Tăng cường các thủ tục phân tích đối với kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán viên sử dụng các thủ tục phân tích chủ yếu chỉ phục vụ việc chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết, đánh giá thông qua các phát sinh theo đối ứng tài khoản hoặc theo thời gian mà chua có sự xem xét về sự liên kết, tính phù hợp giữa các khoản mục phát sinh. Do đó, COM.PT cần xây dựng mô hình phân tích các chỉ tiêu dựa vào các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của đơn vị đuợc kiểm toán nhằm đánh giá hệ thống KSNB đồng thời phục vụ cho việc chọn mẫu kiểm toán.
Ngoài ra, việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính, đối chiếu với số liệu năm truớc của đơn vị cũng nhu số liệu trung bình của ngành kết hợp với tài liệu bên ngoài có liên quan đến doanh nghiệp nhu số liệu DN trong ngành có cùng quy mô hay phân tích số liệu của toàn ngành giúp KTV đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của đơn vị đuợc kiểm toán. Thực hiện hiệu quả các thủ tục phân tích sẽ giúp KTV giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Bên cạnh đó để đua ra kết luận khả năng hoạt động liên tục của khách hàng thì sau khi kiểm toán báo cáo tài chính, KTV nên sử dụng mô hình phân tích đánh giá khả năng thanh toán trên báo cáo tài chính đã đuợc kiểm toán, trách gây hiểu lầm cho nguời sử dụng báo cáo tài chính.
Hoàn thiện việc thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết kiểm toán báo cáo tài chính
Mặc dù, công ty đã xây dựng một chuơng trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục báo cáo tài chính nhung đôi khi chuơng trình đó lại không phù hợp với một số đối tuợng khách hàng đặc thù. Vì vậy, KTV có thể linh hoạt lập kế hoạch kiểm toán với sự hiểu biết về khách hàng trên cơ sở mẫu chung có sẵn. Bên cạnh đó truởng nhóm kiểm toán cần huớng dẫn, chỉ bảo trợ lý
kiểm toán, kiểm toán viên thiếu kinh nghiệm trong nhóm kiểm toán các công việc cần thực hiện để thu thập được các bằng chứng phù hợp, có độ tin cậy cao, làm giảm rủi ro kiểm toán đối với khách hàng cụ thể.
Các bằng chứng bên ngoài luôn có mức độ tin cậy cao trong kiểm toán báo cáo tài chính trong đó quá trình gửi thư xác nhận cần được tăng cường kiểm soát để đảm bảo rằng các bằng chứng kiểm toán được thu thập có tính thuyết phục cao trong việc đưa ra các ý kiến kiểm toán. Việc xác nhận nên được thực hiện với các số phát sinh lớn hoặc các số phát sinh bất thường, không có đủ các tài liệu chứng từ đính kèm... do với những số dư lớn thì mức độ rủi ro cao hơn có thể ảnh hưởng trọng yếu đến số dư của các khoản mục khác trong báo cáo tài chính. Trong nhiều cuộc kiểm toán việc thu thập thư xác nhận thường không kịp thời nguyên nhân là do giới hạn về thời gian phát hành báo cáo kiểm toán cho đơn vị được kiểm toán. Giám đốc kiểm toán hay trưởng nhóm kiểm toán cùng với khách hàng sẽ thỏa thuận về thời gian phát hành báo cáo kiểm toán nên khó trách khỏi việc không thu hồi kịp thời thư xác nhận. Việc này sẽ gây giảm tin cậy tới đối với các bằng chứng kiểm toán thu thập được cũng như các kết luận kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV sẽ đưa vào giới hạn của cuộc kiểm toán với việc không thu hồi kịp thư xác nhận để giảm rủi ro kiểm toán cho công ty nhưng nó cũng làm tính chính xác của các khoản mục kiểm toán bị ảnh hưởng không nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, trước khi cuộc kiểm toán chính thức bắt đầu, kiểm toán viên cần có kế hoạch gửi thư xác nhận trước đối với số dư các tài khoản điều này sẽ giúp cho kỹ thuật gửi thư xác nhận được thực hiện theo đúng trình tự chung khi gửi thư xác nhận. Ngoài ra KTV cũng có thể gửi thư xác nhận lần hai, hoặc nếu vẫn không nhận được thư xác nhận thì kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đầy đủ để thu thập bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục này khi tiến hành cuộc kiểm toán chính thức dó đó sẽ nâng cao độ tin cậy của bằng
chứng kiểm toán thu được khi sử dụng phương pháp gửi thư xác nhận. Kiểm toán viên cần chủ động liên hệ với đơn vị khách hàng yêu cầu gửi danh sách thông tin, số dư đối với khoản mục cần xác nhận bên ngoài để có kế hoạch gửi thư xác nhận trước hai đến ba tuần trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán, điều này sẽ giúp cho các bằng chứng có tính thuyết phục, độ chính xác cao, cắt giảm chi phí. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm toán viên có thể liên hệ Ban Giám đốc, phòng tài chính kế toán yêu cầu sự hỗ trợ từ phía công ty khách hàng trong việc gửi và thu hồi thư xác nhận để công việc diễn ra thuận lợi.
Tăng cường sử dụng ý kiến chuyên gia
Trên thực tế, cùng với sự phát triển, thay đổi nhanh chóng trong mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, KTV đôi khi không thể cập nhật hết những thay đổi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Vì vậy, tham khảo ý kiến chuyên gia là một trong những kênh hữu ích giúp những đánh gia, kết luận kiểm toán xác đáng, tin cậy hơn.
Công ty nên chủ động thiết lập mối quan hệ với các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, có sự liên kết với các chuyên gia. Đồng thời, COM.PT cũng nên xây dựng một thư viện điện tử nơi tập hợp những câu hỏi và giải đáp của chuyên gia trong từng lĩnh vực có liên quan tới công tác kiểm toán. KTV có thể dễ dàng lên kho tài liệu và tra cứu, tìm hiểu để được giải đáp những thắc mắc từ những ý kiến chuyên gia đã được lưu trữ. Với những vấn đề mới, công ty nên tập hợp lại và gửi tới các chuyên gia trong từng lĩnh vực đó và lưu lại trong thư viện.
3.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Việc lưu trữ giấy tờ, hồ sơ kiểm toán ở công ty cần được sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học, tránh việc lưu trữ một cách lộn xộn sẽ làm mất thời gian của người khác nếu muốn tìm lại giấy tờ. Công ty nên bố trí nhà kho hoặc phòng thư viện nhỏ chuyên lưu trữ hồ sơ kiểm toán. Các hồ sơ này nên
được phân loại theo năm tài chính, phân theo từng nhóm ngành cụ thể và sắp xếp theo thứ tự anphabet.
Ngoài ra, công ty có thể ứng dụng trang bị công nghệ thông tin, điều này sẽ hộ trợ đắc lực cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán lưu trữ tài liệu một cách hệ thống, khoa học, hiệu quả. Các hồ sơ kiểm toán nên được quy ước theo một phương thức chung ví dụ: Hồ sơ kiểm toán công ty Cổ phần Thủy điện A năm 2017 có thể ký hiệu 2017-TĐA hệ thống kho dữ liệu thư viện của COM.PT cùng với đầy đủ thông tin về tên thành viên kiểm toán, vị trí hồ sơ.... Như vậy, trong trường hợp kiểm toán viên cần tìm lại tài liệu kiểm toán, KTV có thể dễ dàng tra cứu vị trí lưu trữ hồ sơ cần tìm giúp tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả chất lượng cuộc kiểm toán.
