Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠIKHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRÌ, HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10550269 (Trang 111 - 112)

- Cần sửa đổi, bổ sung Luật NSNN nhằm phù hợp với xu hướng cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác quản lý NSNN trong giai đoạn mới, nâng cao tính minh bạch của quản lý tài chính công, giảm thiểu tiêu cực trong thực hiện và chấp hành ngân sách, đồng thời làm tăng tính lành mạnh của nền tài chính vì sự nghiệp phát triển và hội nhập của đất nước. Luật NSNN hiện hành chưa có quy định hàng năm các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp giao dự toán và UBND cấp dưới phải báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Các cơ quan nhà nước được phân công quản lý ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia, gửi cùng báo cáo quyết toán NSNN hàng năm. Vì vậy, để đánh giá được kết quả, hiệu quả chi ngân sách đối với từng ngành, lĩnh vực và của từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách địa phương cần bổ sung thêm: Hàng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp giao dự toán và UBND cấp dưới phải báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình gửi cùng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.

- Cần xác định và phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ, giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý NSNN để triển khai rà soát, đánh giá lại và hệ thống hoá các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý NSNN nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, hình

thành một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý NSNN đầy đủ hơn, thống nhất hơn, đồng bộ hơn, có tính pháp lý cao hơn, sát hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống KT - XH, tạo điều kiện cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đua ra các phán quyết đúng đắn nhất, thực sự đưa luật đi vào cuộc sống.

- Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật phải được các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương thực hiện kịp thời để pháp luật thực sự phát huy tác dụng và hiệu quả; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm kịp thời kiến nghị bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách, chế độ hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thực tế.

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠIKHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRÌ, HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10550269 (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w