ và tính toán trên hiệu quả chung thay vì hiệu quả từng mảng nghiệp vụ

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Phòng giao dịch không được phép trực tiếp làm nghiệp vụ Tài trợ thương mại, do đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối chỉ được triển khai tại Hội sở SGD VRB. Các Phòng giao dịch chỉ nhận hồ sơ của khách hàng, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ vào Hội sở Sở giao dịch. Các nghiệp vụ khác như huy động vốn, tín dụng xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng, thẻ tín dụng... được triển khai tại tất cả các đơn vị trực thuộc SGD VRB và tại Hội sở SGD VRB. Tại SGD VRB, nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh thường xuyên, doanh số lớn nên các cán bộ có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm để xử lý an toàn các giao dịch thanh toán quốc tế. Tại các Phòng giao dịch, do doanh số thấp, ít giao dịch phát sinh nên các cán bộ phải kiêm

77

nhiệm nhiều nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản, chuyên sâu nên khả năng xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế còn yếu.

Để khắc phục tính dàn trải trong hoạt động thanh toán quốc tế, SGD VRB đã xây dựng một mô hình thanh toán quốc tế tập trung thống nhất, chuyên sâu trong toàn hệ thống SGD, trong đó đứng đầu là Phòng Thanh toán quốc tế có nhiệm vụ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế về mặt nghiệp vụ, các Phòng giao dịch đóng vai trò là vệ tinh, là đầu mối tiếp xúc, tư vấn, tiếp thị khách hàng để thu hút và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.

Tại hội sở SGD, đội ngũ cán bộ làm thanh toán quốc tế được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyên xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện ...Đây là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ xử lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu thông lệ và tập quán quốc tế, nhằm đảm bảo xử lý giao dịch thấu đáo, tránh các rủi ro tác nghiệp có thể phát sinh. Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh tại các Phòng giao dịch, được chuyển tới SGD bằng các phương tiện như fax, Scan, gửi chuyển phát nhanh.

Các Phòng giao dịch là đầu mối giao dịch với khách hàng, tư vấn, quản lý khách hàng, tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ do khách hàng xuất trình. Các chứng từ sau khi được chuyển về SGD bằng các phương tiện thích hợp sẽ được xử lý tại Phòng thanh toán quốc tế.

Các hạn mức được xây dựng trên cơ sở năng lực, trình độ trong hoạt động thanh toán quốc tế và mức phán quyết cho vay của từng Phòng giao dịch. Việc quản lý và phê duyệt giao dịch theo hạn mức vừa nâng cao được trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp, đẩy nhanh được tốc độ xử lý giao dịch tại

Phòng giao dịch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các giao dịch có trị giá lớn, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.

Các Phòng giao dịch không được phép thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế trực tiếp mà chỉ có chức năng quản lý khách hàng và làm đầu mối giao dịch với khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, bao gồm các nhiệm vụ:

- Tiếp xúc, mở rộng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. - Xây dựng hạn mức cho các sản phẩm liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của các khách hàng tại đơn vị.

- Trực tiếp nhận hồ sơ, chứng từ từ khách hàng. Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ theo quy định của từng nghiệp vụ cụ thể và tư vấn cho khách hàng trước khi nhận hồ sơ chứng từ.

- Làm cầu nối trung gian giữa Sở giao dịch và khách hàng.

Việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo mô hình trên đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó việc chuyên môn hoá trong xử lý giao dịch sẽ góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý, phân tích thông tin

Như đã phân tích, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới nên thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nghiệp vụ là vô cùng lớn và có nguồn gốc rất đa dạng. Mặt khác, các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, có khi thông tin chỉ đến chậm một vài giây là ngân hàng đã tổn thất một khoản tiền rất lớn, ví dụ như trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Do đó,

79

việc nắm bắt, thu thập, xử lý, phân tích thông tin vừa là một yêu cầu, vừa là một nhu cầu tất yếu của các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

Để thực hiện tốt việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin, SGD VRB cần phải:

Thứ nhất, cần phân công hai cán bộ chuyên trách về việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin. Nhiệm vụ của họ là nắm bắt và xử lý tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung, liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói riêng như: biến động tỷ giá, sự thay đổi lãi suất trên thị trường, các sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đầu tư của ngân hàng... Do đó, họ không chỉ phải am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng nói chung, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói riêng mà còn phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt, xử lý thông tin để từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng đưa ra các quyết sách hợp lý, đúng đắn trong từng thời kỳ.

