Thạch Xương Bồ

Một phần của tài liệu why not 15 (Trang 42)

nước xanh mát tạo thành mùi hương lan tỏa trên mặt sông nên gọi là sông Hương. Tìm trong từ điển Dược học mới biết Thạch Xương Bồ là cây thân thảo, họ ráy lá dài, hoa mọc thành bông, là dược thảo dùng làm thuốc bổ… Bây giờ chẳng tìm đâu ra cỏ Thạch Xương Bồ nhưng tôi vẫn thích nghe truyền thuyết này, để mỗi sớm bên sông được lắng nghe nhịp thở của nước cùng làn hơi bảng lảng trên mặt sông xanh thẳm, vương vấn trong khăn, trong tóc mà như thấy đâu đây cái nét Huế trầm sâu, đa cảm ngàn năm không hề phai lạt.

Từ ngã ba Tuần trở đi, sông Hương uốn lượn, lững lờ ngang qua chốn yên giấc ngàn thu của các vua chúa nhà Nguyễn và lặng lẽ, trầm ngâm cùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân. Vùng đất đã ôm trọn sông Hương vào lòng, để suốt 400 năm dòng sông lắng nghe và chứng kiến biết bao thăng trầm thế sự của lịch sử Việt Nam và triều Nguyễn.

Chẳng biết sông Hương và kinh đô Huế có mối lương duyên thế nào mà khi qua Huế, sông uốn một “vòng tay” mềm mại như muốn ôm trọn kinh thành Huế vào lòng, chầm chậm, lặng lờ trôi giữa thành quách, miếu phủ, phố thị phồn hoa… để rồi trước khi rời Huế, sông lượn một vòng qua Đập Đá như ngập ngừng, như bịn rịn, như vấn vương lời nguyện ước…

“Con sông dùng dằng con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Rời Cồn Hến, sông Hương nhẹ nhàng lướt qua vùng ngoại ô Vỹ Dạ, soi bóng những hàng cau xanh mướt của “Hàn Mặc Tử”. Xa Huế rồi, để giấu đi nỗi lòng luyến lưu, tiễn biệt, sông Hương chảy thẳng tới ngã ba Sình, hợp lưu với sông Bồ từ bên Tả ngạn để từ đây hòa mình vào biển cả bao dung nơi phá Tam Giang.

Quà tặng vô giá của tạo hóa dành cho Huế không gì so sánh, có lẽ ngàn đời và mãi mãi vẫn là dòng Hương thơ mộng, dải lụa xanh với vô vàn những điều kỳ diệu của trời, của đất và của con người đất cổ Hoàng Cung.

“Nếu mà không có dòng Hương Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi.”

Thạch Xương Bồ

Huế - Đêm 20/10/2011

nguyễn ngọc Tiến

Phòng Quản lý tài sản

Một phần của tài liệu why not 15 (Trang 42)