3.2.4. về đội ngũ nhân viên
Quản trị nguồn nhân lực luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong các công ty công ty kiểm nói chung COM.PT nói riêng. Do đặc thù tính chất của công việc, sự thay đổi về nguồn nhân lực tại các công ty kiểm toán trong giai đoạn hiện nay đã và đang trở thành một vấn đề mà các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. COMPT cần có những biện pháp cụ thể tăng thêm số lượng nhân viên cả về trợ lý kiểm toán và kiểm toán viên giàu kinh nghiệm. Do vậy, nhằm có thể thu hút được nhiều nhân tài và tránh tình trạng nhân sự thay đổi thường xuyên, COM.PT cần tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực, công bằng, minh bạch trong đề bạt khen thưởng bên cạnh những hoạt động, chính sách khuyến khích, chế độ lương thưởng cạnh tranh hấp dẫn nhằm tạo cho đội ngũ nhân viên thấy an tâm, gắn bó lâu dài với công ty.
Bên cạnh đó việc xây dựng văn hóa công sở cũng được đặc biệt chú ý, mang lại thương hiệu riêng cho công ty. Công ty nên có khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử đặc biệt trong công sở... đồng thời may đồng phục, huy hiệu, sổ tay, lịch để bàn cho nhân viên. Thường xuyên tổ chức hoạt
động dã ngoại, teambuilding gắn kết tập thể vừa giúp các thành viên, nhân viên trong công ty hiểu nhau hơn, gắn kết hơn vừa mang lại lợi ích tinh thần to lớn sau mùa kiểm toán đầy áp lực.
Ngoài ra, để đánh giá đúng, công bằng, minh bạch chất luợng nguồn nhân lực, COM.PT cần tăng cuờng các đợt thi sát hạch với mục tiêu đánh giá năng lực trình độ cùa đội ngũ nhân sự kiểm toán viên, các đội ngũ kiểm toán, có thể có một bài đánh giá trên một năm. Việc đánh giá này sẽ là thuớc đo chuẩn cho chế độ đãi ngỗ, đồng thời bồi duỡng nâng cao kịp thời cho những nhân viên chua đạt yêu cầu. Bài đánh giá sẽ đuợc xếp loại theo 4 mức đánh giá: “Hoàn thành xuất sắc”, “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành nhung còn hạn chế về năng lực”, “Không hoàn thành”. Quy trình đánh giá có thể thực hiện theo huớng: với những kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán có 2 năm liên tiếp “Không hoàn thành” hoặc 02 năm trong đó có 01 năm “Hoàn thành nhung còn hạn chế về năng lực” và 01 năm “Không hoàn thành” sẽ bị xem xét cho thôi việc. Truờng hợp kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán có kết quả đánh giá “Không hoàn thành” hoặc “Hoàn thành nhung còn hạn chế về năng lực” trong 01 năm sẽ đuợc tham gia lớp bồi duỡng nâng cao năng lực. Việc đánh giá với tiêu chí rõ ràng sẽ giúp cho đội ngũ nhân viên COM.PT yên tâm phấn đấu bởi những nỗ lực sẽ đuợc công ty ghi nhận, đồng thời là động lực để kiểm toán viên, nhân viên kiểm toán không ngừng hoàn thiện năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế.
3.2.5. về ứng dụng công nghệ thông tin
Về vấn đề áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện kiểm toán, Công ty có thể tự xây dựng hoặc mua của các Công ty nuớc ngoài một phần mềm kiểm toán để hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho các kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán.
3.3. Điều kiện thực hiện
3.3.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Các quy định pháp lý, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán như là “kim chỉ nam” cho hoạt động của các công ty kiểm toán. Muốn nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán thì công việc đầu tiên là phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán là vô cùng quan trọng và cần thiết đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực kiểm toán của Việt Nam.
