Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNTẬP ĐOÀN NAGAKAWA (Trang 124)

Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế thì yếu tố vĩ mô có sức ảnh hưởng lớn cần có sự điều chỉnh từ phía Nhà nước. Môi trường kinh tế vĩ mô mà ổn định tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. hi nền kinh tế ổn định, lạm phát giữ ở mức vừa sẽ kích thích sự trao đổi giữa các chủ thể trong xã hội.

Có thể nói quá trình đổi mới và cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đã có nhiều thành tựu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả bước đầu tạo dựng cho quá trình phát triển và hội nhập, chúng ta còn nhiều tồn tại trong hoạch định chính sách về kế toán, kiểm toán. Các chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, thậm

107

chí còn bị chia cắt manh mún, cần được sửa đổi bổ sung kịp thời. Trong tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, trong việc phát triển hoạt động nghề nghiệp và nâng cao chất lượng nghề nghiệp chưa thực hiện đồng bộ và thường xuyên. Việc đánh giá, kiểm soát chất lượng công việc của người làm kế toán, người hành nghề kế toán chưa được coi trọng, những tiêu cực, sai sót thậm chí còn có các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho tham ô, lãng phí. Để hoàn thiện và phát triển hệ thống kế toán, tạo dựng những điều kiện để hội nhập về kế toán với khu vực và thế giới cần xem xét quan tâm một số vấn đề sau:

- Chính phủ cần tiếp tục cải tiến cơ chế kế toán, có những đường lối chỉ đạo đúng đắn kết hợp với các Bộ, Ngành liên quan làm cho cơ chế kế toán ngày càng hoàn thiện và phù hợp với những biến động của tình hình kinh tế.

- Tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp phát triển, điều Chính phủ cần là ổn định nền kinh tế vĩ mô nhằm mục đích tạo môi trường đầu tư, thu hút các nguồn nhân lực về vốn trong và ngoài nước. Với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước có vai trò quan trọng điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật và bằng các chính sách kinh tế tài chính. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Có thể nói, mỗi một sự biến động của các yếu tố môi trường vĩ mô đều ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, Nhà nước có sự cải cách về chính sách đầu tư, nhờ vậy mà chính sách đầu tư thông thoáng và cởi mở đã thu hút được dòng vốn lớn trong và ngoài nước, tạo điều kiện không nhỏ cho các DNTM có cơ hội mở rộng thị trường. Trong thời gian tới, Nhà nước nên có những chính sách mở rộng và khuyến khích đầu tư, tiếp tục hướng sự phát triển vào ngành thương mại dịch vụ, bên cạnh đó, cần tăng cường mối quan hệ với các nước trên trường quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ về vốn, tạo hàng rào thuế quan giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển.

- Chính phủ cần tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý ổn định và thống nhất, vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa giảm các gian lận kinh tế, tạo điều kiện cho

108

các doanh nghiệp nói chung và DNTM nói riêng có thể hoạt động theo các luật của nền kinh tế và trong khuôn khổ pháp luật.

- Cần có văn bản huớng dẫn cơ sở giáo dục đào tạo có quy trình đào tạo thực hành kế toán cho học sinh, sinh viên, phải có phòng học thực hành các công việc kế toán, kiểm toán và thực hành thành thạo máy vi tính. Cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán khi ra công tác ở các đơn vị cơ sở phải thực hiện thành thạo ngay các công việc của kế toán, kiểm toán.

3.4.2. Kiến nghị với Bộ tài chính

Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của bộ máy kế toán của công ty luôn tuân thủ theo pháp luật về kế toán và các quyết định thông tu mà Bộ tài chính đề ra. Vì vậy, Bộ tài chính cũng cần tổ chức định kỳ hoặc đột xuất công tác thanh tra, kiểm tra tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tình hình thực hiện pháp luật, các chế độ, CMKT. Từ đó, tìm ra những sai sót để có những biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời giúp hoàn thiện công việc kế toán tại doanh nghiệp.