Thứ hai, SGD VRB cần trang bị hệ thống máy cập nhật thông tin hiện đại và giao dịch nối mạng toàn cầu của các hãng tin lớn như: Reuteurs, Bridge Telerate. Với dịch vụ tài chính Reuteurs, ngân hàng còn có thể sử dụng dịch vụ Reuteurs Monitor để cung cấp thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System để hỗ trợ cho các nghiệp vụ như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.

Thứ ba, SGD VRB cần giữ mối liên hệ thường xuyên với Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNN, Ban Quản lý rủi ro của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Hội sở chính để có những thông tin chính xác, cụ thể về những biến động trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời có thể tham khảo các biện pháp xử lý thông tin từ các tổ chức này.

Đối với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, nguồn thu bền vững và mang lại lợi nhuận to lớn chủ yếu từ các dịch vụ. Muốn trở thành ngân hàng tiên tiến trong khu vực thì trước tiên, SGD VRB phải có nguồn thu lớn từ dịch vụ, có như vậy SGD VRB phải từng bước chuyển hóa kinh doanh đơn thuần sang kinh doanh đa năng. Mặt khác, để tồn tại và theo kịp xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, hệ thống NHTM và đặc biệt là SGD VRB phải thực hiện chuyển đổi tiến tới có một định chế tài chính bền vững theo xu thế hoạt động của các tổ chức tín dụng quốc tế mạnh. Vì vậy, trong việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, SGD VRB có thể phát triển các dịch vụ sau:

3.2.3.1. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM hiện đại. Hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn có khả năng mang lại lợi nhuận lớn cho người đầu tư, kinh doanh nó. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại của bản thân SGD VRB, đối với khách hàng của Ngân hàng và của cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, do đối tượng phục vụ là các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay có quy mô nhỏ nênnghiệp vụ này chưa thực sự phát triển. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ còn bất cập, nghiệp vụ chưa đa dạng, từ đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn nhiều hạn chế. Do vậy, để có thể mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, yêu cầu đặt ra đối với SGD VRB là:

- Phòng Kinh doanh ngoại tệ phải được trang bị và tổ chức hiện đại, thỏa mãn một số yêu cầu trang bị hệ thống máy cung cấp tin tức, lãi suất, tỷ giá của Reuteurs hoặc Telerate Bloomberg, có các máy tính giao dịch nối mạng có lắp đặt phần mềm tính toán thống kê, dự báo tỷ giá các giao dịch, hệ

81

thống thiết bị thông tin cần thiết khác như điện thoại, fax, telex... để có thể liên lạc trực tiếp với bất kỳ ngân hàng nào trong cùng hệ thống cũng như khác hệ thống.

- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh: Ngân hàng cần lập kế hoạch cơ cấu dữ trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hóa các loại ngoại tệ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào USD, phân tích rủi ro, thích nghi với những biến động bất thường về tỷ giá.

- Đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ sẽ giúp SGD VRB mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trong hoạt động này, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ khác, góp phần vào sự phát triển chung của ngân hàng. Do hiện nay mới chỉ có nghiệp vụ Spot nên SGD VRB cần triển khai thêm các nghiệp vụ khác như Forward, Option.

- Cần thực hiện nguyên tắc mua đủ bán hết nhưng cũng cần linh hoạt điều chỉnh mức trạng thái ngoại tệ tối ưu, ít rủi ro nhưng phải có hiệu quả bởi nếu duy trì trạng thái ngoại tệ ở điểm cân bằng thì có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi không có đủ ngoại tệ cho nhu cầu bất ngờ của khách hàng.

- Lập chiến lược kinh doanh ngoại tệ cụ thể, thực sự hiệu quả căn cứ vào kế hoạch do người phụ trách kinh doanh đối ngoại đưa ra trên cơ sở tổng hợp số liệu, phân tích số liệu. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ về các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro.

