Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠIKHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRÌ, HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10550269 (Trang 113 - 118)

- Hiện đại hóa công nghệ thông tin và triển khai thành công hệ thống TABMIS. Việc hiện đại hóa công nghệ thông tin là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất luợng hoạt động của KBNN nói chung và công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói riêng.

- Xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực của KBNN, đồng thời chú trọng đến đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành, có năng lực và trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Cần có thêm cơ chế, chính sách, cũng như định hướng rõ ràng để phát triển “diễn đàn nghiệp vụ Kho bạc”, nơi các cán bộ Kho bạc có thể trao đổi, học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm.

- Tăng cường các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ mỗi khi có thay đổi về cơ chế chính sách, mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ cho cán bộ mới vào ngành.

- Tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian lao động và trọng tâm là rà soát lại hệ thống báo cáo, giảm bớt số lượng báo cáo, lược bỏ các chỉ tiêu trùng lắp hoặc không cần thiết đối với từng địa bàn, xác định công thức xây dựng báo cáo hợp lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, bổ sung lực lượng và điều kiện vật chất để từng bước mở rộng thanh tra tài chính và kiểm toán nhà nước đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản của n hà nước.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại KBNN địa phương, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp; sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan trong ngành tài chính; sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành và các đơn vị ở địa phương. KBNN cấp trên phải thực sự là trung tâm chỉ huy, định hướng hoạt động cho KBNN cấp dưới; đồng thời phải hướng dẫn, xử lý kịp thời những kiến nghị, đề xuất của KBNN cấp dưới.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, trong xu hướng hội nhập và phát triển, chúng ta luôn phải hoàn thiện, đổi mới những phương pháp quản lý để phát triển kinh tế. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thanh Trì cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Kiểm soát chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ các khoản thu - chi của NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và đất nước. Vì vậy, việc chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không thể tách rời của vấn đề phát triển KT

- XH của quốc gia.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thanh Trì. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả kiểm soát chi của huyện Thanh Trì và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cũng như một số tỉnh, huyện; Luận văn đã nêu ra mục tiêu và quan điểm về kiểm soát chi NSNN ở Thanh Trì và trên cơ sở đó đề ra những đề xuất hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN huyện Thanh Trì trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh phát triển KT - XH của địa phương một cách vững chắc.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát đề tài và phạm vi nghiên cứu luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói riêng. Từ đó, khẳng định vai trò, vị trí và trách nhiệm của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Thanh Trì, nêu rõ những khó khăn thuận lợi của địa bàn trong công tác chi NSNN; Từ đó đưa ra kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Trên cơ sở tổng hợp lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN huyện Thanh Trì, thực hiện mục tiêu đưa Thanh Trì trở thành một huyện đi đầu trong công tác CNH-HĐH đất nước. Hy vọng những giải pháp được đề xuất trong đề tài là những đóng góp nhỏ để KBNN Thanh Trì tiếp tục thực hiện chiến lược, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển của hệ thống KBNN đến 2030; tạo nền tảng vững chắc hướng tới một hệ thống KBNN điện tử, hiện đại hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trong tương lai. Vững vàng góp phần vào sự nghiệp đổi mới và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khẳng định mạnh mẽ vị trí, vai trò và tầm quan trọng không thể thiếu trong nền tài chính Quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2016) “Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN”.

2. Bộ Tài chính (2001), Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Bình (2009), “Cam kết chi ngân sách, mục đích và những nguyên tắc”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 76.

4. Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh (2008), "Nâng cao vai trò tài chính - Ngân sách trong kiềm chế lạm phát", Tạp chí tài chính, (6/2008), tr. 9- 12.

5. Bộ Tài chính (2012), “Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN”

6. Bộ Tài chính (2016), “Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính”.

7. Bộ Tài chính (2006), “Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính”.

8. Bộ Tài chính (2016), “Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/01/201”.

9. Bộ Tài chính (2016), “Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN”

10.Bộ Tài chính (2009), “Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính”.

11.Bộ Tài chính (2013), “Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)”.

12.Nguyễn Khắc Liên (2009), "KBNN kiểm soát chi NSNN chặt chẽ với Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí", Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, (3/2009), tr. 8 - 10.

13.Kho bạc Nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc và những vấn đề có liên quan, Nxb Tài chính, Hà Nội.

14.Kho bạc Nhà nước (2006), “Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và những vấn đề có liên quan”, NXB tài chính tháng 6/2006..

15.Kho bạc Nhà nước (2009), “Công văn 383/KBNN-KT ngày 02/3/2009, hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho TABMIS”

16.Kho bạc Nhà nước (2009), “Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009, ban hành Quy trình một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.

17.Kho bạc Nhà nước (2010), “Quyết định số 164/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng (tổ) thuộc Kho bạc Nhà nước huyện”.

18.Kho bạc Nhà nước Hoài Đức, “Báo cáo kiểm soát chi NSNN năm 2018”. 19.Kho bạc Nhà nước Sơn Tây, “Báo cáo kiểm soát chi NSNN năm 2018”.

20.Kho bạc Nhà nước Thanh Trì, “Báo cáo tổng kết công tác Kho bạc Nhà nước các năm 2016, 2017, 2018; Báo cáo kiểm soát chi NSNN các năm 2016, 2017, 2018; Báo cáo chi theo mục lục ngân sách các năm 2016, 2017, 2018”.

21.Văn Tạo (2009), “Thanh toán không dùng tiền mặt, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí tài chính tháng 12/2009.

22.Bùi Thị Thu Thảo (2009), “Chi NSNN qua KBNN: Hướng tới quy trình kiểm soát theo kết quả đầu ra”, Tạp chí tài chính tháng 12/2009.

23.Phan Đình Tý (2009), “Nâng cao vai trò Kho bạc Nhà nước cơ sở trong quản lý kiểm soát chi NSNN”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số Xuân Kỷ Sửu 2009.

24.TS. Nguyễn Văn Quang & Ths. Hà Xuân Hoài (2010), Tích hợp quy trình quản lý cam kết chi và quản lý chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ

trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu

khoa học KBNN.

25.Quốc Hội (2015), " Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015, hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠIKHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRÌ, HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10550269 (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w