- Xây dựng chính sách thương mại ổn định, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Mỹ, Nhật bản, EU, ASEAN, Trung Quốc, Đông Âu... Xây dựng thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu thông
qua việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi suất cho vay.
- Thành lập quỹ tín dụng xuất khẩu để tiến tới thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu với chức năng tài trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó có bão lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
- Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 vào các quy trình huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, và cung ứng nguồn lực.
- Quy định phân công, phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận.
105
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và
an toàn dữ liệu. Xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục. - Trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro.
- Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, cần có những biên pháp quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhưng không đi ngược lại tiến trình hội nhập của Việt Nam trong WTO và AFTA.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và thực trạng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của SGD VRB hiện nay, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đưa SGD VRB tới gần mô hình của một NHTM hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh khi hội nhập vào kinh tế thế giới. Đồng thời chương 3 cũng đã đưa ra các kiến nghị nằm tạo điều kiện cho SGD VRB thực hiện quá trình này.
KẾT LUẬN
Nếu xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu thì các NHTM Việt Nam nói chung, SGD VRB nói riêng mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế để có thể gia nhập thành công vào cộng đồng tài chính quốc tế cũng là một xu thế tất yếu. Mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đa dạng, tiện ích không chỉ là việc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động, số lượng nghiệp vụ mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng từng nghiệp vụ cụ thể, tức là mở rộng phải đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến mạnh mẽ, các ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn có cả các ngân hàng nước ngoài với những ưu thế vượt trội. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã đưa hệ thống Ngân hàng Việt Nam đến những cơ hội và thách thức mới, việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM, trong đó có SGD VRB. Mặc dù đã có những thành tựu to lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng hoạt động của SGD VRB vẫn bộc lộ những hạn chế trong việc quản lý, sử dụng vốn và đặc biệt là trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Những vấn đề này có nguy cơ làm cho hiệu quả kinh doanh của SGD VRB giảm sút và đi đến tụt hậu. Chính vì vậy, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, luận văn khái quát kết quả nghiên cứu về mở rộng ngân hàng ngân hàng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của SGD VRB như sau:
1. Hệ thống hóa nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và những rủi ro mà ngân hàng đối mặt phải khi thực hiện các nghiệp vụ này, chỉ ra tính tất yếu phải mở
107
rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Đồng thời trên cơ sở phân tích có chọn lọc kinh nghiệm một số ngân hàng lớn, luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
2. Phân tích thực trạng thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong thời gian qua, chỉ rõ những thành công cũng như những hạn chế cần khắc phục, chỉnh sửa.
3. Đưa ra những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng nghiệp vụ này, đưa Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga tới gần mô hình của một NHTM hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh khi hội nhập vào kinh tế thế giới.
Với sự cố gắng và nỗ lực trong nghiên cứu, lý luận và trên cơ sở số liệu thực tiễn, tác giả hy vọng những giải pháp nêu ra sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc thực hiện thành công mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ nhà nước Việt nam (2006), Nghị đinh số 160/2006/NĐ-CP về Qui định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối, Hà nội
2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ngân hàng liên doanh Việt Nga(2006), Quitrình thanh toán quốc tế, Hà nội 4. Ngân hàng liên doanh Việt Nga(2006), Quitrình tiền gửi, Hà nội
5. Ngân hàng liên doanh Việt Nga(2006), Quitrình chuyển tiền trong nước,Hà nội 6. Ngân hàng liên doanh Việt Nga(2007), Quitrình thiết lập Quan hệ đại lí,Hà nội 7. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2007), Qui trình Quản lí Rủi Ro, Hà Nội.
8. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2007), Qui trình chuyển tiền q uốc tế, Hà nội 9. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2007), Qui trình cho vay và quản lý tín dụng, Hà
Nội
10. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2010), Đề án chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2010-2015, Ban Dịch vụ khách hàng
11. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2007), Xây dựng mô hình TA2-VRB, Quản lý rủi ro, Hà nội
12. Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Lê Bích Ngọc (2010), “Phân tích SWOT về môi trường kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), tr.10-25.
13. Nguyễn Văn Tiến (2009), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nxb Thống kê, Hà Nội
14. Nguyễn Văn Tiến (2009), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, Nxb Thống kê, Hà Nội
15. Nguyễn Văn Tiến (2009), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội
16. Lê Văn Tề (2000), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội 17. Uỷ ban Quốc hội (2005), Pháp lệnh Quản lí Ngoại hối số 28/2005/PL-
UBTVQH11, Hà nội
109
thường niên/Báo cáo hoạt động, Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ, Hà Nội.
19. Sở giao dịch Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2009, 2010, 2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ, Hà Nội
Tiếng Anh
20. Federic S. Mishkin (1995), Money, Banking and Financial Markets, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
21. ICC (2007), UPC600 -the uniform customs and practice for documentary credits, 2007 Revision, ICC Publication no.600
22. ICC (2007), International Standard Banking Practice (ISBP681)
23. ICC (2007) Supplement to the uniform customs and practice for documentary credit for electronic presentation (eUCP 1.1 2007 ICC)
24. ICC (2008) Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursements under documentary
credits, ICC Publication no.725
25. ICC (2010), The URDG 758 are the Uniform Rules for Demand Guarantees.,
Paris, France
26. ICC (1998) The International Standby Practices - ISP98 1998 27. ICC(2000), INCOTERMS 2000
28. Peter S. Rose (2000), Commercial Bank Management, Nxb Tài chính 29. Wachovia bank (2010), Clearing system in USD, RMB, EUR AND JPY,
Hongkong
30. Wachovia bank (2010), Payment method, Hongkong, China