Mọi yếu kém, căn nguyên

Một phần của tài liệu why not 15 (Trang 37 - 38)

TTTT hiện nay. Cơ chế dẫn tới sự hình

thành khối u này suy cho cùng nằm chính ở những khiếm khuyết trong hoạch định và điều hành KTVM nhiều năm qua. Đây là hệ quả tất yếu của những sự yếu kém, sơ hở, lơ là hay buông lỏng quản lý, giám sát của bộ máy Nhà nước trong một thời gian dài, bên cạnh nguyên nhân khách quan đến từ môi trường quốc tế bất lợi. Và như vậy, hiển nhiên Chính phủ (đằng sau là NHNN) chứ không phải ai khác, vì sự an nguy của hệ thống các TCTD, vì sự ổn định và phát triển của nền KT, phải đứng ra chịu trách nhiệm “cắt bỏ khối u ác cũng như ngăn chặn, sửa chữa tận gốc nguyên nhân hình thành trở lại khối u mới”. Nguồn tài lực để xử lý nợ xấu trước hết phải là công quỹ quốc gia, trước khi tính đến chuyện quy kết, trừng phạt những tổ chức, cá nhân cụ thể nào đó đã làm bậy, gây ra hậu quả tệ hại như đã đề cập. Bằng chứng thực nghiệm quốc tế cũng như những tiền lệ đã có ở Việt Nam, chứng minh

Công luận đang có rất nhiều ý kiến, quan điểm mang tính đa chiều xoay quanh việc xử lý nợ xấu NH, tập trung vào các khía cạnh như: chi phí thực hết bao nhiêu? Lấy từ đâu? Cơ chế và phương thức xử lý nợ? Kỹ thuật định giá khoản nợ? Tổ chức và hoạt động của đơn vị trực tiếp xử lý nợ xấu NH?… Chúng

tôi cho rằng: không có phương án nào là hoàn hảo, chỉ có giải pháp “tốt thứ nhì”; nền KT phải chấp nhận trả giá cho những sai lầm, yếu kém, buông lỏng của các cơ quan quản lý hữu trách; càng chần chừ, do dự, né tránh bao nhiêu, cái giá phải trả sẽ lớn bấy nhiêu. Chúng ta buộc phải đối diện với vấn đề gai góc này mà không có sự lựa chọn nào khác, cho dù thấy trước nguy cơ lây lan, vỡ lở nhiều chuyện “khuất tất” đang còn ẩn giấu, khi tiến hành “phẫu thuật cắt bỏ khối u”.

(2) “Khơi thông”

thị trường liên ngân hàng ngân hàng

Song song với việc tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu NH, một giải pháp quan trọng nữa để “phá băng” TTTT là chọn khâu đột phá - “khơi thông” thị trường liên ngân hàng (LNH). TT LNH – TT2 là một cấu phần quan trọng của TTTT, đóng vai trò trung gian để truyền tải

của NHNN vào nền KT. Khi TT2 thất bại trong vai trò điều tiết vốn khả dụng giữa các NH, khi doanh số giao dịch và lãi suất giao dịch bình quân LNH không phản ánh đúng trạng thái cung - cầu thực về vốn trên thị trường này, khi các động thái chính sách của NHNN truyền tải qua TT2 vào nền KT tỏ ra kém hiệu lực, hiệu quả, cũng tức là TT1 và cả TTTT nói chung đang bất ổn, rối loạn hay ngưng trệ. Điều này đồng nghĩa với việc NHNN đã thất bại trong vai trò tổ chức, điều tiết và giám sát TTTT. Như thường lệ, khi TTTT càng “méo mó”, NHNN càng ra sức “bóp cho tròn lại” bằng hàng loạt các biện pháp hành chính, cưỡng chế. Một vòng luẩn quẩn – méo mó lại thêm méo mó, lại đòi hỏi có thêm sự can thiệp hành chính trực tiếp, lại càng gây méo mó hơn, theo đó thể chế thị trường càng bị thu hẹp và dần trở nên vô hiệu.

Để khắc phục vòng luẩn quẩn trên, mới đây NHNN đã có động thái chính sách đúng hướng khi ban hành Thông tư 21/2012/TT-NHNN nhằm siết chặt lại hoạt động của TT2 và đưa dần nó về đúng vị trí vốn có của mình. Tác giả đánh giá cao và ủng hộ chủ trương này. Động thái củng cố, chấn chỉnh theo tinh thần TT 21, tất yếu sẽ làm quy mô lẫn phạm vi giao dịch trên TT2, theo đó là quy mô tổng tài sản NH sụt giảm trong ngắn hạn. Giống như đợt siết lại hoạt động huy động vốn TT1 hồi đầu tháng 9/2011, hệ thống các TCTD sẽ bị tác động đáng kể. Nhiều khoản giao dịch “ảo”, giao dịch “mờ ám” sẽ bị lộ tẩy; nợ xấu thực của TT2 sẽ bị phơi bày; nhiều TCTD sẽ bị đẩy vào tình thế khó khăn hơn, buộc phải tìm đến NHNN để “nương dựa” vào “phương sách cứu cánh cuối cùng”; và sự phân hóa các nhóm TCTD càng trở lên sâu sắc hơn. Hệ quả này giúp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD tiến triển nhanh hơn.

(3) Siết chặt các quy chế điều tiết điều tiết

Bất kể khi nào hệ thống NH phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao, bao gồm cả các mối đe dọa như “hoảng loạn”, “đổ vỡ”, “khủng hoảng”, vấn đề bảo đảm “an toàn hệ thống” sẽ luôn được đặt lên trước hết.

Nhằm ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống xuất hiện tầm cuối năm 2011,

Mọi yếu kém, căn nguyên căn nguyên suy cùng là ở vấn đề “con người”. Trong khi chúng ta chưa thể “thay được máu” hoặc thiết lập lại cơ chế “lọc máu” hữu hiệu, thì việc “làm loãng máu” hay “cô lập phần máu độc”, cần thiết phải làm ngay

bố “bảo vệ 100% các khoản tiền gửi của công chúng”. Đây là một phản ứng đúng, kịp thời và tối cần thiết. Tuy nhiên, động thái chính sách “bảo đảm không để bất kỳ một TCTD nào bị mất thanh khoản (illiquid)” thì đã đến lúc cần phải được điều chỉnh lại. Có thể “tiền thuế của dân” cuối cùng phải đổ ra để trang trải mọi khoản tiền gửi của công chúng muốn được rút, nhằm tránh không để xảy ra một cuộc hoảng loạn NH – “hiệu ứng đô-mi-nô”. Nhưng khi thực trạng từng TCTD đã bị phơi bày, những định chế nào đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (insolvent) mà không có khả năng hồi phục (trừ trường hợp “quá lớn không cho vỡ - too big to fail”), cần thiết phải bị “đóng cửa” (những “thây ma – zombie” phải được “chôn” để tránh làm hoại tử các phần còn lành mạnh khác của cơ thể).

Tiếp theo, mọi quy chế điều tiết quan trọng khác, như các quy định về tỉ lệ an toàn hoạt động NH (đặc biệt là hệ số an toàn vốn tối thiểu – CAR), về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về cho phép lưu hành một sản phẩm, công cụ tài chính mới hay chấp thuận cho mở rộng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động mà mức độ rủi ro của chúng chưa được lượng định đầy đủ và bảo đảm đủ năng lực kiểm soát (tình trạng “quá lớn để quản lý – too big to manage”)… đều cần được xem xét, đánh giá lại một cách nghiêm khắc và phải được xiết chặt hơn mức “bình thường”.

Một phần của tài liệu why not 15 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)