XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH KHI CÁC DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ SỐ 15
35
1.4.1.1. Sơ lược về sự hình thành của các Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS
Theo Ths. Hoàng Thuỵ Diệu Linh:
CMKT quốc tế được biết đến là những nguyên tắc, phương pháp kế toán doanh nghiệp chung được nhiều quốc gia trên giới áp dụng hoặc vận dụng để xây dựng hệ thống CMKT quốc gia. CMKT quốc tế có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình toàn cầu hóa. Ngày nay hoạt động kế toán không còn là vấn đề mang tính quốc gia mà cần phải được giải quyết ở tầm cỡ và quy mô quốc tế. Nhu cầu này đòi hỏi có một hệ thống CMKT chung nhằm tạo ra một ngôn ngữ chung về kế toán, nâng cao tính khách quan và tính có thể so sánh được của thông tin tài chính trên toàn cầu.
Hiện tại CMKT quốc tế bao gồm:
- Chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS (International Accounting Standards). - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRS (International Financial Reporting
Standards).
- Ngoài ra còn có các Hướng dẫn của ủy ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRICs (International Financial Reporting Interpretations Committee).
Quá trình hình thành các CMKT quốc tế trên gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức ban hành chuẩn mực.
Đầu tiên phải kể đến Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế - IASC (International
Accounting Standards Comittee). IASC ra đời năm 1973 ở London, nước Anh. IASC là một tổ chức độc lập bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn
kế toán quốc tế (IFAC - International Federation of Accountants). IASC chịu trách nhiệm ban hành các IAS, thời kỳ đầu tổ chức này gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì vai trò của mình là tổ chức soạn thảo CMKT quốc tế duy nhất trên thế giới cũng như thuyết phục các nước sử dụng chuẩn mực do chính mình tạo ra. Sau đó IASC có những bước tiến lớn, nhận được sự ủng hộ quan trọng từ Ủy ban chứng khoán Mỹ và sau đó là sự chấp thuận của Tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán và Liên minh Châu Âu vào năm 2000.
36
Vào năm 2001 đánh dấu sự ra đời của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB (International Accounting Standards Board). IASB thay thế cho IASC và tồn tại đến ngày nay. IASB ban hành các IFRS, các IAS cũ do IASC ban hành vẫn còn hiệu lực nếu không đuợc thay thế bởi chuẩn mực khác.
IFRIC là một cơ quan của IASB chịu trách nhiệm giải thích, diễn giải, huớng dẫn các IFRS. IFRIC đuợc thiết kế để giúp cho IASB cải thiện quá trình lập báo cáo tài chính thông qua các huớng dẫn giúp giải quyết các vấn đề phát sinh tại các quốc gia. IFRIC ban hành các IFRICs, sau khi đuợc chấp thuận từ IASB, các IFRICs sẽ trở thành một phần của IFRS, để tuân thủ các IFRS đuơng nhiên các doanh nghiệp phải theo huớng dẫn của IFRICs.
Theo số liệu từ trang web ifrs.org, tính đến ngày 25/9/2014, các CMKT quốc tế đuợc thừa nhận ở 138 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều CMKT quốc tế mới đuợc xúc tiến xây dựng, trong đó có những dự án hòa hợp giữa các hệ thống kế toán lớn nhu của Mỹ và hệ thống CMKT quốc tế để tiến tới cùng áp dụng một hệ thống chuẩn mực chung. Trong các dự án hòa hợp trên có thể kể đến một dự án thành công giữa cơ quan ban hành chuẩn mực của Mỹ và IASB là IFRS 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng. [1]
1.4.1.2. IFRS15 - Doanh thu từ hoạt động với khách hàng
IFRS 15 có hiệu lực từ 1/1/2018 là một chuẩn mực có ảnh huởng rất lớn đến thực hành kế toán. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tu 200 và Thông tu 133 đã cập nhật theo cách tiếp cận của IFRS 15 mặc dù chua toàn diện.
Trong bài báo “Điểm mới của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế số 15 và những thách thức, tác động đối với ngành viễn thông”, đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T7/2017, Ths. Đinh Thị Thuỷ viết:
Doanh thu là một thông tin quan trọng đối với nguời đọc báo cáo tài chính, nó đuợc sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh và vị trí tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên các huớng dẫn truớc đây về ghi nhận doanh thu theo IFRS và US GAAP (Những nguyên tắc kế toán chung đuợc thừa nhận Mỹ - US Generally Accepted Accounting Principles) có sự khác biệt và cả hai đều cần cải tiến. Chính
37
vì vậy hai tổ chức ban hành chuẩn mực IASB và FASB (Hội đồng CMKT tài chính Mỹ - Financial Accounting Standards Board) đã triển khai một dự án kết hợp để làm rõ các nguyên tắc ghi nhận doanh thu cũng như xây dựng một chuẩn mực chung về ghi nhận doanh thu. Dự án này bắt đầu từ tháng 10/2002 và kết quả là IFRS 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng được ban hành vào tháng 5/2014 và có hiệu lực từ kỳ kế toán bắt đầu ngày 1/1/2018. Nghiên cứu IFRS 15 cho thấy, có những thay đổi lớn và một số thách thức, tác động không nhỏ trong việc thực hiện chuẩn mực ở hầu hết các doanh nghiệp. [2]
Những thay đổi của IFRS 15:
a. Một trong những bước tiến lớn nhất của IFRS 15 là xây dựng phương pháp tiếp cận 5 bước để xác định doanh thu
- Bước 1: Xác định (các) hợp đồng với khách hàng: IFRS 15 định nghĩa hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo ra các quyền và nghĩa vụ có hiệu lực và đưa ra các tiêu chuẩn cho mỗi hợp đồng phải đáp ứng.
