Những tồn tại, hạn chế:

Một phần của tài liệu 0886 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM CP trên địa bàn hà nội của cục thanh tra giám sát NH thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 98)

2.4.2.1 Hệ thống các văn bản luật và dưới luật chi phối hoạt động Ngân hàng còn chưa hoàn thiện

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác thanh tra tuy đã được được bổ sung và hoàn thiện nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ; còn chồng chéo, nhiều kẽ hở làm cho cán bộ thanh tra gặp khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

2.4.2.2. Phương pháp thanh tra

- Phương pháp thanh tra tuân thủ ngày càng tỏ ra kém hiệu quả so với yêu cầu giám sát an toàn hoạt động NHTMCP trong điều kiện các NHTMCP trên địa bàn TP Hà Nội đang phát triển nhanh về quy mô, phạm vi, mức độ phức tạp và đa dạng của dịch vụ ngân hàng, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại.

Đối với rủi ro tiềm ẩn, hầu hết các cuộc thanh tra chưa đánh giá, đo lường được mức độ rủi ro để từ đó đưa ra cảnh báo sớm giúp các NHTMCP ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro. Phương pháp thanh tra tuân thủ chưa giúp Thanh tra ngân hàng đánh giá được tổng thể rủi ro của từng NHTMCP và toàn hệ thống các NHTMCP. Các cuộc thanh tra vẫn chưa hướng được vào

thanh tra lĩnh vực rủi ro, đo lường mức độ rủi ro để có những cảnh báo, ngăn ngừa kịp thời, đưa ra các biện pháp giúp các Ngân hàng điều chỉnh được tình trạng tài chính hiệu quả.

Phương pháp thanh tra tuân thủ làm giảm tính chủ động của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ và tính tự chịu trách nhiệm của NHTMCP và không khuyến khích phát triển khả năng và kinh nghiệm của các thanh tra viên trong việc đánh giá , đo lường và giảm thiểu rủi ro tại NHTMCP.

Thực tế hoạt động thanh tra mới chỉ đánh giá được rủi ro tín dụng, hầu hết chưa đánh giá được các rủi ro trọng yếu khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất, là những rủi ro mà các NHTMCP đang phải đương đầu trong quá trình phát triển, mở rộng hoạt động.

2.4.2.3. Hoạt động giám sát từ xa

Công tác giám sát chưa phát huy được vai trò thực sự của mình, chưa có tác dụng ngăn ngừa, răn đe. Khả năng dự báo, cảnh báo của công tác giám sát còn hạn chế. Kết quả giám sát hiện nay chưa đủ độ tin cậy để đánh giá chính xác hoạt động các NHTMCP trên địa bàn TP Hà Nội. Do vậy, việc xếp loại các NHTMCP hàng năm vẫn chủ yếu lấy số liệu bằng thủ công trên bảng cân đối kế toán và kết quả thanh tra tại chỗ.

- Thiếu hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống chấm điểm và xếp hạng TCTD theo chuẩn CAMELS để hỗ trợ công tác giám sát từ xa. Công tác giám sát từ xa đối với NHTM cổ phầntrên địa bàn chủ yếu tập trung vào các yếu tố vốn (C), chất lượng tài sản Có (A), khả năng sinh lời (E) và khả năng thanh toán (L), chưa tập trung nhiều vào giám sát các chỉ tiêu về năng lực quản trị, điều hành của bộ máy lãnh đạo ngân hàng (M) và chưa phân tích sự nhạy cảm của ngân hàng đối với rủi ro thị trường (S)

- Nội dung báo cáo còn đơn điệu, mới tập trung phân tích diễn biến nguồn vốn, diễn biến tài sản, tình hình tăng giám nợ xấu, tình hình thu nhập

chi phí, việc thực hiện một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động NH. Chưa phân tích tính ổn định của nguồn thu nhập và những lĩnh vực đầu tư của ngân hàng để chỉ ra hoạt động kinh doanh sở trường của ngân hàng, chưa thực hiện trả lời các câu hỏi định tính để hiểu rõ tình hình của các NHTMCP và nguyên nhân của các diễn biến. Vì vậy, báo cáo phân tích, giám sát chỉ đề cập đến tình hình tăng trưởng của các NHTMCP. Khả năng phát hiện sai phạm của công tác giám sát còn hạn chế, tính dự báo thấp, hầu như không phát huy được vai trò phát hiện, cảnh báo sớm đối với các NHTMCP.

- Hoạt động giám sát từ xa chưa hoàn toàn tuân thủ 29 nguyên tắc giám sát của Basel; Khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác giám sát còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin, quy trình tiếp nhận thông tin bất cập...

