2.3.2.1. Hạn chế
+ Công tác thẩm định dự án vay vốn còn chưa mang tính chủ động. Đây được xem là điểm yếu chung của các NHTM quốc doanh, vốn đã xây dựng được mạng lưới khách hàng rất lớn nhờ lịch sử hoạt động lâu năm, uy tín của ngân hàng, độ phủ rộng khắp của mạng lưới và chi phí lãi vay thường thấp hơn so với các NHTM Cổ phần. Tâm lý “chờ khách hàng tự tìm đến” thay vì chủ động tìm kiếm, tiếp thị khách hàng vẫn còn khá phổ biến ở Chi nhánh, nhất là trong công tác tín dụng. Đặt trong bối cảnh thị trường tài chính có sự cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay, tâm lý này khiến Chi nhánh tự đánh mất cơ hội tiếp cận các dự án tốt, khả thi, hiệu quả. Điều này thể hiện ở số lượng khách hàng vừa và nhỏ của Chi nhánh có quan hệ vay vốn hầu như tăng rất chậm qua các năm, sự tăng trưởng tín dụng hầu như là nhờ sự tăng trưởng dư nợ bình quân của mỗi khách hàng.
+ Công tác tổ chức thẩm định dự án vẫn còn có sự bất cập: Hiện tại, tất cả các dự án vay vốn tại Chi nhánh đều phải được thẩm định lại qua bộ phận QLRR bất kể quy mô vốn đầu tư và mức độ phức tạp của dự án. Một mặt, quy trình thẩm định qua nhiều cấp sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro nhờ việc thẩm định qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, chính việc thẩm định qua nhiều cấp có thể dẫn tới tâm lý trông chờ, ỷ lại của bộ phận sau khi tin tưởng vào chất lượng thẩm định của bộ phận trước đó, dẫn tới việc thẩm định sơ sài, thiếu ý kiến phản biện cần thiết. Mặt khác, việc có nhiều bộ phận cùng tiến hành thẩm định khiến cho việc thẩm định bị chồng chéo, không tách bạch về trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho ngân hàng.
+ Thời gian thẩm định kéo dài và hồ sơ thủ tục ngân hàng yêu cầu phức tạp và phiền hà. Tuy không phải là ý kiến của phần đông khách hàng, song kết quả của cuộc khảo sát từ khách hàng về chất lượng và thái độ phục vụ của ngân hàng cho thấy, có một số khách hàng phàn nàn về việc thời gian thẩm định kéo dài khiến họ
80
bị hụt mất cơ hội đầu tư và hồ sơ thủ tục của ngân hàng còn quá phức tạp. Điều này chủ yếu xảy ra với các DN quy mô nhỏ, có dự án đầu tư đơn giản (đầu tư mua xe ô tô, phương tiện vận tải...). Đây là hệ quả tất yếu của công tác tổ chức thẩm định qua nhiều bước của Chi nhánh và do việc khai thác thông tin từ khách hàng bị hạn chế.
+ về các nội dung thẩm định: Mặc dù đã đảm bảo về việc thẩm định đầy đủ các khía cạnh của dự án. Song các nội dung thẩm định ở một số dự án còn chưa đạt yêu cầu, cụ thể ở một số khía cạnh như:
- Thẩm định phương diện kỹ thuật, công nghệ của một số dự án chủ yếu dựa vào các thông tin khách hàng cung cấp, chưa có sự so sánh với trình độ công nghệ trung bình.
