Trình tự áp dụng các thủ tục kiểm toán

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤNĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ - KIỂM TOÁN COM.PT.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36)

. BÁOCẤOTẴĨ

Sơ đồ 1.4 Trình tự áp dụng các thủ tục kiểm toán

Dựa vào mức rủi ro kiểm soát này kiểm toán viên sẽ đưa ra cho mình các thử nghiệm cần thiết:

- Nếu rủi ro kiểm soát chấp nhận thì các thử nghiệm kiểm soát sẽ được áp dụng nhiều hơn sau đó mới tiến hành các thử nghiệm cơ bản.

- Nếu rủi ro kiểm soát cao hơn thì áp dụng luôn các thử nghiệm cơ bản.

Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát bao gồm 2 loại: - Trắc nghiệm đạt yêu cầu

Trắc nghiệm độ vững trãi (vững chắc)

Hai loại trắc nghiệm được tiến hành song song do hai người tiến hành độc lập.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu: nhằm mục đích đánh giá hệ thống kế toán và quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả của loại hình kiểm soát nội bộ. Trắc

nghiệm đạt yêu cầu cần tiến hành theo hai truờng hợp:

• Nếu có dấu vết kiểm toán viên sử dụng hai phuơng pháp:

- Kiểm tra tài liệu: Phuơng pháp này đuợc thực hiện khi thủ tục kiểm soát để lại dấu vết rõ ràng trên tài liệu (chữ ký xét duyệt, hoá đơn luu và các tài liệu khác trên văn bản nhu: chữ ký tắt, đánh dấu riêng của kiểm toán viên nội bộ).

- Làm lại: Phuơng pháp này đuợc thực hiện khi chúng để lại dấu vết nhung gián tiếp trên tài liệu.

• Nếu không có dấu vết kiểm toán viên sử dụng hai phuơng pháp: - Phỏng vấn nhân viên: ví dụ hỏi nhân viên đơn vị về hoạt động kiểm soát của quản đốc về giờ giấc làm việc. Truờng họp này tin cậy của bằng chứng không cao.

- Quan sát kiểm soát nội bộ: ví dụ trực tiếp quan sát phân quyền trong tổ chức chế độ uỷ quyền trong công việc. Truờng hợp này tin cậy của bằng chứng cao hơn do kiểm toán viên khai thác và phát hiện.

Trắc nghiệm độ vững chắc nhằm mục đích khảo sát các sai số, sai qui tắc về tiền có ảnh huởng trực tiếp đến tính chính xác của số du trên Báo cáo tài chính và những sai số tiền tệ này là một dấu hiệu rõ ràng của các sai phạm đối với các tài khoản và khoản mục trên báo cáo tài chính. Trắc nghiệm độ vững chắc quan tâm đến độ tin cậy của các con số, thông tin có ảnh huởng trực tiếp đến báo cáo tài chính.

Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục hành chính

Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên sử dụng phuơng pháp này ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, để xác định những trọng yếu cần tập trung, hay trong quá trình kiểm toán hoặc khi cuộc kiểm toán sắp chuyển sang giai đoạn lập Báo cáo kiểm

toán, để kiểm tra lại một lần nữa các số liệu, tài liệu trong Báo cáo tài chính. Thể thức so sánh

- So sánh số liệu kỳ này với kỳ truớc; - So sánh số liệu hiện thực với kế hoạch;

- So sánh số liệu của đơn vị cùng mặt bằng, ngành hàng;

Nếu trong quá trình so sánh, phân tích kiểm toán viên phát hiện thấy sự khác nhau về vấn đề quan trọng thì phải điều tra làm rõ nguyên nhân của sự khác nhau đó bằng phuơng pháp bổ sung khác.

Các thể thức phân tích của kiểm toán viên đó là quá trình đánh giá các thông số tài chính đuợc thực hiện qua một cuộc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa số liệu có tính tài chính và không có tính tài chính, gồm cả những quá trình so sánh các số tiền ghi sổ với những uớc tính của kiểm toán viên. Các thể thức phân tích có thể thực hiện ba lần vào bất cứ lúc nào trong quá trình kiểm toán.

Kiểm tra chi tiết sổ du nghiệp vụ

Trong buớc này kiểm toán viên tiến hành qua việc đối chiếu số du cuối kỳ trên sổ cái tổng hợp, của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán lẫn các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh, nhung sự nhấn mạnh chủ yếu trong hầu hết các số nghiệp vụ là trên Bảng cân đối kế toán. Ví dụ gồm quá trình liên lạc trực tiếp thông qua thu xác nhận bằng văn bản với khách hàng về các khoản phải thu, quá trình kiểm tra vật chất hàng tồn kho, quá trình kiểm tra báo cáo của nguời bán về các khoản phải trả. Những công việc này là cần thiết đối với việc điều hành cuộc kiểm toán vì phần lớn các bằng chứng thu thập từ nguồn độc lập với công ty khách hàng do đó sẽ đuợc xem là có chất luợng cao.

