3.1.1. Định hướng phát triển của HDB an k B a Đình
Trên cơ sở quán triệt tư tưởng, đường lối, chiến lược phát triển của NHNN, trước những yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội đất nước, HDBank Ba Đình đã xây dựng phương hướng chiến lược hoạt động riêng trong thời gian tới như sau:
-Tập trung nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các TCKT. Nâng cao chất lượng nguồn vốn trung và dài hạn tại cả nội tệ và ngoại tệ.
-Duy trì tăng trưởng có chất lượng các hoạt động kinh doanh. Tăng nợ tín dụng và các khách hàng tốt, tình hình Tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vay vốn, kiểm soát được rủi ro. Tiếp tục tìm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, ráo riết thu hồi nợ quá hạn, đồng thời khống chế nợ quá hạn mới phát sinh, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu.
-Tăng cường đào tạo nhân viên về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút đầu tư, cải thiện chế độ đãi ngộ nhân viên thông qua chính sách lương thưởng, trợ cấp cho nhân viên và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.
-Hoàn thiện công tác quản lý, tăng cường vai trò lãnh đạo của Ban lãnh đạo trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và an toàn, tập trung hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát chặt chẽ các quy trình nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kho quỹ. Đảm bảo các hoạt động trôi chảy, thông suốt và đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa mọi rủi ro.
-Hiện đại hóa công nghệ thông tin giúp cho quá trình giao dịch của khách hàng với ngân hàng trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn, giảm thiểu sai sót, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, tiết kiệm thời gian cho ngân hàng và khách hàng, làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng lên.
-Triển khai các loại hình dịch vụ, sản phẩm toàn diện có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thị trường. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để tối thiểu hóa rủi ro cho HDBank Ba Đình - Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh.
-Hiện đại hóa công nghệ thông tin giúp cho quá trình giao dịch của khách hàng với ngân hàng trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn, giảm thiếu sai sót, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, tiết kiệm thời gian cho ngân hàng và khách hàng, làm cho hiệu quả hoạt động của HDBank Ba Đình tăng lên.
-Tập trung triển khai có chất lượng công tác quảng cáo, quảng bá kịp thời các hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao thương hiệu uy tín, vị thế của HDBank Ba Đình - Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minhtrên thị trường tài chính.
HDBank Ba Đình định hướng phát triển trong giai đoạn này là “Tăng trưởng hợp lý, quản lý hiệu quả” và tiếp tục hành động theo phương châm “Ngân hàng thân thiện và chuyên nghiệp".
3.1.2. Định hướng hoạt độ ng huy động vốn tại HDBan k B a Đình
Trên cơ sở phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua trong công tác huy động vốn, HDBank Ba Đình đã đề ra các định hướng huy động vốn như sau:
-Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn trong đó tập trung cơ cấu lại vốn huy động, huy động không kỳ hạn chiếm 25%, huy động vốn có kỳ hạn chiếm 75% để giảm bớt chi phí huy động vốn, bằng cách tích cực mời các doanh
nghiệp, các đơn vị sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản, qua dịch vụ này HDBank Ba Đình có thể thu hút được nguồn vốn không kỳ hạn giá rẻ.
-Chăm sóc khách hàng chiến lược, phân khúc thị trường theo các tiêu thức khác nhau như địa bàn, điều kiện kinh doanh vùng, mức độ cạnh tranh,... để từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm, phân phối, giá cả,... thích hợp cho từng phân khúc thị trường. Tập trung nguồn lực cho mảng thị trường đã chọn, tiếp tục hoạt động tiếp thị khách hàng trên cơ sở định hướng đã chọn.
-Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn ở mức cao, tập trung huy động nguồn vốn, chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
-Bên cạnh việc mở rộng nguồn vốn huy động, HDBank Ba Đình không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chú trọng công tác cân đối vốn hợp lý, đồng thời nhấn mạnh sự tăng trưởng an toàn và hiệu quả, chú trọng tới phát triển vốn theo xu hướng tích cực, tăng vốn huy động trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế.