Phương pháp thanhtra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu 0886 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM CP trên địa bàn hà nội của cục thanh tra giám sát NH thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 45)

Thanh tra, giám sát tuân thủ là phương pháp thanh tra, giám sát chủ yếu tập trung vào việc phát hiện, đánh giá mức độ tuân thủ các quy định nội bộ của chính các TCTD, quy định của NHNN và pháp luật. Phương pháp này chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và những quy định trong giấy phép hoạt động của các TCTD.

a) Những đặc điểm của phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ:

- Thứ nhất, thanh tra giám sát tuân thủ kiểm tra các thông tin, các sự kiện, hành vi đã xảy ra trong quá khứ của TCTD, có thể định lượng chính xác tổn thất (nếu có), từ đó góp phần bảo vệ pháp luật và giữ gìn kỷ cương trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Thứ hai, thanh tra giám sát tuân thủ chỉ đánh giá trên một phạm vi hạn chế .

- Thứ ba, thực hiện phương pháp thanh tra giám sát tuân thủ, thanh tra viên chưa chỉ ra được những kẽ hở trong quản lý, chưa đưa ra những khuyến cáo về khả năng có thể xảy ra tổn thất của TCTD do những biến động của thị trường, kinh tế, chính trị, xã hội...

- Thứ tư, yêu cầu của phương pháp thanh tra giám sát tuân thủ không cao so với thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro.

- Thứ năm, thanh tra giám sát tuân thủ thực hiện phương pháp luận phản ứng (reactive approach) căn cứ vào các quy định của pháp luật. Nội dung kết luận sẽ dựa trên những căn cứ pháp lý rõ ràng, mang tính khẳng định, định lượng, chỉ rõ nội dung vi phạm, số tiền vi phạm, số liệu tổn thất.

b) Quy trình thực hiện phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ:

Bước 1: Xác định những quy định bắt buộc TCTD phải thực hiện.

Ở bước này cần xác định chính xác các quy định mà TCTD phải thực hiện, trong đó lưu ý: TCTD được làm, không được làm gì; Thời hiệu thi hành của từng quy định. Đây là xuất phát điểm quan trọng mà giám sát từ xa,

Thanh tra tại chỗ phải tuân thủ.

Bước 2: Thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ các quy định đó của TCTD.

Hành vi của TCTD trong thực hiện quy định của pháp luật phải được đánh giá cụ thể là đúng theo quy định hay không đúng theo quy định. Nếu không đúng (vi phạm) quy định của pháp luật thì ở mức độ nào, xác định nguyên nhân và đó là hành vi phạm lỗi hay hành vi có dấu hiệu phạm tội của cá nhân, tập thể TCTD để có hướng xử lý phù hợp.

Bước 3: Đưa ra biện pháp xử lý đối với các vi phạm của TCTD (nếu có).

Căn cứ vào kết quả của bước 2 nêu trên, Thanh tra ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ của hành vi phạm lỗi, cá nhân, TCTD có thể bị yêu cầu xử lý nội bộ hoặc xử lý vi phạm hành chính. Biện pháp xử lý hành chính bao gồm; cảnh cáo, phạt tiền, hạn chế hoạt động nghiệp vụ, thu hồi giấy phép Tuỳ thuộc quy định pháp luật của từng nước mà thanh tra ngân hàng có thẩm quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý hành chính. Nếu hành vi của cá nhân, TCTD được xác định là có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Bước 4: Đồng thời với việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của TCTD, Thanh tra ngân hàng phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục như sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định cho phù hợp, để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ

lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các bước của quy trình nêu trên được lặp đi, lặp lại trong suốt quá trình thực hiện giám sát từ xa, Thanh tra tại chỗ của Thanh tra ngân hàng đối với các TCTD.

pháp thanh tra tuân thủ là chủ yếu (tập trung vào việc phát hiện, đánh giá mức độ tuân thủ luật, các quy định hiện hành của NHNN và của chính TCTD ban hành) với hai phuơng thức: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

1.2.6.2 Phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro

Phuơng pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là phuơng pháp thanh tra, giám sát trong đó tập trung vào việc đánh giá mức độ rủi ro mà TCTD gặp phải khi không tuân thủ các quy định, quy trình đã có và khi không có các thủ tục, quy trình hoạt động phù hợp. Thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là việc đánh giá các TCTD trên các mức độ, xu huớng rủi ro và khả năng tài chính (vốn, thu nhập) của TCTD để chống đỡ/hấp thụ các rủi ro có thể xảy ra.

a) Đặc điểm cơ bản của phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro:

- Thứ nhất, thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro tập trung đánh giá tổng thể TCTD thông qua việc xem xét, kiểm tra hồ sơ tài liệu, các chính sách quy trình, hệ thống và thực tiễn công tác quản lý của TCTD trong quá khứ, huớng đến tuơng lai, các sự kiện, các tác động có thể xảy ra trong tuơng lai, chỉ có thể uớc luợng tổn thất với độ tin cậy nhất định.

