Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính Dự án

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)

Chất lượng thẩm định tài chính dự án mang nhiều yếu tố chủ quan của người đánh giá. Do vậy, khi tiến hàng xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án sẽ bao gồm không chỉ là yêu cầu và trách nhiệm của tổ chức xây dựng hệ thống mà còn là yêu cầu của tất cả hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có một cơ quan chức năng nào thực hiện điều này, đa phần được hình thành theo cách nhìn nhận hay mục tiêu của Ngân hàng vào từng thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, ta có thể đưa ra một số chỉ tiêu thường được sử dụng để

29

đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án như sau: - Thẩm định đúng quy trình khoa học và toàn diện;

- Thông tin thu thập đa dạng, được sử dụng tốt để làm căn cứ cho ra quyết định đánh giá khách quan;

- Công tác tổ chức và quản lý bộ máy thẩm định phù hợp với hoạt động của Ngân hàng;

- Thẩm định với thời gian ngắn, chi phí thấp trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu; - Phát hiện và dự báo tốt các xu hướng, các rủi ro liên quan đến quá trình đầu

tư, có biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro;

- Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá Dự án phù hợp với từng Dự án;

Ngoài ra, dưới góc độ của Ngân hàng còn bao gồm một số chỉ tiêu:

- Dự án có khả năng thu hồi nợ hay không? Làm sao để Dự án không có nợ quá hạn;

- Đóng góp của Dự án vào nền kinh tế quốc dân là nhiều hay ít, có thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội hay không?

Nếu như công tác thẩm định Dự án được thực hiện với chất lượng tốt và đáp ứng đủ các yêu cầu thì quyết định tài trợ của Ngân hàng sẽ đảm bảo được:

- Tăng lợi nhuận cho Ngân hàng;

- Giảm thiểu tối đa rủi ro đem lại cho Ngân hàng trong quá trình cho vay Dự án.

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w