Nhu vậy, thực hiện kiểm toán chính là quá trình sử dụng các phuơng pháp kiểm toán để thực hiện các nội dung của kế hoạch kiểm toán đã đuợc

xây dựng và phê duyệt ở các giai đoạn lập kế hoạch, nhằm thu thập các bằng chứng để chuẩn bị cơ sở cho những ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của kiểm toán viên về các Báo cáo tài chính và các vấn đề liên quan đến tài chính đuợc kiểm toán ở giai đoạn lập Báo cáo kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện tốt một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ quy trình kiểm toán đã đuợc xây dựng. Trong mọi truờng hợp, kiểm toán viên đuợc tự ý thay đổi quy trình.

Thứ hai: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thuờng xuyên ghi chép những phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện... nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ những ấn tuợng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tuợng kiểm toán.

Thứ ba: Định kỳ phải tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành kế hoạch kiểm toán theo đúng yêu cầu về tiến độ và chất luợng kiểm toán.

1.2.3. Hoàn thành kiểm toán và công bổ báo cáo kiểm toánXem xét đánh giá trước khi lập báo cáo Xem xét đánh giá trước khi lập báo cáo

Vào giai đoạn này kiểm toán viên phải xác định là các bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các Báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận, áp dụng nhất quán với báo cáo của năm trước hay chưa. Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải tổng hợp được kết quả kiểm toán của các phần hành hay các khoản mục đã được kiểm toán ở bước trên. Khi đánh giá kiểm toán trên một số khía cạnh sau:

Báo cáo kiểm toán đã lập sau ngày kết thúc niên độ một thời gian. Trong khoảng thời gian trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán, có thể xảy ra những sự kiện ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

Những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ có tính chất khác nhau nên kiểm toán viên chia chúng ra làm hai loại và tương ứng cũng được phản ánh theo hai cách trên Báo cáo tài chính:

Những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính, đòi hỏi phải điều chỉnh lại báo cáo. Những sự kiện hoặc quá trình này cung cấp thêm thông tin cho Ban quản trị khi xác định cách đánh giá số dư tài khoản và ngày lập Bảng cân đối kế toán, và cho các kiểm toán viên khi kiểm tra các số dư. Thí dụ, nếu kiểm toán viên có khó khăn khi xác định cách đánh giá đúng đắn của hàng tồn kho vì tính lạc hậu, doanh số của nguyên vật liệu tồn kho bị xem như phế liệu trong kỳ tiếp sau phải được dùng như một phương tiện để xác định cách đánh giá của hàng tồn kho bị xem như phế liệu trong kỳ tiếp sau phải được dùng như một phương tiện để xác định cách đánh giá của hàng tồn kho vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Giá trị phế liệu của hàng tồn kho sẽ được ghi vào sổ sách kế toán như giá trị mang sang của hàng tồn kho vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Những sự kiện của kỳ tiếp sau, liệt kê dưới đây, cần có một sự điều chỉnh các số dư tài khoản trên Báo cáo tài chính của năm hiện hành nếu số tiền là trọng yếu:

- Tuyên bố phá sản do tình trạng tài chính bị xấu đi của một khách mua hàng có số dư khoản phải thu chưa thanh toán.

- Giải quyết một vụ kiện với món tiền khác với món tiền ghi sổ

- Chuyển nhượng một thiết bị không sử dụng được với giá trị thấp hơn với giá trị ghi sổ hiện hành.

cần công khai. Những sự kiện tiếp sau loại này cung cấp bằng chứng của các điều kiện, không tồn tại vào ngày lập Bảng cân đối kế toán nhung có ý nghĩa đến nỗi chúng phải đuợc công khai, cho dù chúng không cần điều chỉnh.

Các ví dụ về những sự kiện hoặc quá trình xảy ra trong kỳ tiếp sau, có thể cần công khai vì điều chỉnh trên Báo cáo tài chính:

- Sự phát hành trái phiếu hoặc các chứng khoán vốn;

- Sự sụt giảm của thị giá hàng tồn kho do hệ quả của hành động không khuyến khích việc kinh doanh sản phẩm đó của Nhà nuớc;

- Sự mất mát không đuợc bảo hiểm của hàng tồn kho vì hoả hoạn. Đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng

Kiểm toán viên thực hiện hai công việc chủ yếu sau: - Kiểm tra lại tính đúng đắn của chuơng trình kiểm toán.

