Hoàn thành kiểm toán và công bổ báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤNĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ - KIỂM TOÁN COM.PT.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 46)

Xem xét đánh giá trước khi lập báo cáo

Vào giai đoạn này kiểm toán viên phải xác định là các bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các Báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận, áp dụng nhất quán với báo cáo của năm trước hay chưa. Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải tổng hợp được kết quả kiểm toán của các phần hành hay các khoản mục đã được kiểm toán ở bước trên. Khi đánh giá kiểm toán trên một số khía cạnh sau:

Báo cáo kiểm toán đã lập sau ngày kết thúc niên độ một thời gian. Trong khoảng thời gian trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán, có thể xảy ra những sự kiện ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

Những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ có tính chất khác nhau nên kiểm toán viên chia chúng ra làm hai loại và tương ứng cũng được phản ánh theo hai cách trên Báo cáo tài chính:

Những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính, đòi hỏi phải điều chỉnh lại báo cáo. Những sự kiện hoặc quá trình này cung cấp thêm thông tin cho Ban quản trị khi xác định cách đánh giá số dư tài khoản và ngày lập Bảng cân đối kế toán, và cho các kiểm toán viên khi kiểm tra các số dư. Thí dụ, nếu kiểm toán viên có khó khăn khi xác định cách đánh giá đúng đắn của hàng tồn kho vì tính lạc hậu, doanh số của nguyên vật liệu tồn kho bị xem như phế liệu trong kỳ tiếp sau phải được dùng như một phương tiện để xác định cách đánh giá của hàng tồn kho bị xem như phế liệu trong kỳ tiếp sau phải được dùng như một phương tiện để xác định cách đánh giá của hàng tồn kho vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Giá trị phế liệu của hàng tồn kho sẽ được ghi vào sổ sách kế toán như giá trị mang sang của hàng tồn kho vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Những sự kiện của kỳ tiếp sau, liệt kê dưới đây, cần có một sự điều chỉnh các số dư tài khoản trên Báo cáo tài chính của năm hiện hành nếu số tiền là trọng yếu:

- Tuyên bố phá sản do tình trạng tài chính bị xấu đi của một khách mua hàng có số dư khoản phải thu chưa thanh toán.

- Giải quyết một vụ kiện với món tiền khác với món tiền ghi sổ

- Chuyển nhượng một thiết bị không sử dụng được với giá trị thấp hơn với giá trị ghi sổ hiện hành.

cần công khai. Những sự kiện tiếp sau loại này cung cấp bằng chứng của các điều kiện, không tồn tại vào ngày lập Bảng cân đối kế toán nhung có ý nghĩa đến nỗi chúng phải đuợc công khai, cho dù chúng không cần điều chỉnh.

Các ví dụ về những sự kiện hoặc quá trình xảy ra trong kỳ tiếp sau, có thể cần công khai vì điều chỉnh trên Báo cáo tài chính:

- Sự phát hành trái phiếu hoặc các chứng khoán vốn;

- Sự sụt giảm của thị giá hàng tồn kho do hệ quả của hành động không khuyến khích việc kinh doanh sản phẩm đó của Nhà nuớc;

- Sự mất mát không đuợc bảo hiểm của hàng tồn kho vì hoả hoạn. Đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng

Kiểm toán viên thực hiện hai công việc chủ yếu sau: - Kiểm tra lại tính đúng đắn của chuơng trình kiểm toán.

- Kiểm tra lại việc thực hiện kiểm toán có theo đúng chuơng trình kiểm toán (đã điều chỉnh) không và việc thu thập bằng chứng có hiệu lực.

Mục tiêu của buớc công việc này để đảm bảo rằng mọi khía cạnh của cuộc kiểm toán đã đuợc kiểm toán và đánh giá đầy đủ. Nếu phát hiện ra thiếu sót kiểm toán viên sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung hoặc đua ra một báo cáo có loại trừ hay một báo cáo không chấp nhận.

Soát xét lại giấy tờ làm việc

Mặc dù trong buớc đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng, kiểm toán viên cũng đà rà soát lại việc thực hiện chuơng trình kiểm toán nhung buớc công việc này vẫn đuợc đua ra vì tính thận trọng của kiểm toán. Soát xét lại giấy tờ làm việc, kiểm toán viên có thể đánh giá lại buớc công việc của trợ lý kiểm toán, xem xét lại việc tuân thủ chuẩn mực... và qua đó kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát toàn diện về cuộc kiểm toán. Công việc kiểm tra lại hồ sơ kiểm toán có thể qua nhiều cấp: kiểm toán viên chính kiểm tra lại trợ lý kiểm toán, Ban giám đốc hoặc nguời phụ trách chung kiểm tra công việc kiểm toán

viên chính, và cũng có thể có cuộc kiểm tra của một kiểm toán viên hoàn toàn độc lập.