- Bộ tài chính cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế để phát triển các nghiệp vụ kế toán phù hợp với thực tế và tiến tới theo CMKT quốc tế. Đồng thời, ban hành các thông tu huớng dẫn cụ thể trong việc thực hiện các chế độ, chuẩn mực vì hiện nay các chế độ chuẩn mực chỉ nêu một cách chung chung, không rõ ràng do đó, mỗi doanh nghiệp lại vận dụng một cách khác nhau, dẫn đến không nhất quán. Vì vậy cần hoàn thiện các CMKT để làm cơ sở cho việc tổ chức kế toán ở các doanh nghiệp theo huớng nhất quán, minh bạch, tạo cơ sở cho hoạt động kiểm toán và quản lý của Nhà nuớc.

- Bộ tài chính cần phối hợp với cơ quan thuế ban hành huớng dẫn văn bản cụ thể hơn về các loại thuế để doanh nghiệp áp dụng một cách chính xác hơn.

3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội kế toán

Hiệp hội kế toán nên đánh giá và xếp hạng công tác kế toán của các doanh nghiệp hàng năm. Việc này vừa tạo nên sự thi đua nâng cao chất luợng kế toán giữa các doanh nghiệp, vừa là một căn cứ chắc chắn để các doanh nghiệp an tâm, tiếp tục

109

nâng cao vị thế kinh doanh trên thị trường, thúc đẩy phát triển công tác bán hàng cả về chất và lượng.

Tổ chức thường xuyên hơn các Hội thảo giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng.

Tổ chức các lớp học nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức.

3.4.4. Kiến nghị với Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa

Để hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa thì ngoài sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng, bản thân doanh nghiệp cần phải nhận thức và triển khai các nội dung sau:

- Phải tuyển dụng được những lao động có đủ năng lực, trình độ và đạo đức để đảm đương tốt công việc được giao. Ngoài ra công ty cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng về thu nhập, tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi để những người có tài có cơ hội phát huy thế mạnh của mình.

- Công ty cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin mới về sự điều chỉnh, đổi mới kế toán, cử nhân viên kế toán đi học các lớp, các khóa hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới để nắm bắt và tiếp nhận những thay đổi một cách đầy đủ.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn, hội thảo, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhân viên kế toán. Đào tạo thêm về trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho nhân viên. Nếu có điều kiện công ty cũng nên cho nhân viên tham gia các khóa học liên quan đến các kỹ năng mềm để phục vụ tốt cho công việc, nâng cao năng suất lao động bằng các chính sách thưởng sáng kiến, sáng tạo trong lao động. Đồng thời có chính sách khen thưởng và hinh thức kỷ luật hợp lý nhằm khuyến khích đội ngũ nhân viên hăng say làm việc đảm bảo chất lượng công tác kế toán tài chính của công ty.

- Không ngừng đầu tư nâng cấp, thay thế và hiện đại hóa các trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho công tác kế toán của công ty nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có độ tin cậy cao của các nhà lónh đạo công ty.

110

- Thường xuyên giữ vững quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống đồng thời không ngừng mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường và học hỏi thêm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty.

- Ngoài ra Công ty cần phải quản lý tốt các khoản chi phí bằng cách sử dụng tiết kiệm, quản lý chặt chẽ theo từng yếu tố phát sinh, có kế hoạch, sắp xếp công việc kinh doanh một cách khoa học, hợp lý. Có kế hoạch và dự kiến cho từng khoản chi phí sử dụng, tránh tình trạng vượt mức tiêu hao định mức.

Tóm tắt Chương III

Trong điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, quan hệ buôn bán diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có thể nói kết quả kinh doanh có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Trong chương này, trên cơ sở các số liệu phân tích ở chương II, luận văn đã đưa ra các kết luận về thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa. Chỉ ra các mặt còn hạn chế, đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Đồng thời đưa ra những nhận định về dự báo triển vọng, quan điểm về hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài để hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điều hòa.

Chắc chắn các giải pháp và điều kiện để nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa sẽ còn nhiều sai sót và ít tính khả thi song những giải pháp và những điều kiện này cũng góp phần đề xuất những ý kiến nhỏ bé vào công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Rất mong những ý kiến này sẽ được công ty xem xét, bổ sung và thay đổi cho phù hợp để có thể áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty.