- Bước 2: Xác định nghĩa vụ thực hiện hợp đồng: Một nghĩa vụ thực hiện là một lời hứa với khách hàng, để chuyển một DV hoặc HH cho khách hàng.
- Bước 3: Xác định giá giao dịch: Giá giao dịch là số tiền được xem xét (ví dụ như thanh toán) mà một doanh nghiệp dự kiến sẽ được hưởng để đổi lấy việc chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ hứa hẹn cho khách hàng, không bao gồm các khoản tiền thu được thay mặt cho bên thứ ba.
- Bước 4: Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng: Đối với một hợp đồng có nhiều hơn một nghĩa vụ thực hiện, một đơn vị phải phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện trong một khoản tiền thể hiện khoản chi phí mà đơn vị dự kiến sẽ được hưởng, để đổi lấy từng nghĩa vụ thực hiện.
- Bước 5: Nhận biết doanh thu khi đơn vị đáp ứng nghĩa vụ thực hiện.
b. Một số Chuẩn mực kế toán trước đây liên quan đến doanh thu, thu nhập không còn phù hợp với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế toàn cầu và sẽ được thay thế bởi IFRS 15
38
- CMKT quốc tế - IAS (International Accounting Standards) 18 DT; - IAS 11 hợp đồng xây dựng;
- Các huớng dẫn của ủy ban huớng dẫn chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRICs (International Financial Reporting Interpretations Committee) 13 Chuong trình khách
hàng trung thành;
- IFRIC 15 Thỏa thuận về xây dựng bất động sản và IFRIC 18 Chuyển nhuợng tài sản từ khách hàng;
- SIC 31 DT - Giao dịch trao đổi hàng hóa liên quan đến dịch vụ quảng cáo.
1.4.2. Bài học rút ra
Tất cả các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực sẽ bị tác động ở các mức độ khác nhau khi áp dụng chuẩn mực IFRS 15. Mức tác động thấp nhất là doanh nghiệp chỉ phải đánh giá lại tất cả hợp đồng với khách hàng dựa trên mô hình 5 buớc, đồng thời ghi chép lại kết quả đánh giá là không phải điều chỉnh việc ghi nhận doanh thu hiện tại. Mức tác động sẽ lớn hon khi việc đánh giá dẫn đến kết quả là cần có sự thay đổi cả về thời điểm ghi nhận doanh thu và mức doanh thu đuợc ghi nhận.
Có thể nói, nhiều thay đổi về việc ghi nhận doanh thu đã đuợc nêu ra trong Thông tu 200/2014/TT-BTC đuợc hiểu là việc tiếp cận sớm của Bộ Tài chính đối với các thay đổi của chuẩn mực IFRS 15, nhu yêu cầu hoãn ghi nhận một phần doanh thu cho nghĩa vụ chua thực hiện trong chuong trình khách hàng thân thiết, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ ghi nhận doanh thu bán bất động sản khi giao nhà cho khách hàng, hay yêu cầu phân bổ một phần doanh thu hợp đồng cho các sản phẩm cung cấp miễn phí đi kèm.
Đây là một huớng đi tích cực của Bộ Tài chính nhằm tăng cuờng tính minh bạch, độ tin cậy, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả hon, cũng nhu nâng cao sức hấp dẫn của nền kinh tế trong mắt nhà đầu tu nuớc ngoài.
39
Do chuẩn mực IFRS 15 sẽ có hiệu lực áp dụng từ đầu năm 2018 cho các báo cáo tài chính lập theo IFRS, các doanh nghiệp Việt Nam nên bắt đầu tìm hiểu để nắm bắt chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế quan trọng này. Bởi lẽ, trong quá trình các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tình hình tài chính của các doanh nghiệp sẽ không tránh đuợc việc bị đánh giá lại theo khuôn khổ chuẩn mực IFRS. Thế nên, khi doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị sớm, việc hội nhập sẽ dễ dàng hơn.
Tóm tắt Chương I
Trong chuơng này, luận văn trình bày những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thuơng mại. Những lý luận này là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa nói riêng sẽ đuợc trình bày ở các chuơng tiếp theo.