3.2.3.2. Dịch vụ đầu tư tài chính

Thứ nhất, mua cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. SGD VRB có thể mua cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính

lành mạnh, sản xuất kinh doanh tốt, có đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các công ty kinh doanh bất động sản, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh trong và ngoài nước để khai thác các tài sản thế chấp, cầm cố.

Thứ ba, liên doanh với các doanh nghiệp trong những dự án khả thi, có hiệu quả, thậm chí có thể tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng bằng việc nắm giữ lượng cổ phần cần thiết trong các doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay tiền và có thành viên trong Ban giám đốc để quản lý doanh nghiệp này.

Đây là dịch vụ mới, khả năng mang lại lợi nhuận cao cho SGD VRB nhưng rủi ro cũng rất lớn, đòi hỏi SGD VRB phải có số vốn lớn, trình độ quản lý tốt, có khả năng kiểm soát và xử lý rủi ro, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, am hiểu pháp luật và tính quyết đoán cao, nắm bắt thông tin nhanh nhạy...

3.2.3.3. Dịch vụ tư vấn

Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu về tư vấn của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng lớn, việc thực thi chính sách kinh tế mở sẽ càng tạo điều kiện cho nhu cầu tư vấn phát triển mạnh mẽ. Dịch vụ tư vấn vừa mang lại khoản thu nhập cho ngân hàng vừa thực hiện được việc kiểm soát khách hàng, lại ít cần những thiết bị phục vụ hiện đại, riêng có. Ngân hàng có thể cung ứng thông tin khách hàng, thông tin thị trường, tư vấn lập dự án đầu tư, phân tích dự án đầu tư, tư vấn các dịch vụ liên quan đến tín dụng ngân hàng...

83

Trước mắt, SGD VRB có thể triển khai thí điểm tại Hội sở SGD do tại Hội sở SGD tập trung được các điều kiện về vật chất và nhân lực có chuyên môn, tiếp đó sẽ triển khai dịch vụ này tại các chi nhánh và Phòng giao dịch.

Để thực hiện tốt dịch vụ này, SGD VRB cần phối hợp với Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNN, Ban quản lý rủi ro của Hội sở VRB, các ngân hàng đại lý... để thu thập thông tin và xử lý kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn của khách hàng.

3.2.3.4. Dịch vụ Home - banking, Office - banking

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang ngày một phát triển. Dịch vụ Home - banking, Office - banking với các tiện ích nổi trội như giảm thời gian và chi phí thanh toán, quan trọng hơn là giảm rủi ro trong thanh toán đang hấp dẫn nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ này. Về phía ngân hàng, ngân hàng có thể cung cấp một phương tiện giao dịch tiên tiến cho khách hàng, giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời là cơ hội để tăng nguồn vốn, giảm chi phí giao dịch các ngân hàng và tăng thu nhập về phí dịch vụ, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng có thể mở rộng dịch vụ phục vụ khách hàng trong khi không cần phải mở thêm chi nhánh và mạng lưới kinh doanh mới. Tiện ích cho khách hàng là giao dịch nhanh chóng tiện lợi hơn, cập nhật hơn và chi phí rẻ hơn.

Do đó, dịch vụ này cần được SGD VRB triển khai trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán đến từng khách hàng, giúp khách hàng chủ động theo dõi, giám sát các giao dịch của mình một cách chính xác. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước ngoài tại trụ sở, văn phòng làm việc hoặc nhà riêng của mình mà không cần phải đến ngân hàng.

Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ này yêu cầu cao về mặt công nghệ, vốn và nguồn nhân lực có chất lượng. Bởi vậy, SGD VRB cần phải:

- Căn cứ vào đặc điểm và tiềm lực của mình để hoạch định các chiến lược phát triển phù hợp, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.

- Tùy theo khả năng tài chính của ngân hàng cần ưu tiên vốn đầu tư cho

việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số vào các dịch vụ ngân hàng. - Đào tạo đội ngũ nhân viên vừa có trình độ công nghệ thông tin, vừa có trình độ công nghệ ngân hàng tiên tiến, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt về cá dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANHVIỆT NGA (Trang 92)