- Thẩm định khía cạnh thị trường của một số dự án còn mang tính chủ quan, chưa có một phương pháp phân tích khoa học, toàn diện. Việc phân tích đánh giá thị trường hiện tại và trong tương lai còn mang tính định tính, thiếu số liệu để định lượng rõ ràng. Việc nắm bắt các thông tin về biến động thị trường giá cả hàng hóa còn hạn chế
- Thẩm định khía cạnh hiệu quả tài chính: Đây là nội dung mà ngân hàng khá coi trọng và được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, ở một số dự án, việc tính toán sản lượng, công suất hoạt động, giá thành để xác định doanh thu, chi phí hàng năm từ dự án còn thiếu chính xác, chưa đánh giá được mức độ ổn định của các chi phí đầu vào, giá cả đầu ra trước những biến động của các yếu tố như lạm phát, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án ở một số dự án mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu cơ bản như : NPV, IRR, thời gian hoàn vốn ( T ), điểm hòa vốn, các chỉ tiêu khác còn chưa được xem xét kỹ lưỡng.
- Khía cạnh hiệu quả xã hội: Do mục tiêu hàng đầu của ngân hàng khi cho vay là thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn, nên việc thẩm định khía cạnh hiệu quả xã hội mà dự án mang lại còn chưa được quan tâm.
+ Về phương pháp thẩm định: Mặc dù các cán bộ thẩm định đã sử dụng khá đa dạng các phương pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung thẩm định như:
81
phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro. Song việc áp dụng các phương pháp còn hạn chế, chưa khai thác hết sự tối ưu của từng phương pháp: Chẳng hạn, khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, số lượng các biến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính dự án mà cán bộ thẩm định đưa ra chưa nhiều và các biến này chỉ được xem xét trong tình huống riêng rẽ không có sự liên kết tác động đồng thời. Việc lựa chọn xác suất xảy ra đối với từng biến cố xấu nhất để từ đó tổng hợp ra kết quả phân tích hiệu quả dự án hoặc xem xét sự tác động của đồng thời các biến trong khoảng thay đổi liên tục từ đó đưa ra xác suất thành công của dự án là điều mà người đưa ra quyết định cho vay thường quan tâm nhất
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế (1) Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác thẩm định dự án hiện đang bị phân tán tại nhiều đơn vị: Chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới, tăng số lượng các phòng giao dịch khiến công tác thẩm định dự án vay vốn hiện đang bị phân tán, rải rác tại nhiều phòng giao dịch. Từ năm 2008, BIDV áp dụng mô hình TA2, theo đó, chức năng của cán bộ QHKH (trước là cán bộ tín dụng) không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ tín dụng như trước mà phải cùng lúc thực hiện rất nhiều nhiệm vụ: tín dụng, huy động vốn, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Điều này cho thấy tính chuyên môn hóa trong công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh không cao. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng.
+Hạn chế về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định: Tại thời điểm 31/12/2016, tổng số cán bộ (bao gồm cả lãnh đạo phòng) làm công tác thẩm định tín dụng (cả hai bộ phận: QHKH và QLRR) của Chi nhánh là 35 , chiếm 29.2% tổng số lao động toàn Chi nhánh (120 người ). Trong số này, cán bộ thẩm định chuyên trách thực tế chỉ có bộ phận QLRR (5 người). Bởi lẽ, bộ phận QHKH tại phòng QHKHDN ngoài chức năng thẩm định tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp thì theo quy trình TA2, còn đảm nhận chức năng “bán” toàn bộ sản phẩm doanh
Bộ phận công tác Sốlượng Trong đó Trình độ Đại học trở lên Trình độ cao đẳng trở xuống Kinh nghiệ m từ 5 năm trở lên Kinh nghiệm dưới 5 năm Chuyên trách Bán chuyên trách Phòng QHKHDN 12 Ĩ2- 0 5 7 12 0 Quang Minh 10 ĩõ- 0 3 7 0 10 Nguyên Hồng 2 2 0 1 1 0 2 Lạc Long Quân 3 3 0 1 2 0 3 Nguyễn Phong Sắc 3 3 0 1 2 0 3 Phòng QLRR 5 5 0 3 2 5 0 Tổng cộng 35 35 0 14 21 17 18 82
nghiệp (sản phẩm bán buôn) cho các khách hàng: tiếp thị huy động vốn, tiếp thị sử dụng các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng (thanh toán, tài trợ thương mại, ngân quỹ, ngân hàng điện tử). Trong khi đó, nhiệm vụ của cán bộ QHKH tại các phòng GD còn nặng nề hơn, khi phải đảm nhận cả việc “bán” các sản phẩm (tín dụng, dịch vụ) cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân (bán lẻ).