Kiểm tra các thông tin khác nhau trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính ngoài những thông tin về tài chính còn có các thông tin khác bổ sung để tránh hiểu nhầm báo cáo, hoặc những thông tin mà nhà quản lý muốn đính kèm theo mục đích của công ty. Những thông tin đó cần phù họp với báo cáo tài chính, do đó kiểm toán viên phải có trách nhiệm xem xét và có biện pháp xử lý thích họp.

Lập báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, và có sự đánh giá tổng họp các kết quả của các khoản mục kiểm toán viên phải lập Báo cáo kiểm toán ngay sau đó.

Báo cáo kiểm toán, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 có nêu: "là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã đuợc kiểm toán".

Căn cứ để lập báo cáo kiểm toán

Để báo cáo kiểm toán đem lại các thông tin đáng tin cậy cho những nguời quan tâm nó phải đuợc lập dựa trên những căn cứ chặt chẽ đáng tin cậy.

Thứ nhất: Đó là kết quả phân tích đánh giá của quá trình thực hiện kiểm toán. Các kết luận từ việc áp dụng phuơng pháp phân tích đánh giá sẽ củng cố cho kết luận đã hình thành trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của các thông tin tài chính, giúp kiểm toán viên đi tới một kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính.

Thứ hai: Căn cứ vào bằng chứng kiểm toán để lập báo cáo kiểm toán. Chất luợng của báo cáo kiểm toán phụ thuộc vào chất luợng của bằng chứng

kiểm toán. Bởi vì chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào việc giải trình có sức thuyết phục về kết quả hoạt động của đoàn kiểm toán đối vói các sự kiện được phân tích, đánh giá theo giác độ kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực kiểm toán.

Thứ ba: Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán để thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn tuân thủ các chuẩn mực này để nâng cao độ tin cậy của báo cáo kiểm toán.

Công bố báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán do trưởng đoàn kiểm toán lập và được thông qua bởi Ban lãnh đạo công ty kiểm toán độc lập. Trước khi công bố chính thức phải lấy ý kiến bằng văn bản của lãnh đạo đơn vị được kiểm toán để tham khảo.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theo thứ tự sau:

a. Tên và địa chỉ công ty kiểm toán

b. Số hiệu báo cáo kiểm toán

c. Tiêu đề báo cáo kiểm toán

d. Người nhận báo cáo kiểm toán

e. Mở đầu của báo cáo kiểm toán

Nêu đối tượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Nêu trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm soát).

f. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán

- Nêu chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán. - Nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên đã thực

hiện.

g. ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Có 2 loại ý kiến mà kiểm toán viên phải trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tuỳ thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: đuợc trình bày trong truờng hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng Báo cáo tài chính phản ánh trung thực và họp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị đuợc kiểm toán, và phù họp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

- Ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần: đuợc trình bày trong truờng hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo kiểm toán chỉ phản ánh trung thực và họp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bị ảnh huởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong Báo cáo kiểm toán; hoặc đuợc đua ra trong truờng hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan một số luợng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích họp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về Báo cáo tài chính; hoặc đuợc đua ra trong truờng họp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc không liên quan đến một số luợng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chua đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của Báo cáo tài chính.

h. Địa điểm và thời gian lập báo cáo

i. Chữ ký và đóng dấu Luu trữ hồ sơ kiểm toán

Để lập Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải dựa vào các hồ sơ kiểm toán: Đó là những dẫn chứng bằng chứng tài liệu về quá trình làm việc của kiểm toán viên và các bằng chứng thu thập đuợc, để hỗ trợ cho quá trình kiểm toán và làm cơ sở cho ý kiến nhận xét, đánh giá kết luận và kiến nghị trong

Báo cáo kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Hồ sơ phải lập đầy đủ, chính xác.

- Phải đuợc trình bày dễ hiểu, rõ ràng để tiện cho việc tra cứu khi cần thiết, đuợc sắp xếp theo một trình tự khoa học.

- Phải đuợc ghi đầy đủ nguồn gốc của tài liệu bằng chứng của đơn vị đuợc kiểm toán, kiểm toán viên, nguời cung cấp thứ ba để lúc cần thiết truy cứu nguồn gốc dễ dàng, khi xem xét lại các vấn đề.

- Phải đuợc bảo quản và luu trữ theo quy định của chế độ bảo quản hồ sơ "mật" hiện nay.

Hồ sơ kiểm toán thuờng gồm 2 loại:

Hồ sơ kiểm toán chung: Hồ sơ này luu giữ các thông tin về đơn vị đuợc kiểm toán mà kiểm toán viên sử dụng trong nhiều năm.

Hồ sơ kiểm toán năm: Hồ sơ này luu trữ các thông tin mà kiểm toán viên sử dụng cho năm.

Tóm lại: Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải lập và phát hành báo cáo kiểm toán, trong đó trình ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị kiểm toán kể cả thu quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Luận văn đã trình bày hệ thống và khái quát hóa những nội dung lý luận cơ bản trực tiếp liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo. Từ đó giúp nguời đọc có cái nhìn tổng quan về mặt lý luận khoa học.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ - KIỂM

TOÁN COM.PT

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤNĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ - KIỂM TOÁN COM.PT.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w