- Thứ hai, thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cho phép thanh tra, giám sát vào những lĩnh vực, những TCTD có mức độ rủi ro cao và rủi ro có khả năng tác động tới sự an toàn của hệ thống các TCTD.

- Thứ ba, thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro kết hợp và khai thác nhiều nguồn lực, trong đó chú trọng khai thác từ các báo cáo kiểm toán nội bộ của TCTD.

- Thứ tu, thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro kết hợp cả đánh giá khách quan và chủ quan của thanh tra viên.

- Thứ năm, thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đòi hỏi Thanh tra ngân hàng thực hiện cả việc dự báo.

độ rủi ro của TCTD theo khung đánh giá rủi ro, trong đó tập trung đánh giá mức độ rủi ro TCTD gặp phải khi không tuân thủ các quy định, quy trình sẵn có hoặc không có các thủ tục, quy trình phù hợp.

- Thứ bảy, yêu cầu để thực hiện thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là rất cao đối với cả Thanh tra ngân hàng cũng nhu TCTD.

b) Quy trình thực hiện phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro:

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro dựa trên một chu trình liên tục các hoạt động cập nhật, bổ sung thông tin; phân tích, đánh giá, lập báo cáo và đề xuất thanh tra khi cần thiết. Thông thuờng chu trình đuợc chia làm sáu buớc, việc phân định nội dung công việc của từng buớc có tính tuơng đối và có thể có sự khác nhau trong một số truờng hợp. Cụ thể:

Buớc 1: Hiểu và nắm rõ về TCTD. Buớc 2: Tiến hành đánh giá rủi ro. Buớc 3: Lập kế hoạch thanh tra.

Buớc 4: Thực hiện thanh tra, lập báo cáo và kết luận thanh tra. Buớc 5: Các hành động xử lý sau thanh tra, giám sát.

Buớc 6: Thực hiện giám sát liên tục.

Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đuợc thực hiện một cách liên tục, tuần hoàn, các buớc kế tiếp là tiền đề và cũng là kết quả của nhau. Quy trình này đuợc thực hiện bởi cả hai bộ phận: Bộ phận giám sát vi mô gồm các cán bộ phụ trách theo dõi thuờng xuyên đối với TCTD và bộ phận thanh tra trực tiếp, hai bộ phận này cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện.

c) Điều kiện để thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro:

- Phải có khung pháp lý và hệ thống các quy định, quy trình huớng dẫn thực hiện:

+ Đối với TCTD: Phải có quy định về hệ thống quản trị rủi ro, các nội dung

có liên quan đến quản trị rủi ro, đặc biệt phải đuợc quản trị trên cơ sở rủi ro. + Đối với cơ quan quản lý: Quy định, huớng dẫn về quy trình thực hiện; phuơng pháp; cách thức triển khải; các công cụ ứng dụng...

- Về trình độ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát: Cần hiểu sâu về nghiệp vụ ngân hàng, có khả năng xem xét, đánh giá quy trình quản lý rủi ro của TCTD, giỏi về Công nghệ thông tin do việc ứng dụng CNTT trong thanh tra rủi ro đuợc thực hiện ở mức độ cao.

- Về cở sở hạ tầng, công cụ hỗ trợ:

+ Hệ thống kế toán của các TCTD phải đồng bộ, thống nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo đuợc tính chính xác, kịp thời và minh bạch của các loại báo cáo

+ Cơ quan quản lý có hệ thống công nghệ thông tin cả phần cứng và phần mềm tiên tiến đáp ứng đuợc hoạt động tác nghiệp của thanh tra viên khi làm nhiệm vụ cũng nhu đảm bảo yêu cầu luu trữ, phân tích, chiết xuất dữ liệu.

- Có Sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thuờng xuyên giữa thanh tra, giám sát với các lãnh đạo cấp cao của TCTD.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGTHANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu 0886 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM CP trên địa bàn hà nội của cục thanh tra giám sát NH thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w