Tiêu chí dịnh lượng

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠIKHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRÌ, HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10550269 (Trang 42 - 108)

> Số liệu từ chối thanh toán

Trong bối cảnh hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới; trong nước đồng vốn ngày càng ngặt nghèo, lại đứng trước khả năng hụt thu NSNN cao, công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN càng phải thực hiện nghiêm túc sao cho vừa hoàn thành công tác ngành giao, vừa bảo đảm nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc kiểm soát tính hợp lệ của các khoản chi, từ chối các khoản chi không đủ điều kiện thanh toán là vô cùng quan trọng. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quyết định trong việc thực hành tiết kiệm NSNN, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế-xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.

> Tỷ lệ chi tiền mặt trong thanh toán các khoản chi NSNN

đến chi NSNN trên địa bàn và phục vụ chuyển tiền, thanh toán cho các ĐVSDNS. Công tác thanh toán của KBNN có vai trò rất lớn, bất kỳ một sai sót nào xảy ra trong công tác thanh toán cũng đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Vì vậy, việc từng bước áp dụng các phương thức thanh toán tiên tiến để hạn chế sử dụng tiền mặt, đảm bảo sự chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn trong thanh toán đóng vai trò thiết yếu để nâng cao chất lượng công tác thanh toán nói riêng và chất lượng kiểm soát chi nói chung.

> Số lượng chứng từ kiểm soát chi được xử lý trong ngày và Số lượng chứng từ kiểm soát chi vượt thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong những năm qua, công nghệ thông tin, tin học hệ thống KBNN đã có những bước phát triển vững chắc, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Thêm vào đó, những cải cách về bộ máy quản lý, sự trau dồi kĩ năng nghiệp vụ của các cán bộ KBNN sẽ làm tăng sự chính xác, giảm bớt thời gian xử lý chứng từ, hồ sơ chi để đảm bảo thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định Pháp luật và nâng cao hiệu suất của công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Những qua đó phản ánh chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Có nhiều nhân tố, cả chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Trong đó, cần quan tâm đến các nhân tố chủ yếu sau:

1.2.6.1 Những nhân tố chủ quan

- Tổ chức, bộ máy: Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN qua KBNN được tổ chức khoa học, tinh gọn và hiện đại sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ cho hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN.

- Quy trình nghiệp vụ: Sự gọn nhẹ trong thủ tục thanh toán, sự đơn giản trong quy trình luân chuyển chứng từ, sự chi tiết trong nội dung kiểm soát thanh toán và sự rạch ròi về trách nhiệm của các bộ phận có liên quan sẽ tạo điều kiện để KBNN quản lý chi NSNN chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.

- Chất lượng và trình độ đội ngũ cán bộ: Phát triển đội ngũ cán bộ công chức KBNN đủ về số luợng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao, trình độ quản lý tiên tiến là yêu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

- Mức độ ứng dụng công nghệ trong kế toán và thanh toán: Mức độ phát triển và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, toàn diện, thống nhất và chuyên nghiệp trong công tác kế toán và thanh toán của KBNN giúp tiết kiệm biên chế, thời gian xử lý công việc, đảm bảo chất luợng thông tin, báo cáo, đồng thời tạo tiền đề cho những cải cách về thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ của KBNN.

1.2.6.2 Những nhân tố khách quan

- Cơ chế chính sách: Một hệ thống cơ chế chính sách ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ với những quy định rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi cao vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất luợng hoạt động quản lý chi NSNN qua KBNN.

- Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức đầy đủ, đồng bộ phù hợp với thực tế là cơ sở để nâng cao chất luợng xây dựng dự toán ngân sách và là chuẩn mực để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành dự toán ngân sách của ĐVSDNS.

- Trình độ xây dựng dự toán: Dự toán đuợc duyệt là điều kiện quan trọng hàng đầu trong các điều kiện cơ bản để chi NSNN. Vì vậy, việc xây dựng dự toán có căn cứ rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, phân bổ kịp thời và hạn

chế điều chỉnh, bổ sung sẽ tạo điều kiện để KBNN quản lý chặt chẽ, thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản chi NSNN.

- Ý thức chấp hành ngân sách của các đơn vị: Việc các cơ quan, ĐVSDNS chấp hành đúng pháp luật, sử dụng kinh phí ngân sách cấp tiết kiệm, đúng mục đích, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn và có hiệu quả là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