Sự chồng chéo, chính sách thường xuyên thay đổi, còn nhiều kẽ hở trong hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta là gây ra trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của ngành nghề. Do vậy, thời gian tới cơ quan Nhà nước và các Bộ ngành liên quan trong cần nhanh chóng hoàn thiện và sớm xây dựng những văn bản pháp luật hướng dẫn tạo điểu kiện ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cho các công ty kiểm toán đồng thời nó còn là cơ sở giải quyết những tranh chấp thương mại xảy ra. Hệ thống văn bản luật cùng văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập phải được ban hành một cách đầy đủ, đồng bộ, hoàn thiện, hướng dẫn cụ thể để luật thực sự sát với thực tiễn.
Trên hết, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường hơn nữa các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ KTV và đào tạo để gia tăng về số lượng; sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán của Việt Nam và thế giới cần được rút ngắn, tạo sự, thống nhất, hài hòa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; phát huy hơn nữa vai trò của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành kiểm toán độc lập nước ta.
3.3.2. về phía Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư, Tài chính, Kế toán, Thuế -Kiểm toán COM.PT Kiểm toán COM.PT
Bên cạnh những yếu tố khách quan để hoàn thiện quy trình kiểm toán của công ty, thì yếu tố hết sức quan trọng chính là bản thân công ty; để hoàn thiện trước tiên bản thân công ty phải tự hoàn thiện. Những yếu tố mà công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa là điều kiện vật chất, nguồn nhân lực, quy trình kiểm toán.
về điều kiện vật chất
KTV sẽ hoàn thành tốt công việc hơn nữa khi được trang bị một điều kiện làm việc đầy đủ. Do nhận thức được điều này nên COM.PT luôn quan tâm việc trang bị các điều kiện vật chất tốt cho các phòng nghiệp vụ nhằm phục vụ cho công việc.
về đội ngũ nhân viên:
Đảm bảo cuộc kiểm toán thành công, hiệu quả và đạt chất lượng như mong muốn thì đội ngũ nhân viên đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng
về quy trình kiểm toán
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với chính sách khuyến khách khởi nghiệp của Chính phủ trong thời gian qua kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công ty, vì vậy lượng khách hàng được công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán ngày càng ra tăng. Mặc dù vậy, COM.PT luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường kiểm toán, công ty cần chú trọng việc thu hút, quảng bá, hấp dẫn khánh hàng hơn nữa. Bên cạnh việc quảng bá dịch vụ, COM.PT cần nâng cao chất lượng dịch vụ bản thân trong đó cần hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán.
Quy trình kiểm toán của công ty phải phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam cũng như chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thông lệ quốc tế hiện hành.
3.3.3. về phía kiểm toán viên của công ty TNHH Tư vấn Đầu tư, Tàichính, Kế toán, Thuế - Kiểm toán COM.PT chính, Kế toán, Thuế - Kiểm toán COM.PT
Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến kết quả công việc kiểm toán là các KTV - người trực tiếp thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông thường, KTV sẽ linh hoạt, sáng tạo áp dụng vào trong công việc của mình dựa trên tinh thần chỉ đạo và quy trình kiểm toán đã được xây dựng sẵn kết hợp với việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hay quốc tế để đưa ra kết luận kiểm toán. Bên cạnh đó để đảm bảo công việc được thực hiện một cách xuất sắc, đưa ra kết luận xác đáng, đảm bảo chất lượng, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành, kiểm toán viên cũng phải liên tục cập nhật, trau dồi kiến thức, nâng cao kinh nghiệm và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp.
3.3.4. về phía đơn vị khách hàng
Khách thể của cuộc kiểm toán là đơn vị được kiểm toán vì vậy sự hỗ trợ từ phía đơn vị khách hàng là rất cần thiết nếu muốn hoàn thiện quy trình kiểm toán. Khách hàng cộng tác nhiệt tình, trung thực cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết sẽ giúp công việc kiểm toán hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả đạt chất lượng cao và ngược lại.
Để có thể đưa ra một kết luận kiểm toán có độ tin cậy cao, chất lượng tốt đông thời cắt giản, khối lượng, thời gian kiểm toán cho kiểm toán viên, phía