- Đối với nợ nhóm 5: Năm 2005 đạt 71 triệu đồng chiếm 0.02% so với tổng dư nợ của năm, Năm 2006 và năm 2007 nhóm nợ này đều không phát sinh Đến năm 2008 đạt 45.145 triệu
000 III Kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ gốc khi đến hạn
3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả
được công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Định hướng của NH TMCP CT VN là “Phát triển an toàn - Hiệu quả hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Dựa trên cơ sở định hướng này, NH TMCP CT BN cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phản ánh được chính sách tín dụng của NH TMCP CT VN trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.
- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.
- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của NH TMCP CT BN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được của toàn hệ thống. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của NH TMCP CT BN so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và kỹ càng. Trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh và sự phát triển gần đây, NH TMCP CT BN sẽ cụ thể hóa chính sách tín dụng tập trung theo các nội dung sau:
- về chấm điểm và xếp hạng tín dụng: Cần xây dựng một chính sách chấm điểm và xếp hạng tín dụng cụ thể căn cứ trên nhiều yếu tố. Các yếu tố chung và các yếu tố đặc thù. Có như vậy mới phản ánh hết được mức độ rủi ro tổng quát của từng khách hàng. Hơn nữa, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng còn làm căn cứ cho các quyết định tín dụng về sau. Do đó, các chỉ tiêu này phải thường xuyên được cập nhật và thay đổi theo từng thời kỳ phù hợp với chỉ đạo của NH TMCP CT VN.
- về chính sách khách hàng: Căn cứ trên việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ,... Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.
- về định hướng khách hàng:
+ Chú trọng đầu tư tín dụng cho các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển DNNvv là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có
Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010). Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNNVV như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.. .Các định chế tài chính quốc tế đang chú ý tập trung đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như IFC
(Công ty tài chính quốc tế thuộc WB), SMEDF (Quỹ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa do Liên minh châu Âu tài trợ và được quản lý bởi Quỹ hỗ trợ phát triển trước đây),
JBIC (Chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do JBIC tài trợ vốn vào năm 2002), JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản hỗ trợ cho các SMEs trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế), DEG, KFW (Nguồn tài trợ của Ngân hàng trung ương cộng hòa liên bang Đức tài trợ cho các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa)...Do đó, các cá nhân kinh doanh và các DNNVV sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Tuy nhiên, đầu tư tín dụng cho các cá nhân kinh doanh và các DNNVV của NH TMCP CT BN còn thấp (chỉ đạt 271.038 triệu đồng tương đương 17,06% trên tổng dư nợ năm 2009),
mặt khác nền kinh tế trong tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ. Việc đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước gặp rủi ro lớn trong khi thể hiện nhiều tính bất cập trong công tác quản lý điều hành và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, sự xuất hiện của nhiều NH TMCP trên một địa bàn nhỏ, hẹp kết hợp với trình độ của cán bộ còn nhiều bất cập .thì khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay của NH TMCP CT BN sẽ rất hạn chế. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trường khách hàng cá nhân kinh doanh và DNNVV là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế trong tỉnh, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào khách hàng cá nhân và DNNVV trở nên quan trọng do đối tượng này thường có tài sản bảo đảm đầy đủ, do khoản cấp tín dụng giá trị nhỏ, rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hưởng không lớn. Mục tiêu cần đạt được trong đầu tư tín dụng đối với phân khúc này là dư nợ chiếm 20% - 25% tổng dư nợ trong năm 2010 và tăng dần tỷ trọng này trong tương lai.
+ Phát triển tín dụng cá nhân trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay CBCNV, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô...)
trên cơ sở có lựa chọn và theo lộ trình. Trong phát triển các sản phẩm bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng, cần có sự cân nhắc giữa vấn đề lợi ích và khả năng quản lý do không chỉ là phân khúc thị trường đã được NH TMCP CT BN thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cũng vẫn cần có sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ (trả lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác.), đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng. Hiện nay, tỷ trọng dư nợ của nhóm tư nhân, cá thể chỉ chiếm 2,28% trong tổng dư nợ của NH TMCP CT BN và định hướng đưa tỷ trọng này lên 8% - 10% trong năm 2010.