Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án vay vốn

Một phần của tài liệu (Trang 113 - 119)

Mục tiêu của bất kỳ ngân hàng nào khi cho vay là thu hồi nợ và lợi nhuận cho ngân hàng. Vì thế, khi thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp, ngân hàng thường quan tâm chú trọng thẩm định khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Mặt khác, do rào cản về hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên môn của dự án, do khó khăn trong việc khai thác, phân tích thông tin, nên các khía cạnh thị trường, kỹ thuật của dự án thường chưa được các ngân hàng thương mại quan tâm.

Tuy nhiên, để có thể đánh giá được toàn diện một dự án để kết luận về tính hợp lý, khả thi, hiệu quả của dự án, đòi hỏi công tác thẩm định dự án phải đảm bảo thẩm định đầy đủ các nội dung của dự án đầu tư: thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

93

và tính pháp lý của dự án, thẩm định khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tổ chức dự án, thẩm định hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội của dự án.

Mặc dù vậy, đối với các dự án của DNNVV có quy mô nhỏ, tính chất kỹ thuật không quá phức tạp (ví dụ đầu tư mua sắm phương tiện vận tải), việc thẩm định các nội dung của dự án có thể linh hoạt và tập trung vào thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Đối với nội dung thẩm định khía cạnh hiệu quả tài chính của dự án, cần chú ý các nội dung sau:

+ Thứ nhất, Cần xác minh và tính toán chính xác tổng vốn đầu tư của dự án. Việc xác định chính xác tổng vốn đầu tư của dự án sẽ là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng các phương án huy động vốn và trích khấu hao cho dự án. Đây là cơ sở để đánh giá dự án có khả thi về mặt tài chính (có huy động được vốn đúng tiến độ với số vốn theo cam kết) và hiệu quả về mặt tài chính hay không. Nguồn vốn đầu tư cho dự án quá cao hay quá thấp đều gây thiệt hại cho ngân hàng trong quá trình thực hiện thu hồi vốn vay bởi điều này gây ra sự lãng phí nguồn vốn và tăng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Tổng vốn đầu tư cần tính sát với thực tế để có thể tính toán chính xác hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Do đó, các cán bộ thẩm định cần tích cực tìm hiều thị trường, tính toán định mức kinh tế - kỹ thuật của từng ngành làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá lại nguồn vốn đầu tư của chủ dự án. Ngoài ra, nguồn chi phí mà chủ doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư cần được thẩm định kỹ càng, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các hợp đồng kinh tế và tất toán theo tiến độ đầu tư dự án đối với khách hàng có khoản vay theo món. Hoặc yêu cầu cầu khách hàng cung cấp giấy tờ chứng minh quá trình tham gia đóng góp vốn đối với một tỉ lệ theo quy định đối với các khoản vay theo hạn mức.

+ Thứ hai, tính toán doanh thu và chi phi phải dựa trên những khả năng có thể xảy ra và đánh giá theo thực tế thị trường. Ngân hàng cần xem xét về yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án sản xuất kinh doanh. Tờ trình thẩm định cần phải nêu rõ được tiềm năng thị trường, điểm mạnh, điểm yếu của dự án và sự ưu việt của sản phẩm đầu ra và vòng đời sản phẩm. Hiện nay, cán bộ thẩm định khi thực hiện thẩm

94

định thông số về giá cả sản phẩm chỉ mới quan tâm đến giá cả hiện tại sau đó tính thêm giá trị tăng giá của sản phẩm theo chỉ số lạm phát. Như vậy, yếu tố biến động giá cả còn được tính toán khá đơn giản bởi có những sản phẩm mà giá cả của nó không tăng theo các năm dù có lạm phát mà thậm chí còn bị giảm do sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế. Đồng thời xem xét đến tính khả thi khi tiêu thụ các sản phẩm, công suất sản xuất để trả lời cho câu hỏi hiệu quả của dự án. BIDV Tây Hà Nội đã có những bài học trong việc cho vay những sản phẩm có vòng đời tương đối ngắn do sự nhìn nhận của chủ đầu tư cũng như ngân hàng chưa nắm rõ được xu thế của thị trường. Đây thực sự là những bài học lớn và luôn cần những câu trả lời từ thực tiễn bởi việc việc xem xét yếu tố nguyên liệu đầu vào, giá cả tại từng thời điểm và các yếu tố liên quan cấu thành nên yếu tố giá đầu vào đầu ra cần được tính toán một các chi tiết có khoa học chứ không nên chỉ xác định đơn giản dựa theo yêu trượt giá từ lạm phát, cần phải tính toán dựa trên cả các biến về cung cầu thị trường, sự cạnh tranh và vòng đời của sản phẩm. Các loại chi phí như chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí lãi vay, chi phí khác cũng cần có sự thẩm định cẩn thận của cán bộ thẩm định dựa theo thực tế các doanh nghiệp, dự án tương đương trên thị trường.

