Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0886 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM CP trên địa bàn hà nội của cục thanh tra giám sát NH thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 119 - 127)

- Cải thiện tình hình tài chính của các NHTM và cụ thể là các NHTMCP thông qua các biện pháp xử lý nợ khó đòi và nợ cơ cấu.

- Tăng cường sự phối hợp hoạt động của thanh tra Ngân hàng Nhà nước với Bộ Công an, các Bộ, ngành và các địa phương trên địa bàn trong trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan hoạt động Ngân hàng

- Đề nghị tăng cường các biện pháp đảm bảo thanh khoản đối với các NHTMCP Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Những NHTMCP thường xuyên khó khăn về thanh khoản, cần có biện pháp trợ giúp theo các quy định hiện hành, sau một thời gian không khắc phục được thì phải cơ cấu lại. Mặt khác NHNN cũng cần có cơ chế và tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động thị trường liên ngân hàng để thị trường này hoạt động minh bạch hơn.

- Đề nghị sớm ban hành văn bản quy định về việc phát triển mạng lưới của NHTMCP để tạo điều kiện phát triển an toàn, lành mạnh.

- NHNN tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các văn bản hiện hành, cũng như xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTMCP như: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách về tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các hoạt động ngân hàng khác; các quy định về quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ ngân hàng; cấp giấy phép và quản lý các loại hình NHTM; các quy định về mua, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và cơ cấu lại các NHTMCP.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách:

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát ngân hàng. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

+ Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

+ Luật thanh tra năm 2010 mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 với một số điểm mới so với Luật thanh tra năm 2004, đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Thanh tra, đảm bảo hoạt động thanh tra nói chung và Thanh tra, giám sát NHNN nói riêng được thực hiện một cách thống nhất.

- Nghiên cứu, ban hành một quy trình thống nhất, sổ tay thanh tra hoặc cẩm nang thanh tra áp dụng cho hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các NHTM.

- Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc NHNN ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hoạt động kinh doanh của cácNHTM và hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM. Trung tâm thông tin tín dụng có vai trò quan trọng giúp hoạt động TTGSNH của NHNN có thể đưa ra được những đánh

giá của mình một cách chính xác về rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Vì vậy, NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hơn nữa vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng, là Trung tâm thông tin dữ liệu tập trung với đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết, đuợc cập nhật và xử lý kịp thời, đáp ứng đuợc yêu cầu ngày càng cao của các TCTD nói chung và NHTM nói riêng cũng nhu của NHNN

- Tăng cuờng hợp tác quốc tế trong hoạt động TTGSNH và hợp tác giữa cơ quan TTGSNH với các cơ quan giám sát tài chính trong nuớc, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong nuớc

- Đề nghị NHNN Việt Nam sớm nâng cấp, đổi mới phần mềm chuơng trình giám sát từ xa để phù hợp với các nghiệp vụ NH hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm tăng cuờng năng lực thanh tra giám sát, cảnh báo sớm rủi ro, phòng chống rửa tiền. NHNN cần sớm kiến nghị với Chính phủ có chỉ đạo phối hợp với Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra hoạt động của các công ty con của NHTMCP.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thuờng xuyên giữa Cơ quan TTGSNH và các cơ quan giám sát tài chính khác, cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua việc ban hành một Nghị định của Chính phủ về phối hợp giữa cơ quan TTGSNH và các cơ quan giám tài chính phi Ngân hàng. Cơ quan TTGSNH cần chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành trong việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, thực hiện thanh tra, giám sát, quản lý và đảm bảo an toàn các NHTMCP; đào tạo nguồn nhân lực; phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp uớc, thoả thuận quốc tế về giám sát Ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính.

- Cần có chính sách đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ làm công tác thanh tra: + Các Thanh tra viên phải đuợc thuờng xuyên đào tạo và đào tạo lại,

cập nhật kịp thời những kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại để nhanh chóng bắt kịp yêu cầu hội nhập.

+ Quan tâm hơn nữa đến việc trang bị phuơng tiện kỹ thuật để cán bộ thanh tra ngân hàng có đủ điều kiện làm việc tốt hơn (kể cả những công nghệ tiếp nhận từ nuớc ngoài).

+ Có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ làm công tác thanh tra nhu: phụ cấp thâm niên, phụ cấp công tác, chế độ khen thưởng xứng đáng và các điều kiện khác để động viên, khích lệ họ tiến thân trong sự nghiệp thanh tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 luận văn đã trình bày định hướng, mục tiêu hoàn thiện hoạt động Thanh tra, giám sát các Ngân hàng TMCP tại Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng TP Hà Nội và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát các QTDND trên địa bàn Hà Nội, bao gồm các giải pháp về: đổi mới phương pháp thanh tra, hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa, thanh tra tại chồ; phối hợp chặt chẽ thanh tra tại chồ với giám sát từ xa;Hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ ; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; Tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra; Phối hợp hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

KẾT LUẬN

Từ khi ra đời đến nay, thanh tra ngân hàng được đánh giá là một trong những công cụ sắc bén của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm tăng cường thể chế, kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, cùng với việc hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, hệ thống các NHTMCP cũng có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và phạm vi hoạt động, trước tình trạng đó hoạt động thanh tra tại chỗ đã có những thay đổi mạnh mẽ, tích cực và toàn diện cả về nội dung thanh tra, hình thức thanh tra, phương pháp thanh tra...; góp phần then chốt quyết định sự phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững của hệ thống ngân hàng.

