các văn bản chỉ đạo phải được chuẩn mực. Điều này có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Bởi vì muốn thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng cần thiết phải thực hiện theo các tiêu chuẩn ISO về chất lượng tín dụng.
1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. - Nhân tố chủ quan của bản thân NHTM:
+ Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Một số vụ án lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ NH cùng vứi khách hàng làm giả hồ sơ vay vốn hay nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố lên cao so với thực tế để rút tiền NH. Mặt khác đạo đức cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực còn có thể bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ nhưng 1 cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhưng tha hóa về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì rất nguy hiểm đối với NH chủ quản khi bố trí cán bộ này trong công tác tín dụng. Do vậy cần phải chú ý đào tạo song hành cán bộ về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
+ Nội dung quy trình rủi ro tín dụng: Các NHTM tiếp tục hoàn thiện cải tiến quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
+ Chính sách tín dụng: Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho việc thực hiện trong thực tiễn. Mặt khác, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét, quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian cho vay. Vì vậy, cần thiết phải thường xuyên nâng cao quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xẩy ra.
+ Biện pháp: rủi ro tín dụng xẩy ra phản ánh rõ nét những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM, những biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động phải thực hiện một các đầy đủ, triệt để. Đặc biêntj là các biện pháp liên quan đến yếu tố con người.