Cách tính khấu hao, các chủ đầu tư thường đưa chi phí khấu hao lớn và chiết khấu nhanh bởi cách tính khấu hao sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu về NPV, IRR. Trong đó, việc tăng chi phí mua tài sản cố định đồng nghĩa với việc tăng chi phí được khấu hao làm giảm chi phí thuế của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng có một khoản trích ra từ chi phí khấu hao để trả nợ cho ngân hàng. Các tính toán này khiến cho các ngân hàng dễ nhầm lẫn khi tính toán, bởi thực tế đây chỉ là những con số từ sổ sách, nó chỉ mang ý nghĩa khi cách tính khấu hao của dự án là phù hợp và khả năng sản xuất cũng như khả năng tiêu thụ đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần xem xét giá trị khi thanh lý tài sản của dự án bởi trên thực tế các tài sản vẫn còn giá trị sử dụng thì vẫn còn khả năng thanh lý, do đó cần đánh giá đúng giá trị có thể thanh lý của tài sản.

+ Thứ ba, Cần xác minh tỷ suất chiết khấu phù hợp: Đây là yếu tố quan trọng quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Lãi suất chiết

95

khấu sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để xét sự đánh giá của các DAĐT. Tại Việt Nam, lãi suất cho vay thường dao động với một biên độ dao động khá lớn, các khoản vay đầu tư dự án thường được ngân hàng áp dụng lãi suất vay thả nổi, điều chỉnh 6 tháng/lần, thậm chí là 3 tháng/lần. Điều này dẫn tới có sự biến động lớn về lãi suất và làm ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án. Do vậy, cần cân nhắc để tính toán tỷ suất chiết khấu cho phù hợp. Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn cần xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, chi phí cơ hội ảnh hưởng tới lãi suất như thế nào, lí do:

- Tỉ lệ lạm phát hàng năm: ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất, nếu tỉ lệ lạm phát này tăng thì lãi suất chiết khấu cũng tăng do khi tính lãi suất chiết khấu ta mới chỉ tính tới lãi suất chiết khấu thực tế để bù đắp cho dự án mà chưa xét tới yếu tố lạm phát.

- Chi phí cơ hội tồn tại khi ta phải lựa chọn giữa các phương án, chi phí cơ hội càng lớn khi tồn tại nhiều dự án đầu tư hoặc nhiều phương án đầu tư cho cùng một dự án.

- Chi nhánh có thể sử dụng các mức lãi suất không cố định dựa theo dự đoán và định hướng của ngân hàng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế để dòng tiền và yếu tố tài chính của dự án vẫn nằm trong sự kiểm soát của chi nhánh.

+ Thứ tư, Về việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DAĐT

Có nhiều chỉ tiêu để thẩm định tài chính dự án, tuy nhiên ngân hàng nên coi các chỉ tiêu: NPV, IRR, PP, DSCR là các chỉ tiêu cơ bản bởi các chỉ tiêu này là sự tổng hợp cơ bản, phản ánh hiệu quả, tính chất của doanh nghiệp vì các chỉ tiêu được xây dựng dựa trên bảng cân đối thu chi của dự án hàng năm. Tuy nhiên, khi kết hợp các chỉ tiêu để quyết định cho vay một dự án nhiều khi nó chỉ cho biết tỉ lệ sinh lời của dự án mà không thể làm nổi bật quy mô nguồn vốn hay lợi nhuận tuyệt đối của dự án. Nhiều dự án khi tính toán có hệ số IRR cao nhưng lợi nhuận thực tế lại ở mức thấp, bên cạnh đó NPV được giả định rằng dòng tiền của dự án được chiết

96

khấu theo chi phí vốn của dự án còn IRR thì tìm tỉ lệ chiết khấu dòng tiền dự án. Để đảm bảo độ tin cậy cho các chỉ tiêu khi tính toán, quan trọng là phải xác định được thời điểm phát sinh dòng tiền và quy mô của nó. Dòng tiền dự án nhiều khi không nhất thiết phải là những khoản chi phí vì có những khoản mục kế toán khi hạch toán chi phí nhưng trong thẩm định dự án không được tính vào dòng tiền vì nó không liên quan đến dòng tiền thực tế (chi phí khấu hao). Dòng tiền cũng độc lập tương đối với doanh thu từ dự án do doanh thu có thể tăng hoặc có thể giảm nhưng yếu tố tiền mặt không thay đổi do các khoản phải thu. Do đó, cán bộ thẩm định khi xác định dòng tiền cần lưu ý:

