- Bộ tài chính cần xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán công, xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong cả nước làm cơ sở để xác định các điều kiện cho một khoản chi NSNN. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn về nội dung, biện pháp, chế độ kiểm soát chi theo từng nội dung chi tiêu phù hợp với tình hình xã hội hiện nay.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp, coi đây là khâu đột phá quan trọng để huy động nguồn lực xã hội cùng với tăng nguồn lực từ Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các lĩnh vực GD - ĐT, KH - CN, y tế, văn hóa...và là tiền đề để cải cách tiền lương.
- Đổi mới công tác quản lý tài chính- ngân sách; áp dụng cơ chế sử dụng ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội
- Thành lập trung tâm mua sắm công tại các Bộ, ngành (đối với NSTW) và trung tâm mua sắm công của tỉnh, huyện (đối với NSĐP) để nhằm thống
nhất việc quản lý mua sắm công đối với các loại hàng hóa có giá trị, số luợng lớn, có yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại. Đồng thời hình thành nên cơ chế kiểm soát chi mua sắm công qua KBNN.
- Cần có quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVQHNS trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN.
- Nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các đơn vị sử dụng NSNN, huớng tới mục tiêu chúng trong công cuộc kiểm soát chi NSNN.