111

KẾT LUẬN

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng trong phương án chiến lược kinh doanh nhằm thích nghi và hòa nhịp cùng nền kinh tế đầy biến động. Để đạt được điều này công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cũng góp phần không nhỏ. Do đó nó cần được củng cố và hoàn thiện hơn nữa để công tác này trở thành công cụ quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức từ điều này, Công ty cổ Phần Tập đoàn Nagakawa đã rất chủ động quan tâm đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh góp phần không nhỏ vào thành công chung của toàn Công ty. Trong thời gian tới với quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, thì tổ chức công tác kế toán của công ty sẽ hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, luận văn đã hoàn thành các vấn đề cơ bản sau:

1. Luận văn đã hệ thống, trình bày và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

2. Luận văn đã trình bày khái quát và phân tích, đánh giá thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa làm căn cứ định hướng cho các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa.

3. Luận văn đã nêu rõ chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam, sự cần thiết, các yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam. Trên cơ sở đó, kết hợp với các định hướng từ việc nghiên cứu thực tiễn tại Công ty, luận văn đã đề xuất một số nội dung cụ thể và các kiến nghị để hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa.

112

Mặc dù, đã có những cố gắng đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng về cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tuy nhiên, do khả năng nghiên cứu cũng nhu kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian có hạn nên nội dung của luận văn khó có thể tránh khỏi đuợc những thiếu sót. Em rất mong nhận đuợc sự chỉ dẫn quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo huớng dẫn TS. Bùi Thị Thanh Tình, nguời đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị nhân viên đặc biệt là các anh chị phòng kế toán của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa, những nguời đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và tìm tài liệu.

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số

lượng Đơn giá Thành tiền

F- “2 3 4 ~5 6=4x5 1 Nagakawa NS-C12TK Bộ 20 4.850.00 0 97.000.00 0 2 Nagakawa NS-C18TK Bộ 15 7.050.00 0 105.750.00 0 3 Nagakawa NS-A18TK Bộ 15 0 7.500.00 0 112.500.00 4 Âm trần NT-C2836 Bộ 10 17.600.00 0 176.000.00 0

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths Hoàng Thụy Diệu Linh (22/3/2015), “Giới thiệu chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 - IFRS 15”, GVCH. Bộ môn Ke toán tài chính - Đại học Văn Lang

2. Ths Đinh Thị Thủy (20/07/2017), “Điểm mới của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế số 15 và những thách thức, tác động đối với ngành viễn thông”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T7/2017.

3. Giáo trình kế toán tài chính theo thông tu 200.

4. Thông tu 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ truởng Bộ Tài Chính.

5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Chuẩn mực số 02, 14).

6. Các tài liệu tham khảo huớng dẫn thực hành kế toán tài chính.

7. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa.

8. Các tài liệu tham khảo trên trang web:

http://www.webketoan.vn/ http://centax.edu.vn/ http://dichvuketoanhn.net/ http://ketoanthienung.vn/ http://luanvan.co/default.aspx http://nagakawa.com.vn/ http://finance.vietstock.vn/NAG/ https://text.123doc.org PHỤ LỤC

Biểu số 2.13: Biên bản giao hàng BIÊN BẢN GIAO HÀNG

Hôm nay, ngày 10 tháng 6 năm 2017, tại Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa, hai bên gồm:

BÊN A (Bên bán):

Tên đơn vị: Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa

Địa chỉ trụ sở chính: Khu 09, Phường Phúc Thắng, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc MST: 2500217389

Đại diện là Ông (bà): Nguyễn Thị Vân Chức vụ: Thủ kho

BÊN B (Bên mua):

Tên đơn vị: Công ty TNHH Điện máy Nhân Việt

Địa chỉ trụ sở chính: Số 6, ngách 26/11 ngõ Cống Trắng, P. Trung Phụng, Q. Đống

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNTẬP ĐOÀN NAGAKAWA (Trang 124)