40
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAGAKAWA 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAGAKAWA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa
Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh
độc lập, có con dấu riêng để giao dịch mang tên Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAGAKAWA
Tên Tiếng Anh: NAGAKAWA GROUP JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: NAGAKAWA GROUP
Trụ sở chính: Khu 09, Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211.387.3568
Fax: 0211.353.0265
Địa chỉ Website:www.nagakawa.com.vn
Email: infor@nagakawa.com.vn
Năm 2002:
Tiền thân của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa là Công ty Liên doanh Nagakawa Việt Nam, tên giao dịch NAGAKAWA VIETNAM JOINT VENTURE COMPANY được thành lập năm 2002 là công ty liên doanh giữa:
Bên Việt Nam: Công ty Phát triển Kinh tế Quốc tế Anh Vũ, trụ sở tại số 44B phố Hàng Bún, TP. Hà Nội, Việt Nam góp 51% vốn pháp định, tương đương 765.000 USD.
Bên nước ngoài: Công ty TNHH HUAGAO AIR CONDITIONING EQUIPMENTS, trụ sở tại Songxia Industrial Zone, Songgang Town, Namahi City, Quảng Đông, Trung Quốc góp 49% vốn pháp định, tương đương 735.000 USD.
Tháng 7/2002 công ty đã đầu tư máy móc trang thiết bị để sản xuất điều hoà trong nước. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 4,8 triệu USD và giai đoạn 2 là 10 triệu USD nhằm tăng năng xuất lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh.
41
Công ty có mối quan hệ hợp tác sản xuất và làm đại lý tiêu thụ điều hòa cho các đối tác nuớc ngoài nhu: hãng York (Mỹ), Carrier (Mỹ), Trane (Mỹ), Mitshubitshi (Nhật Bản), National (Nhật Bản), Daikin (Nhật Bản), Hitachi (Nhật Bản) để cung cấp điều hòa không khí (ĐHKK) loại nhỏ, loại VRV và điều hòa trung tâm. Từ tháng 7 năm 2002 Công ty đã đầu tu máy móc trang thiết bị để sản xuất máy điều hoà trong nuớc.
Bộ máy quản lý của công ty đuợc tổ chức theo một hệ thống nhất trong toàn quốc duới sự quản lý của ban lãnh đạo có năng lực, với đội ngũ kỹ su, công nhân lành nghề cùng các chuyên gia cố vấn giàu kinh nghiệm. Công ty đang trên đà phát triển thành một Hãng sản xuất điều hoà có uy tín trên thị truờng Việt Nam.
Năm 2007:
Công ty Liên doanh Nagakawa Việt Nam chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 21/03/2007 UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty Cổ phần Nagakawa Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1903000273 do Sở Kế hoạch và Đầu tu tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 21/03/2007.
Năm 2009:
Ngày 03/08/2009, Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam nhận đuợc công văn số 411/TB-SGDHN của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty cổ phần Nagakawa đuợc Phát hành cố phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày 22/09/2009 Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam chính thức niêm yết 10 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu một buớc ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của
Nagakawa Việt Nam. Năm 2010:
Ngày 25/09/2010, Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam nhận đuợc quyết định số số 651/QĐ-SGDHN của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc chấp thuận chấp thuận cho CTCP Nagakawa Việt Nam đuợc niêm yết bổ sung 1.000.000
42
cổ phiếu phát hành trả cổ tức năm 2009 theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thuờng niên số 01/2010/NQ-ĐHĐCĐ.
Năm 2012:
Ngày 16/02/2012 Sở GDCK Hà Nội đã có quyết định số 70/QĐ-SGDHN chấp thuận cho CTCP Nagakawa Việt Nam đuợc niêm yết bổ sung 2.500.000 cổ phiếu phát hành theo Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng số 762/UBCK-GCN.
Ngày 31/8/2012 Sở GDCK Hà Nội đã có quyết định số 436/QĐ-SGDHN chấp
thuận cho CTCP Nagakawa Việt Nam đuợc niêm yết bổ sung 14.849.578 cổ phiếu. Năm 2017:
Kỉ niệm 15 năm thành lập Công ty Cổ phần Nagakawa Việt Nam.
Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và Đầu tu tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 21/8/2017
Trong xu thế phát triển kinh tế tập trung vào các khu Công nghiệp, mở rộng các thành phần kinh tế, tự do kinh doanh buôn bán trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Công ty nhận định rằng, với đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi, tận tâm và hoạt động theo một khối thống nhất mang tính chất khoa học thì sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Nagakawa sẽ rất nhanh chóng và vững chắc.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
a. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng; đồ điện dân dụng, ĐHKK;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất, chủ sử dụng hoặc đi thuê; - Tu vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất;
- Xây nhà các loại, xây dựng các công trình đuờng sắt và đuờng bộ; công trình công ích; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;
43
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng;
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp, mua bán máy móc, thiết bị dụng cụ y tế;
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
- Rèn, dập, ép, cán kim loại, luyện bột kim loại;
- Sản xuất các cấu điện kim loại, sản xuất sắt, thép, gang; - Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nuớc, lò suởi và ĐHKK;