83
Bảng 2.8: Tình hình cán bộ thực hiện công tác thẩm định tín dụng tại BIDV
Nguôn: Phòng Tô chức hành chính - Chi nhánh Tây Hà Nội
Đội ngũ cán bộ thẩm định của Chi nhánh tuy được đào tạo bài bản song số năm kinh nghiệm còn ít, còn chưa va chạm nhiều nên thẩm định mang tính hình thức, sách vở, chưa sát với tình hình thực tiễn, việc nắm bắt, phân tích tình hình thị trường, môi trường kinh doanh, nhận định các rủi ro tiềm ẩn còn chưa tốt. Mặt khác, yêu cầu của công tác thẩm định dự án vay vốn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mà dự án đầu tư, nhất là việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. Trong khi, đại đa số các cán bộ thẩm định đều xuất thân từ cử nhân kinh tế nên chỉ có thể nắm được các bước thẩm định về chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế xã hội chứ không thể am hiểu về công nghệ, quy trình xây dựng, về thủy văn, khí hậu của địa điểm xây dựng dự án. Do đó trong quá trình thẩm định vẫn còn tồn tại những điểm mà cán bộ thẩm định chưa thật sự nắm bắt được tường tận.
84
+Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định còn thiếu thốn: Hiện nay, BIDV nói chung và Chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng đã rất quan tâm, chú trọng phát triển công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng triển khai kế hoạch nâng cấp hệ thống mạng, tạo điều kiện cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Mặc dù ngân hàng đã và đang được trang bị hệ thống máy tính khá đầy đủ nhưng do năng lực còn nhiều hạn chế nên các cán bộ thẩm định chưa khai thác được hết các công dụng của hệ thống máy tính trong công việc của mình, chưa ứng dụng được thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong công tác thẩm định. Đặc biệt công tác thẩm định tài chính dự án cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhưng hiện nay, sự phối hợp này còn hạn hẹp, tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập cả về công nghệ cũng như mức độ hợp tác của các ngân hàng. Mảng thẩm định vẫn chưa có được một chương trình phần mềm nào riêng phục vụ cho công tác này. Hầu hết các cán bộ vẫn sử dụng chương trình Excel trên máy tính để tính toán nên hiệu quả cả về thời gian và chất lượng không cao.
+ Năng lực thu thập, khai thác thông tin còn hạn chế: Đây là hạn chế xảy ra với khá nhiều dự án vay vốn. Hầu hết các thông tin của ngân hàng nắm được đều là do khách hàng gửi đến chứ ngân hàng chưa có cách thu thập và sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn ngoài nguồn cung cấp của khách hàng. Việc nắm bắt thông tin của khách hàng không cân xứng và thiếu tin cậy như thế gây rất nhiều cản trở cho công tác thẩm định, đôi khi dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch với thực tế rất nhiều gây thiệt hại cho ngân hàng.
(2) Nguyên nhân khách quan
+ Năng lực lập DAĐT của khách hàng vay vốn còn hạn chế: Như đã phân tích ở trên, hầu hết các DNNVV có quy mô vốn nhỏ, lao động ít, trình độ quản lý điều hành còn hạn chế, hầu như không có bộ phận chuyên trách thực hiện lập dự án đầu tư nên năng lực lập DAĐT chưa được quan tâm đúng mức. Trừ các dự án đầu tư cần phải xin cấp giấy phép đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền, hầu hết các dự án đầu tư còn lại Doanh nghiệp đều lập dự án sơ sài, không đáp ứng đủ các nội dung như yêu cầu, thông tin về khía cạnh thị trường chung chung, giải trình về việc lựa
85
chọn kỹ thuật, công nghệ thường không đưa ra nhiều giải pháp để lựa chọn, các con số về doanh thu, chi phí còn chưa mang tính thực tế, chủ yếu được “nắn” để đảm bảo dự án khả thi, vay được vốn ngân hàng. Điều này khiến cho công tác thẩm định dự án của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều trường hợp, cán bộ thẩm định dự án gần như phải tư vấn lại cho doanh nghiệp từ đầu về các nội dung cần thiết của dự án đầu tư, Đây cũng là lý do khiến thời gian thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh kéo dài.
