- Đối với nợ nhóm 5: Năm 2005 đạt 71 triệu đồng chiếm 0.02% so với tổng dư nợ của năm, Năm 2006 và năm 2007 nhóm nợ này đều không phát sinh Đến năm 2008 đạt 45.145 triệu
000 III Kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ gốc khi đến hạn
2.3.1 Những kết quả đạt được về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Bắc Ninh
Thương mại cổ phần Công Thương Bắc Ninh
* Cơ cấu tổ chức:
Được phân bổ theo chính sách chuyên chế. Điều này có nghĩa rằng trong ban giám đốc chi nhánh sẽ được phân chia trách nhiệm đối với từng vị trí. Giám đốc phụ trách chung. Ngoài ra, còn phụ trách các Phòng giao dịch cấp I, Phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề. Phó giám đốc 1 Quản lý: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân; Phó giám đốc 2 quản lý các phòng còn lại. Do vậy, về cơ bản cơ cấu tổ chức của NH TMCP CT BN được điều chỉnh theo tính chất chuyên môn hóa để khi xảy ra rủi ro tại khâu nào, bộ phận nào sẽ có người phụ trách và xử lý kịp thời.
* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng:
- Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.
- Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của NHNN và NH TMCP CT VN.
- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ được chia làm 02 loại mỗi loại đều có 10 hạng:
+ Đối với khách hàng cá nhân: Bao gồm: Aa+, Aa, Aa-, Bb+, Bb, Bb-, Cc+, Cc, Cc-, C, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ Cc+ trở xuống sẽ không cho vay.
+ Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp: Bao gồm: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C. Những khách hàng có mức tín dụng từ BB+ trở lên sẽ được cho vay, khách hàng cũ xếp hạng BB và BB- sẽ trình NH TMCP CT VN, còn dưới chuẩn này sẽ không cho vay.
Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.
- Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng không tuân thủ các quy định của pháp luật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thời thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với các khách hàng có dấu hiệu rủi ro (được quy định cụ thể cho từng loại khách hàng). Hoặc những khách hàng có nợ dưới chuẩn theo quy định đều không được cấp tín dụng theo quy định của NH TMCP CT VN.
- Nỗ lực trong việc giảm nợ quá hạn: Chi nhánh đã nỗ lực trong công tác thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu. Trong năm 2009 chi nhánh đã thu hồi nợ quá hạn tính bình quân hàng tháng từ 250 - 500 triệu đồng. Chỉ tiêu này được phản ánh bằng tỷ lệ nợ xấu thực/Tổng dư nợ thực đã giảm đi.
- Các khách hàng mới đều được thẩm định rủi ro tín dụng độc lập 100% theo đúng các quy định, văn bản hiện hành của NHNN và NH TMCP CT VN.
- Các khách hàng có nợ quá hạn đều có TSBĐ cho NH phát mại để thu hồi nợ. Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó NH TMCP CT BN cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay... Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
* Chính sách phân bổ tín dụng:
- Phân bổ theo đối tượng khách hàng: thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng dựa trên năng lực, vị trí của từng phòng, ban; chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng đối với những đối tượng khách hàng có chất lượng tín dụng bảo đảm, khống chế dư nợ tín dụng tối đa và giảm dần mức dư nợ đối với các đối tượng khách hàng có chất lượng tín dụng xấu.
- Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: Bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn.
- Phân bổ theo loại hình sản phẩm, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra, đa dạng hóa mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế.
* Thẩm quyền phán quyết
Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân cụ thể theo từng cấp bậc trong NH (Thẩm quyền phán quyết của Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, các Trưởngphó phòng chức năng ...)
* Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN và văn bản hướng dẫn của NH TMCP CT VN, đặc biệt những khoản nợ xấu sẽ tăng cường đánh giá khả năng trả nợ với tần suất nhiều hơn để phục vụ công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Định hướng của
NH trong thời gian tới sẽ thực hiện phân loại nợ trên cơ sở xếp hạng khách hàng và tiến tới trích lập dự phòng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định hiện hành đầy đủ và kịp thời theo đúng các văn bản chỉ đạo của NH TMCP CT VN. Hàng tháng, triển khai việc phân loại và trích lập dự phòng. Hàng quý có tính toán số tiền phải chuyển về quỹ dự phòng hoặc được hoàn từ quỹ dự phòng.
- Tích cực chủ động trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn và khoanh vùng mức độ thiệt hại. Trong năm 2008 đã trích dự phòng rủi ro cho khoản vay của công ty cổ phần Kính Đáp Cầu số tiền là 32.332 triệu đồng. Năm 2009 đã trích nguồn dự phòng rủi ro để xử lý khoản nợ xấu của công ty TNHH Thịnh Cường số tiền là 8.972 triệu đồng. Điều này đã khoanh vùng mức độ thiệt hại của NH TMCP CT BN. Đặc biệt, cuối năm 2009 đã thu hồi nợ đã xử lý rủi ro của công ty cổ phần kính Đáp cầu được 6,5 tỷ đồng.
* Các quy định về báo cáo, kiểm tra giám sát rủi ro
Thực hiện các báo cáo theo định kỳ về chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống để đánh giá công tác quản lý rủi ro, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực trong công tác thu hồi nợ quá hạn. Bằng chứng rõ nhất là trong năm vừa qua Giám đốc cùng trưởng phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề trực tiếp chỉ đạo toàn bộ các cán bộ tín dụng có phát sinh nợ quá hạn trực tiếp đến từng đơn vị đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Các cán bộ có nợ quá hạn phát sinh phải dừng ngay việc cho vay tập trung thu hồi nợ quá hạn; Phải báo cáo thường xuyên số tiền thu hồi, thời gian thu hồi và biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro trong từng ngày, từng tuần, từng tháng. Hàng ngày, phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề sẽ thông báo nợ quá hạn của từng cán bộ tín dụng để Giám đốc chỉ đạo.