1.3. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây

KBNN Sơn Tây thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Từ đó đến nay, KBNN Sơn Tây luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được g iao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Sơn Tây là một trong những huyện có nguồn thu NSNN lớn trong khu vực phí Tây TP Hà Nội. Từ năm 1990 đến năm 2014, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh là 19.178 tỷ đồng, riêng năm 2014 số thu đạt 3.061 tỷ đồng, tăng 35 lần so với năm 1990 và bằng 135% so với năm 2013. Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Sơn Tây thực hiện tốt công tác cấp phát và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, KBNN Sơn Tây đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực

vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Từ năm 1990 đến năm 2014, tổng số chi NSNN qua KBNN Sơn Tây là 17.680 tỷ đồng. Tính riêng năm 2014, tổng chi NSNN là 2.996 tỷ đồng, tăng 44 lần so với năm 1990, bằng 169% so với năm 2013. Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Sơn Tây đã từ chối hàng ngàn món tiền với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tính riêng năm 2014, KBNN Sơn Tây đã từ chối thanh toán 493 món với tổng số tiền là 1,850 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên, KBNN Sơn Tây đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Sơn Tây đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN Sơn Tây. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND, HĐND ban hành các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi thường xuyên. Công tác tin học được KBNN Sơn Tây phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Đặc biệt, chương trình thanh toán điện tử đã giúp cải thiện công tác thanh toán trong hệ thống KBNN. Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh toán điện tử.

- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ. KBNN Sơn Tây xem cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vị trí

phù hợp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CBCC với nhiều hình thức.

1.3.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hoài Đức với quy trình kiểm soát chi “một cửa”.

Năm 2007, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới quy định lại một số cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ, định mức chi NSNN như: mua sắm phương tiện đi lại, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, công tác phí, hội nghị, tiếp khách... Theo đó, HĐND và UBND huyện Hoài Đức cũng đã có các văn bản triển khai thực hiện những quy định về chế độ, định mức chi tiêu của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc huyện hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Riêng công tác chi thường xuyên, Kho bạc Hoài Đức đã kiểm soát thanh toán 1.480 tỷ đồng, hướng dẫn cho 615 lượt đơn vị lập lại chứng từ, bổ sung hồ sơ cho đúng chế độ chi tiêu và đã từ chối chi 175 khoản chi sai quy định với số tiền 2,739 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng số chi thường xuyên. Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành chế độ, chính sách quản lý tài chính.

Trong công tác kiểm soát chi thường xuyên, Kho bạc Huyện Hoài Đức luôn cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Quy trình “giao dịch một cửa” đã được triển khai từ ngày 1- 10- 2007 để tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ, trình ký và trả kết quả thanh toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Khách hàng chỉ giao dịch với một bộ phận nghiệp vụ của Kho bạc lúc nộp hồ sơ đề nghị thanh toán và nhận lại kết quả duyệt chi (xem Sơ đồ 1.1).

Sau một thời gian thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi, Kho bạc Hoài Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian

cho các khách hàng là đơn vị thụ hưởng ngân sách đến giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện biên chế nhân sự không tăng, lại phải bố trí một số cán bộ nghiệp vụ để thực hiện quy trình “một cửa” nên áp lực công việc tăng cao, nhất là tại bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch một cửa với khách hàng.

Do đặc thù khách hàng đến giao dịch với nhiều nội dung chi, nhiều loại hồ sơ chi nên việc tách bạch hồ sơ để giao cho cán bộ kho bạc, đối với khách cũng còn nhiều lúng túng. Khối lượng công việc không đồng đều, cán bộ giao dịch thuộc Phòng Kế toán thì khối lượng hồ sơ giao nhận quá lớn trong khi cán bộ thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp thì khối lượng hồ sơ giao nhận rất ít. Cán bộ giao dịch “một cửa” không phải là người trực tiếp xử lý hồ sơ, chứng từ nên đôi khi có những giải đáp thắc mắc không thoả mãn khách hàng nên một số khách hàng muốn làm việc trực tiếp với cán bộ kiểm soát chi.

Sơ đồ 1.1. Mô hình giao dịch “một cửa” tại KBNN Hoài Đức

(1)Khách hàng nộp hồ sơ, chứng từ chi cho bộ phận “một cửa”. Tuỳ theo loại hồ sơ mà chọn cán bộ giao dịch phù hợp.

(2)Chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi theo từng phòng nghiệp vụ tương ứng.

(3)Trình giám đốc duyệt chi.

(4)Chuyển trả kết quả (đã duyệt chi) cho bộ phận “một cửa”.

(5)Trả kết quả cho khách hàng.

1.3.3 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với Kho bạc nhà nước Thanh Trì

Từ những kinh nghiệm kiểm soát thường xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Thanh Trì như sau:

Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBNN, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý.

Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý NSNN và kiểm soát chi thường xuyên. Để công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, Kho bạc phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí,

quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.

Ba là, tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN,

đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên. Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nội dung chương 1, luận văn đã nêu được nội dung cơ sở lý luận của chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước làm cơ sở cho nghiên cứu, so sánh, phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại KBNN Thanh Trì. Cùng với đó là các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. Chương I cũng đề cập đến kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại một số địa phương ở Việt Nam ở từ đó rút ra bài học cho huyện Thanh Trì trong công tác này.

Những luận giải lý luận ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thanh Trì trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để có thể hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn của Thanh Trì trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI KHO BẠCNHÀNƯỚCTHANH TRÌ, HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRÌ

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠIKHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRÌ, HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10550269 (Trang 42 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w