+ Doanh nghiệp cung cấp thông tin cho Ngân hàng thiếu minh bạch: Doanh nghiệp tìm đến Ngân hàng với mục đích vay được vốn. Do đó, Doanh nghiệp thường tìm cách “che đậy” hoặc “chế biến” các thông tin bất lợi cho việc vay vốn của mình. Việc công khai tài chính của Doanh nghiệp còn rất thiếu minh bạch, phần lớn các DNNVV không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn. Báo cáo của Doanh nghiệp không được kiểm toán hàng năm, do đó, không đủ độ tin cậy. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp thường có song song hai hệ thống kế toán là kế toán thuế và kế toán nội bộ. Nếu dựa vào báo cáo thuế thì sẽ không phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV bởi vì để tránh thuế DN thường để doanh thu, lợi nhuận theo báo cáo thuế thấp, còn nếu dựa vào báo cáo nội bộ thì DNNVV có thể tự thay đổi theo mục đích chủ quan nên ngân hàng không đủ cơ sở tin cậy để đánh giá.
+ Hệ thống cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ ... còn rất hạn chế. Khó khăn trong việc cập nhật thông tin về tình hình vay vốn tại các TCTD của các khách hàng, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay, đặc biệt là các Doanh nghiệp có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng. DNNVV là đối tượng khách hàng đa dạng, phức tạp, khó thu thập thông tin nên không đủ cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay. Để lấy thông tin về Doanh nghiệp, ngoài tìm hiểu trực tiếp từ Doanh nghiệp, ngân hàng chỉ có thể thu thập từ các kênh trung gian như các Hiêp hội Ngành nghề, Cơ quan Thuế, Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC). Thông tin tín dụng từ CIC chưa cập nhật, chưa phản ánh chính xác quan hệ tín dụng giữa Doanh nghiệp với các ngân hàng tại thời điểm ngân hàng cần thẩm định hồ sơ vay vốn cho khách hàng. Mặc dù, đã có văn bản hướng
86
dẫn liên quan đến cung cấp thông tin giữa ngân hàng và cơ quan thuế, tuy nhiên thực tế thời gian qua, việc hợp tác này rất mờ nhạt và không hiệu quả, các ngân hàng gần như không khai thác được kênh thông tin này. Công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của một bộ phận Doanh nghiệp còn yếu về trình độ và kém về ý thức chấp hành các quy định của luật pháp, vì vậy không đủ làm cơ sở cho các NHTM đánh giá chính xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Việc thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch đã ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng, từ đó dẫn tới ra quyết định cấp tín dụng sai, làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, gây rủi ro trong thu hồi nợ cho ngân hàng. Vai trò cùa các hiệp hội ngành nghề trong việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin đánh giá về thị trường, định hướng về sản phẩm để làm chỉ dẫn cho doanh nghiệp hay làm cơ sở cho cán bộ thẩm định tham khảo hầu như không có. Việc khai thác thông tin về thị trường thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí thường vụn vặt, một chiều, số liệu đôi khi không đảm bảo tính chính xác, kịp thời. Các thông tin về nghiên cứu, triển khai công nghệ cũng rất hạn chế. Điều này vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình lập dự án, vừa gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định dự án, nhất là khi lĩnh vực đầu tư rất đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
+ Hệ thống pháp luật trong nước, cơ chế thị trường còn chưa đầy đủ, thiếu