- Hiệu quả và hiệu lực hoạt động TTGSNH còn hạn chế. Một số kết luận đã có kiến nghị rõ ràng, cụ thể nhưng việc thực hiện các biện pháp khắc phục, chỉnh sửa sau thanh tra của đối tượng thanh tra còn chậm; trong khi đó việc xử lý sau thanh tra lại thiếu kiên quyết, triệt để, chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt theo thẩm quyền, một số nơi còn né tránh, nể nang và đùn đẩy trách nhiệm.

2.4.2.4. Hoạt động thanh tra tại chỗ

Nhiều vấn đề trong kết luận thanh tra còn nêu một cách chung chung, chưa cụ thể, chưa xác định được nguyên nhân và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể đối với các tồn tại, sai phạm nên kết luận không rõ ràng về trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, các kiến nghị thanh tra chưa chỉ ra cụ thể những nội dung cần cảnh báo, khuyến nghị để hạn chế rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTMCP.

Việc thanh tra định kỳ đối với NHTMCP dẫn đến việc các tồn tại, sai phạm đã xảy ra cách quá xa thời điểm hiện tại,do đó việc cảnh báo những rủi ro hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm dẫn đến rủi ro đôi khi không còn ý nghĩa; có

những hành vi vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính do đã quá thời hạn xử phạt theo quy định.

Hoạt động thanh tra tại chỗ chưa có trọng tâm, trọng điểm vào các NHTMCP có thể xảy ra rủi ro, hoặc các hoạt động có thể xảy ra rủi ro của một NHTMCP nên việc thanh tra tại chỗ còn dàn trải. Một thực tế là một sốNHTMCP được thanh tra định kỳ liên tục, tuy chấp hành tốt những quy định của pháp luật sau khi thanh tra nhưng vẫn xảy ra rủi ro dẫn đến tình trạng khó khăn, có nguy cơ rơi vào đổ vỡ.

Số lượng NHTMCP được thanh tra trong 1 năm còn ít so với tổng số NHTMCP trên địa bàn. Nếu tính trung bình 1 năm tiến hành thanh tra 10 NHTMCP, trong đó từ 2 đến 3 cuộc thanh tra pháp nhân thì có NHTMCP phải 03 năm mới được thanh tra 01 lần. Như vậy sẽ không đảm bảo phát hiện kịp thời các tồn tại, sai phạm trong hoạt động của các NHTMCP. Trong trường hợp phát hiện ra các vi phạm hành chính thì có thể đã quá thời hiệu xử phạt theo quy định. Số NHTMCP bị xử phạt vi phạm hành chính còn ít so với tổng số NHTMCP có tồn tại, sai phạm được phát hiện qua thanh tra tại chỗ nên còn tính răn đe đối với các NHTMCP chưa cao.

2.4.2.5. Sự kết hợp giữa Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa

Về nguyên tắc, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, nhưng thực tế hai hoạt động này phối hợp với nhau chưa được như mong muốn, bởi kết quả giám sát từ xa không cập nhật, không phục vụ đắc lực cho công tác thanh tra của các phòng thanh tra tại chỗ, ngược lại kết quả thanh tra tại chỗ cũng không được thông báo kịp thời cho phòng giám sát từ xa.

2.4.2.6. Chất lượng, số lượng, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng

đa dạng, phức tạp và được thực hiện bởi công nghệ ngân hàng hiện đại. Hàng năm, NHNN đều có tổ chức các chương trình đào tạo cán bộ, tuy nhiên nội dung đào tạo và phương pháp giảng dạy vẫn thiếu tính cập nhật thực tiễn hoạt

động của các TCTD, phương pháp đào tạo vẫn mang một chiều, ít khuyến khích tranh luận, trao đổi... làm hạn chế không ít đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra tại chỗ.

- Đội ngũ cán bộ thanh tra của Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng TP Hà Nội mặc dù đã phát triển rất nhiều trong 03 năm qua nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng khối lượng công việc. Do đó tần suất thanh tra tại chỗ thưa, 2 hoặc 3 năm một lần. Điều này làm cho việc phát hiện các vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng không kịp thời. Do đó việc uốn nắn, chấn chỉnh các sai phạm tại các NHTM không được thường xuyên, liên tục.

2.4.2.7. Tồn tại khác

- Công tác khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra đã có nhiều cố gắng, đúng quy trình tuy nhiên việc áp dụng xử lý theo Thông tư 10/2012/TT -NHNN còn khó khăn do Thông tư chỉ quy định hình thức xử phạt hành chính đối với trường hợp vi phạm. Thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kiến nghị, kết luận thanh tra, do đó cần có thêm các hình thức xử lý khác phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu 0886 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM CP trên địa bàn hà nội của cục thanh tra giám sát NH thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 98)