chính
sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận
xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng.
Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong
các tài
sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tíndụng dụng
và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.
và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.
1.3.2.2 Bài học thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM ở Việt Nam
Từ cách điều hành của 3 NH tại 3 quốc gia hàng đầu về tài chính - Ngân hàng cho thấy bài học thực tiễn quan trọng:
- Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp:
+ Các NHTM đang tự tìm ra những bài học sau thất bại của Lehman. Đó là xây dựng cho NH mình một chiến lược đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển trong nước. Tuy nhiên, vẫn phải mang tính đặc thù riêng của từng vùng, từng khu vực.
+ Chiến lược kinh doanh cùng việc quản trị rủi ro cần phải được cải thiện và nâng cao.
Thực sự mà nói, hệ thống quản trị rủi ro của Lehman rất tốt song đã không thể phòng ngừa được một cuộc khủng hoảng “trăm năm có một” này. Lehman chết không phải do thanh khoản mà là do lỗ kinh doanh ngày một tăng cao. Tuy nhiên, một chiến lược kinh doanh thận
trọng luôn có tác dụng giảm thiểu tác động của các điều kiện bất lợi của thị trường và tăng cường khả năng chống đỡ. Trong hoàn cảnh Việt Nam, khi các ngân hàng chưa có hệ thống quản trị rủi ro tốt thì chiến lược kinh doanh thận trọng càng có ý nghĩa hơn nhiều.