trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời
Trong môi trường kinh tế hiện nay, thông tin chiếm vị trí vô cùng quan trọng, thậm chí trong kinh doanh, thông tin được coi là yếu tố sống còn. Ngân hàng là hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro do đó vấn đề thông tin được đặt ra như một trong những yếu tố cần phải chú trọng. Do vậy, Ngân hàng cần nâng cao khả năng thu thập và chất lượng thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định.
Trước hết ngân hàng cần phải đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin để giảm rủi ro về thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ tốt cho công tác thẩm định khách hàng và dự án vay vốn. Một số nguồn thông tin mà Ngân hàng có thể khai thác:
+ Thông tin khai thác từ khách hàng vay: Ngoài các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng gửi đến, Ngân hàng còn phải khai thác một cách triệt để nguồn thông tin qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các cán bộ thẩm định nên tạo một bầu
100
không khí cởi mở khi nói chuyện với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái. Khi đó việc khai thác thông tin sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống tận cơ sở để kiểm tra: Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng; Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Địa điểm hạ tầng cơ sở nơi sẽ thực hiện đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận lợi, khó khăn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và tiến độ thực hiện so với dự kiến đầu tư dự án mới. Đặc biệt nên bố trí những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn.
+ Thông tin từ thị trường: Đi thực tế để tìm hiểu giá cả, tình hình cung - cầu chung của thị trường đối với sản phẩm của dự án;
+ Thông tin từ nhà cung cấp, nhà tiêu thụ sản phẩm: Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá giá cả, tình hình thị trường đầu vào - đầu ra của dự án;
+ Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng Internet,...) từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp...
+ Thông tin từ các nguồn khác: Tìm hiểu thông qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về ngành nghề; Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại.
Thu thập thông tin nội
bộ - Nếu là khách hàng cũ nắm các vấn đề liên quan về việcchấp hành kỷ luật tín dụng, thói quen phong cách kinh doanh,...
- Nếu có dự án tương tự đã thẩm định cho vay thì có thể xem xét so sánh, đối chiếu về các chỉ tiêu của phương án tài chính
Thu thập thông tin với
khách hàng - Căn cứ bảng kết quả nghiên cứu sơ bộ về năng lực chủ đầutư, lên kế hoạch làm việc. - Hình thức: phỏng vấn và tham quan, khảo sát cơ sở sản xuất
các Chi nhánh bạn được chi nhánh bạn thẩm định cho vay
- Có thể áp dụng khi những doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm tương tự mà các chi nhánh khác đã xem xét thẩm định. Thu thập thông tin
bên ngoài - Các doanh nghiệp cùng ngành: so sánh hoạt động của chủđầu tư với các doanh nghiệp có liên quan. Các doanh nghiệp đánh giá như thế nào về chủ đầu tư
- Phương tiện thông tin đại chúng - Các cơ quan quản lý.
Hoàn chỉnh bảng nghiên cứu sơ bộ
Ghi lại toàn bộ thông tin thu thập được nhằm hoàn chỉnh nội dung chưa đầy đủ trên bảng nghiên cứu sơ bộ về chủ đầu tư
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách việc thu thập, phân loại, xử lý và lưu trữ thông tin về từng mảng với nhiệm vụ: Nắm bắt kịp thời các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước, của các Bộ ngành để xác định đúng đắn phương hướng hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động thẩm định cho vay các dự án; xây dựng một hệ thống chỉ tiêu các thông tin theo dõi được cập nhật ngay từ đầu và theo định kỳ về khách hàng, dự án, về các văn bản, quyết định của ban tổng giám đốc; về văn bản quy của Nhà nước; về môi trường kinh tế xã hội ...
Với việc xây dựng tốt hệ thống thông tin và đa dạng hoá các nguồn thông tin thu thập, thì ngân hàng sẽ có được hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về sản phẩm dự án, về khách hàng của ngân hàng, do đó chất lượng công tác thẩm định tài chính DAĐT sẽ hiệu quả cao. Ngoài ra, giữa các NHTM cần hình thành mối quan hệ về thẩm định với nhau để khai thác thông tin được thuận lợi, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án.