- Kiểm tra lại việc thực hiện kiểm toán có theo đúng chuơng trình kiểm toán (đã điều chỉnh) không và việc thu thập bằng chứng có hiệu lực.

Mục tiêu của buớc công việc này để đảm bảo rằng mọi khía cạnh của cuộc kiểm toán đã đuợc kiểm toán và đánh giá đầy đủ. Nếu phát hiện ra thiếu sót kiểm toán viên sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung hoặc đua ra một báo cáo có loại trừ hay một báo cáo không chấp nhận.

Soát xét lại giấy tờ làm việc

Mặc dù trong buớc đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng, kiểm toán viên cũng đà rà soát lại việc thực hiện chuơng trình kiểm toán nhung buớc công việc này vẫn đuợc đua ra vì tính thận trọng của kiểm toán. Soát xét lại giấy tờ làm việc, kiểm toán viên có thể đánh giá lại buớc công việc của trợ lý kiểm toán, xem xét lại việc tuân thủ chuẩn mực... và qua đó kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát toàn diện về cuộc kiểm toán. Công việc kiểm tra lại hồ sơ kiểm toán có thể qua nhiều cấp: kiểm toán viên chính kiểm tra lại trợ lý kiểm toán, Ban giám đốc hoặc nguời phụ trách chung kiểm tra công việc kiểm toán

viên chính, và cũng có thể có cuộc kiểm tra của một kiểm toán viên hoàn toàn độc lập.

Kiểm tra các thông tin khác nhau trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính ngoài những thông tin về tài chính còn có các thông tin khác bổ sung để tránh hiểu nhầm báo cáo, hoặc những thông tin mà nhà quản lý muốn đính kèm theo mục đích của công ty. Những thông tin đó cần phù họp với báo cáo tài chính, do đó kiểm toán viên phải có trách nhiệm xem xét và có biện pháp xử lý thích họp.

Lập báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, và có sự đánh giá tổng họp các kết quả của các khoản mục kiểm toán viên phải lập Báo cáo kiểm toán ngay sau đó.

Báo cáo kiểm toán, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 có nêu: "là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã đuợc kiểm toán".

Căn cứ để lập báo cáo kiểm toán

Để báo cáo kiểm toán đem lại các thông tin đáng tin cậy cho những nguời quan tâm nó phải đuợc lập dựa trên những căn cứ chặt chẽ đáng tin cậy.

Thứ nhất: Đó là kết quả phân tích đánh giá của quá trình thực hiện kiểm toán. Các kết luận từ việc áp dụng phuơng pháp phân tích đánh giá sẽ củng cố cho kết luận đã hình thành trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của các thông tin tài chính, giúp kiểm toán viên đi tới một kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính.

Thứ hai: Căn cứ vào bằng chứng kiểm toán để lập báo cáo kiểm toán. Chất luợng của báo cáo kiểm toán phụ thuộc vào chất luợng của bằng chứng

kiểm toán. Bởi vì chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào việc giải trình có sức thuyết phục về kết quả hoạt động của đoàn kiểm toán đối vói các sự kiện được phân tích, đánh giá theo giác độ kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực kiểm toán.

Thứ ba: Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán để thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn tuân thủ các chuẩn mực này để nâng cao độ tin cậy của báo cáo kiểm toán.

Công bố báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán do trưởng đoàn kiểm toán lập và được thông qua bởi Ban lãnh đạo công ty kiểm toán độc lập. Trước khi công bố chính thức phải lấy ý kiến bằng văn bản của lãnh đạo đơn vị được kiểm toán để tham khảo.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theo thứ tự sau:

a. Tên và địa chỉ công ty kiểm toán

b. Số hiệu báo cáo kiểm toán

c. Tiêu đề báo cáo kiểm toán

d. Người nhận báo cáo kiểm toán

e. Mở đầu của báo cáo kiểm toán

Nêu đối tượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Nêu trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm soát).

f. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán

- Nêu chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán. - Nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên đã thực

hiện.

g. ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Có 2 loại ý kiến mà kiểm toán viên phải trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tuỳ thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: đuợc trình bày trong truờng hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng Báo cáo tài chính phản ánh trung thực và họp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị đuợc kiểm toán, và phù họp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

- Ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần: đuợc trình bày trong truờng hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo kiểm toán chỉ phản ánh trung thực và họp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bị ảnh huởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong Báo cáo kiểm toán; hoặc đuợc đua ra trong truờng hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan một số luợng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích họp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về Báo cáo tài chính; hoặc đuợc đua ra trong truờng họp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc không liên quan đến một số luợng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chua đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của Báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤNĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ - KIỂM TOÁN COM.PT.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36)