vấn đề của Hệ thống, vấn đề của Quốc gia, vì vậy nhất thiết phải được nhìn nhận, xử lý ở “tầm quốc gia” và cần xử lý một cách kiên quyết, dứt điểm để giảm thiểu phí tổn cho nền KT. Có thể nói rằng “khối u” nợ xấu NH chính là căn nguyên của thực trạng TTTT hiện nay. Cơ chế dẫn tới sự hình
thành khối u này suy cho cùng nằm chính ở những khiếm khuyết trong hoạch định và điều hành KTVM nhiều năm qua. Đây là hệ quả tất yếu của những sự yếu kém, sơ hở, lơ là hay buông lỏng quản lý, giám sát của bộ máy Nhà nước trong một thời gian dài, bên cạnh nguyên nhân khách quan đến từ môi trường quốc tế bất lợi. Và như vậy, hiển nhiên Chính phủ (đằng sau là NHNN) chứ không phải ai khác, vì sự an nguy của hệ thống các TCTD, vì sự ổn định và phát triển của nền KT, phải đứng ra chịu trách nhiệm “cắt bỏ khối u ác cũng như ngăn chặn, sửa chữa tận gốc nguyên nhân hình thành trở lại khối u mới”. Nguồn tài lực để xử lý nợ xấu trước hết phải là công quỹ quốc gia, trước khi tính đến chuyện quy kết, trừng phạt những tổ chức, cá nhân cụ thể nào đó đã làm bậy, gây ra hậu quả tệ hại như đã đề cập. Bằng chứng thực nghiệm quốc tế cũng như những tiền lệ đã có ở Việt Nam, chứng minh
Công luận đang có rất nhiều ý kiến, quan điểm mang tính đa chiều xoay quanh việc xử lý nợ xấu NH, tập trung vào các khía cạnh như: chi phí thực hết bao nhiêu? Lấy từ đâu? Cơ chế và phương thức xử lý nợ? Kỹ thuật định giá khoản nợ? Tổ chức và hoạt động của đơn vị trực tiếp xử lý nợ xấu NH?… Chúng
tôi cho rằng: không có phương án nào là hoàn hảo, chỉ có giải pháp “tốt thứ nhì”; nền KT phải chấp nhận trả giá cho những sai lầm, yếu kém, buông lỏng của các cơ quan quản lý hữu trách; càng chần chừ, do dự, né tránh bao nhiêu, cái giá phải trả sẽ lớn bấy nhiêu. Chúng ta buộc phải đối diện với vấn đề gai góc này mà không có sự lựa chọn nào khác, cho dù thấy trước nguy cơ lây lan, vỡ lở nhiều chuyện “khuất tất” đang còn ẩn giấu, khi tiến hành “phẫu thuật cắt bỏ khối u”.
(2) “Khơi thông”