- Các dòng tiền phát sinh cần được giả định phát sinh vào thời điểm cuối kỳ. - Các khoản thu hồi: Vốn đầu tư vào tài sản cố định được thu hồi thông qua việc khấu hao tài sản cố định. Nếu tài sản đã thực hiện khấu hao xong nhưng vẫn còn có giá trị sử dụng và khả năng thanh lí thì khoản thu nhập từ thanh lí tài sản vẫn được tính vào dòng tiền tại thời điểm phát sinh và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như bình thường. Giá trị còn lại của tài sản cố định theo sổ sách kế toán được đưa vào chi phí trong kỳ làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị còn lại không được coi là dòng ra vì đó không phải khoản tiền ra thực sự. Tổng vốn đầu tư vào tài sản lưu động sẽ được thu hồi khi dự án kết thúc, được tính như một dòng tiền vào tại thời điểm cuối kỳ và không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Với dự án đầu tư thay thế, dòng tiền có một số đặc điểm: Dự án đầu tư mới có thể không làm gia tăng doanh thu nhưng làm giảm các khoản chi phí, do đó chi phí giảm cũng được coi là dòng tiền vào từ dự án mới.

Khi mua tài sản cố định mới thay thế cho tài sản cũ thì tiền thu được do bán tài sản cố định cũ được coi là dòng tiền vào của dự án. Thu nhập từ thanh lí tài sản và giá trị còn lại của tài sản ảnh hưởng đền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nếu giá trị thanh lí lớn hơn giá trị còn lại thì sẽ làm tăng thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Dòng tiền ròng từ dự án có thể bao gồm cả dòng tài chính hoặc không vì nó phụ thuộc vào đối tượng sẽ xem xét. Đối với ngân hàng, người ta thường tính toán dòng tiền dòng khi chưa bao gồm các khoản nợ bởi ngân hàng chỉ quan tâm tới khả

97

năng trả nợ và thời gian trả nợ từ dự án. Đối với chủ đầu tư, người ta quan tâm tới dòng tiền sau tài chính bởi nó thể hiện cho dòng tiền thực mà chủ đầu tư có khả năng có được khi thực hiện dự án.

Tổng vốn đầu tư của dự án được hiểu là số vốn của dự án có được tại thời điểm ban đầu hoặc là tổng vốn của dự án bao gồm các khoản huy động khác. Theo cách thứ nhất, chủ đầu tư thực hiện dự án và thời gian thu hồi vốn sẽ là thời gian chủ đầu tư thu hồi được vốn đã đầu tư. Theo cách thứ hai, thời gian thu hồi vốn sẽ là khoản thời gian mà dự án đã trả hết nợ cho ngân hàng, tức nếu tỉ lệ cho vay của ngân hàng càng lớn dựa theo tổng mức đầu tư thì ngân hàng sẽ càng gánh chịu nhiều rủi ro.

+ Thứ năm, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa vào nghiên cứu DAĐT ở trạng thái động. Hiện nay, ngoài 2 phương pháp chủ yếu hay dùng là thẩm định theo trình tự và phương pháp đối chiếu so sánh, công tác thẩm định DAĐT ở Ngân hàng đã đề cập đến việc thẩm định phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích kịch bản. Việc nghiên cứu hiệu quả của DAĐT trong điều kiện một hoặc một số yếu tố của dự án thay đổi giúp cho Ngân hàng thấy được tính ổn định trong các kết luận về tính hiệu quả của dự án, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai của dự án. Để thực hiện được điều này, các cán bộ thẩm định cần phải lựa chọn được các yếu tố không an toàn, cho các yếu tố này thay đổi theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số liệu ban đầu, sau đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án theo sự điều chỉnh này. Điều quan trọng khi sử dụng phương pháp này là phải dự đoán được xu hướng và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng. Đây cũng là cơ sở để xác định yếu tố nào có tác động lớn nhất đến dự án, nhằm đánh giá mức độ “an toàn” của dự án, từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp trong quá trình đưa dự án đi vào hoạt động. Do đó, trong phân tích kịch bản, Ngân hàng cần đưa ra tính toán hiệu quả tài chính của dự án ở phương án tốt nhất (chí phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào thấp nhất, giá bán sản phẩm cao nhất, công suất đạt cao nhất...) và phương án xấu nhất (chi phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào cao nhất, giá bán sản phẩm thấp nhất, công suất thiết kế đạt thấp nhất.) và xác suất cụ thể xảy ra của từng phương

98

án đó. Từ đó, Ngân hàng có thể đo lường được mức độ rủi ro lớn nhất hoặc thấp nhất của dự án đang xem xét.

Một phần của tài liệu (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w