nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc
về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý Nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.
- Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng
(Credit swap)... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ có 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ có một số điểm chưa phù hợp cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu).
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước:
Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức
yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó, khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín dụng độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.
Thực hiện thí điểm tại một số NH TMCP về cách phân loại nợ theo phương pháp hiện đại để hướng tới chuẩn mức quốc tế. Từ đó, đưa ra lộ trình để các NHTM thực hiện chính sách này một cách an toàn hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Đề nghị với NHNN giao quyền trực tiếp cho các Chi nhánh trong việc xử lý rủi ro bằng việc phát mại tài sản hoặc Cử cán bộ của trung tâm quản lý và khai thác tài sản đóng tại từng khu vực. Có như vậy các Chi nhánh mới chủ động hơn trong việc thực hiện phát mại thu hồi vốn NH đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn tránh tình trạng vốn của NH bị ứ đọng trong các khoản nợ có vấn đề.
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Để tách biệt về chức năng quản lý rủi ro tín dụng với lợi ích của Chi nhánh nhằm nâng cao tính phản biện tín dụng một cách khách quan trung thực nhất thì cần thiết thực hiện việc không thành lập Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ có vấn đề tại Chi nhánh mà thiết lập Phòng này tại các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức năng trong khu vực quản lý. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính độc lập và khách quan trong các quyết định tín dụng của bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đồng thời việc đặt tại các khu vực giúp cho Phòng quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ có vấn đề có điều kiện nắm bắt được những đặc điểm, tình hình địa phương và thị trường nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của các Chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc
quyết. Do đó, nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho Bộ phận Quản lý nợ có vấn đề, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn.
Giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh khi không xác định giới hạn tín dụng. Xác định giới hạn tín dụng đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp dựa trên sử dụng công cụ định lượng mang tính khoa học và được thực hiện định kỳ. Đây là một công việc quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, ảnh hưởng rất lớn khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do đó cần giao cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng khu vực tái thẩm định và thực hiện, là một bộ phận quản lý giám sát tín dụng độc lập với hoạt động của Chi nhánh, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh.
Cần có các quy định quy chế mở rộng đối tượng được cấp giới hạn tín dụng là các khách hàng cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh. Từ đó tạo sự công bằng trong việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là cá nhân với đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.
Phát triển nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là nhóm khách hàng mà NH TMCP CT chưa thực hiện đầu tư tín dụng cho các chi nhánh trong thời gian qua Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và việc gia nhập vào tổ chức WTO, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang ngày một gia tăng. Thực tiễn đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp FDI của một số Chi nhánh thí điểm trong hệ thống cho thấy đây là nhóm khách hàng thường có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh, do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng. Do đó đây là phân khúc thị trường cần có sự quan tâm nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị chu đáo cho sự tăng tốc trong tương lai
Cập nhật và bổ sung thường xuyên sổ tay tín dụng: Sổ tay tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Năm 2004 NH TMCP CT VN đã ban hành sổ tay tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Từ đó đến nay, mặc dù đã có nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển của các sản phẩm tín
để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.
Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng cần phải được thêm nhiều yếu tố về tính địa phương của từng vùng. Có như vậy mới phản ánh được hết mức độ rủi ro tổng quát của từng khách hàng.
Thành lập Trung tâm cảnh báo rủi ro tín dụng của NH TMCP CT VN điều này đang được các NHTM thực hiện trong việc kinh doanh của mình. Ban hành các văn bản về từng loại hình, lĩnh vực, đối tượng có mức độ rủi ro trong thời gian vừa qua. Từ đó đưa ra các chính sách biện pháp nhằm hạn chế hay kích thích việc cấp tín dụng cho đối tượng này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của NH TMCP CT BN; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin,... góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ; NHNN và NH TMCP CT VN một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của NH TMCP CT BN cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập nói chung, tại vùng quê Kinh Bắc nói riêng.
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính - Ngân hàng
trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam nói chung và NH TMCP CT VN nói riêng. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ công tác quản trị rủi ro. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản trị và chất lượng quản trị tại NH TMCP CT BN là điều cần thiết để đưa ra các giải pháp không chỉ nhằm hạn chế ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động kinh doanh của NH mà còn giúp cho NH thực hiện được một tiến trình nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi
sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại NH TMCP CT BN, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh
Bắc Ninh, tác giả đã đề xuất và kiến nghị với các cấp chính quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên, do
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt:
1. Fredire S. Mishkin: “Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính ” Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội -1995.
2. Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam.
3. Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh doanh hàng năm (2005 -2009) của NH TMCP CT BN
4. Báo cáo phân tích chất lượng nợ quá hạn và nợ xấu hàng năm (2005-2009) của NH TMCP CT BN
5. Báo cáo nguồn xử lý rủi ro tín dụng hàng tháng (Tháng 01/2007 - 12/2009) của NH TMCP CT BN
6. Chu Văn Thái (2007), “Bàn về quyền chủ nợ của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng số 6 năm 2007.
7. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
9. PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập
WTO”, Tạp chí Ngân hàng số 1 năm 2008 trang 32, 33, 34, 35.
10. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
11. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Nhà xuất bản Thống kê.
12. Vụ các ngân hàng - Ngân hàng nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu — nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thông tin tín dụng của NHNN, số 7 đến số 14 năm 2007.
B. Tiếng Anh:
1. David H.Pyle (07/1997), Banking risk management: Theory
2. Joel Bessis (2003), Risk Management in Banking
1. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new millennium.
2. Hennie van Greuning - Sonjatanovic (1999), Analyzing banking Risk, the world Bank.
3. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication.
4. World bank (2001), Banking Reform in Vietnam.
ế xã hội:http://www.vnexpress.net; http://www.vneconomy.vn; http://www.Vietbao.com,...