(6) Tăng cường pháp chế

Một phần của tài liệu why not 15 (Trang 38 - 39)

Pháp chế, như đã được biết, là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH là việc các cơ quan nhà nước liên quan, bao gồm NHNN và các đối tượng bị quản lý là các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức có hoạt động NH, mọi tổ chức KT và công dân, đều phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH.

Ghi nhận một thực tế là chúng ta đã buông lỏng pháp chế một thời gian dài. Chưa bao giờ TTTT VN lại hỗn loạn, vô tổ chức như giai đoạn vừa qua. Tình trạng “lách luật”, thao túng, lũng đoạn thị trường, hiện tượng gian dối số liệu sổ sách và báo cáo… diễn ra phổ biến. Và cơ quan thanh tra giám sát NH nhiều lúc đã tỏ ra “bất lực”, “buông xuôi” hay bị “vô hiệu hóa”. Hệ quả là lòng tin của thị trường bị đổ vỡ, đe dọa khủng hoảng NH. Thực ra, những yếu kém của hệ thống NH đã tồn tích một thời gian dài

trước đây và tất yếu sẽ “bục” ra khi bối cảnh KTVM xấu đi, bong bóng tài sản xì vỡ.

Mọi yếu kém, căn nguyên suy cùng là ở vấn đề “con người”. Trong khi chúng ta chưa thể “thay được máu” hoặc thiết lập lại cơ chế “lọc máu” hữu hiệu, thì việc “làm loãng máu” hay “cô lập phần máu độc”, cần thiết phải làm ngay. Công khai minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình, áp dụng tối đa công nghệ thông tin hiện đại trong mọi quy trình tác nghiệp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đạo đức có thể phát sinh, có thể được coi là “giải pháp của mọi giải pháp”. Các chủ trương, chính sách, giải pháp dù đúng vẫn có thể bị phi hiệu lực, phi hiệu quả, thậm chí phản tác dụng do lỗi của người thực thi – trình độ, năng lực hạn chế, thái độ hành xử không đúng, đạo đức nghề nghiệp thoái hóa.

Lời kết

Cách thức nhìn nhận và xử lý vụ bê bối tài chính chấn động thế giới mới đây - NH Barclays thao túng lãi suất liên ngân hàng London (LIBOR), dẫn đến sự buộc phải ra đi của vị chủ tịch nhà băng này

triệu USD cho hành vi gian lận kéo dài suốt mấy năm qua của mình. Trước khi từ chức, vị Chủ tịch Barclays đã thừa nhận, vụ bê bối làm hủy hoại nghiêm trọng danh tiếng của định chế tài chính này và đưa ra lời xin lỗi với nhân viên, khách hàng và cổ đông. Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã tuyên bố rằng sẽ cho điều tra đến cùng vụ việc. Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh cho rằng sẽ có trừng phạt thích đáng hoạt động gian lận lãi suất của Barclay và bất cứ ngân hàng nào khác cùng dính dáng vào ... Hàm ý của câu chuyện ở đây là: Khôi phục lòng tin của thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng; các cơ quan quản lý luôn phải tỏ ra có đủ quyền năng, năng lực và đề cao đạo đức nghề nghiệp khi thực thi chức trách của mình; tính trách nhiệm giải trình, tính công khai minh bạch luôn cần được cân bằng với mức độ tự chủ mà mọi định chế, dù công hay tư, dù quản lý hay kinh doanh, được trao. Đối với Việt Nam, câu chuyện trên có vẻ thật tầm phào? Dường như tất cả các khía cạnh được đề cập qua câu chuyện - quyền năng, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, tính trách nhiệm giải trình, tính

tin… ở Việt Nam đều thiếu, yếu và kém. Nếu vậy, hiện trạng TTTT VN thường bị cát cứ, ách tắc, ngưng trệ hoặc hỗn loạn; thông tin trên thị trường thường nhiễu, không phản ánh đúng thực trạng thị trường; các tác nhân luôn tìm được kẽ hở trong chính sách điều hành của cơ quan quản lý để “lách luật”, để thao túng và lũng đoạn thị trường mà không bị trừng phạt; cuộc chơi luôn không bình đẳng, không công khai minh bạch… là dễ hiểu. Và chính môi trường thể chế như vậy đã dung dưỡng thực trạng TTTT như hiện nay. Hệ lụy tất yếu là CSTT trở nên kém hiệu lực, hiệu quả khi được truyền tải thông qua 1 TTTT như thế. Với kỳ vọng góp phần tích cực giúp TTTT VN sớm thoát ra khỏi tình thế khó khăn hiện tại và từng bước hồi phục, phát triển lành mạnh, vững chắc, bài viết tập trung vào 3 giải pháp xử lý mang tính tình thế, ngắn hạn: xử lý nợ xấu NH; khơi thông TT LNH; xiết chặt các quy chế điều tiết, đồng thời cũng chọn lọc, đưa ra 3 giải pháp mang tính căn cơ hơn, dài hạn hơn: thiết lập cơ sở hạ tầng tài chính vững chắc; vận hành tối đa thể chế thị trường; tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH, sau hết, là một “giải pháp của mọi giải pháp” - xử lý vấn đề “con người”.

Cuối cùng, vẫn cần thiết phải khẳng định lại rằng: Trong bối cảnh thể chế kinh tế - chính trị của VN rất chậm thay đổi, nói đúng hơn là chưa thể thay đổi trong ngắn hạn, ngay cả dù cấu trúc nền KT và mô hình tăng trưởng KT đang tỏ ra lỗi thời; với hiện trạng nền KT thực yếu kém, năng lực điều hành KTVM bất cập, đang ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật từ khi Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu hơn vào nền KT thế giới, chúng ta cần dũng cảm chấp nhận sự tồn tại của một hệ thống NH và một TTTT “lành mạnh, hoạt động an toàn, hiệu quả” theo nghĩa tương đối, phù hợp với thời kỳ quá độ chuyển đổi KT của chúng ta. Mọi mục tiêu đặt ra cao hơn mức này đều mang tính huyễn hoặc, khẩu hiệu, sẽ làm phi khả thi hệ thống chính sách và giải pháp thực hiện.

phan Thị huyền Trang

Một phần của tài liệu why not 15 (Trang 38 - 39)