Hoạt động thanh tra giám sát là hoạt động thường xuyên, liên tục và là hoạt động cần thiết góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an toàn hệ thống các NHTMCP nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Việc hoàn thiện hoạt động TTGSNH của NHNN là một trong những giải pháp cần thiết để hoạt động kinh doanh ngân hàng được an toàn và bền vững. Từ những đánh giá về hoạt động thanh tra giám sát Cục TTGSNH TP Hà Nội, bài viết đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, chỉ ra được cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động TTGSNH, sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động TTGSNH.

Thứ hai, luận văn nghiên cứu thực trạng, từ đó phân tích, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát của Cục TSGSNH TP Hà Nội đối với các NHTMCP trên địa bàn; chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại và phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thanh tra.

Thứ ba, từ thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát, luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra của Cục TTGSNH TP Hà Nội

đối với các NHTMCP trên địa bàn và đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam, nhằm hoàn thiện hoạt động TTGSNH của NHNN Việt Nam nói chung, của Cục TTGSNH TP Hà Nội nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Với thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, học viên mong muốn những tâm huyết và suy nghĩ bước đầu trong luận văn sẽ nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn TS.Hoàng Việt Trung cùng các thầy cô và đồng nghiệp để giúp học viên có thể tiếp tục nghiên cứu cũng như giúp luận văn có thể trở thành một nhân tố tích cực trong quá trình đổi mới hoạt động của TTGSNH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đoàn Thanh Hà và Phan Thị Thúy Diễm (2013), “Lựa chọn mô hình

giám sát ngân hàng - Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập, (10), tr.20.

2. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội, Báo cáo giám sát từ xa 2015 -2017, Hà Nội.

3. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội, Kế hoạch thanh tra 2015 - 2017, Hà Nội.

4. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết thanh tra các QTDND 2015 - 2017,Hà Nội.

5. Học viện Ngân hàng (2014), Giáo trình Ngân hàng Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Chí Đức (2012), “Xây dựng hệ thống giám sát NHTM Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập, (2), tr.12.

9. Đỗ Lê (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng”, Báo điện tử Thời báo ngân hàng.

10. Trần Ngọc Linh (2016), “Các nguyên tắc Basel về thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả”, Báo điện tử Đầu tư chứng khoán.

11. Nguyễn Viết Long (2016), “Thanh tra trên cơ sở rủi ro: Tập trung vào tương lai”, Báo điện tử Đầu tư chứng khoán.

12. NHNN Việt Nam (2008), Thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng, NXB Thanh niên, Hà Nội.

13. NHNN Việt Nam (1999), Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày

09/11/1999 về việc ban hành quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, Hà Nội.

14. NHNN Việt Nam (2000), Công văn số 329/CV-TTr1 ngày 04/5/2000

hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hợp tác, Hà Nội.

15. NHNN Việt Nam (2009), Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày

14/12/2009 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.

16. NHNN Việt Nam (2014), Quyết định số 2696/QĐ-NHNN ngày

19/12/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội,Hà Nội.

17. NHNN Việt Nam (2016), Thông tư 36/2016/TT-NHNNngày 30/12/2016 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng, Hà Nội. 18. NHNN Việt Nam (2016), Dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục

giám sát ngân hàng, Hà Nội.

19. NHNN Việt Nam (2012), Thông tư 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

20. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư 01/2013/TT-TTCP của Thanh tra

Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, Hà Nội.

21. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng

01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng

rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

22. NHNN Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng

3 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2014. Hà Nội.

23. NHNN Việt Nam (2001,2005), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 và Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về Quy chế cho vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.

24. NHNN Việt Nam (2016), thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng,Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

25. Quốc hội (2010), Luật NHNN Việt Nam, Hà Nội.

26. Quốc hội (2010), Luật các TCTD, Hà Nội.

27. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.

28. Thanh tra Chính phủ (2010), Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, Hà Nội. 29. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày

16/10/2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, Hà Nội.

30. Trần Đăng Phi (2017), “Hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát Ngân hàng”,

Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

31. Nguyễn Thị Phụng (2018), thực trạng và giải pháp công tác thanh tra đối với các tổ chức tín dụng trong nước ở Việt Nam, Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

32. Hoàng Đình Thắng (2011), “Thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến trình áp dụng tại Việt Nam”, Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

33. Dương Văn Thực (2012), “Thanh tra trên cơ sở rủi ro và vấn đề xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng”, Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

34. Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (2010), Quản trị rủi ro và Thanh tra trên cơ sở rủi ro, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

35. Trường cán bộ thanh tra (2009), Nghiệp vụ công tác thanh tra, NXB Tài chính, Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Basel Committee on Banking Supervision (2012), Core principles for effective banking supervision.

2. Michael Olsen (2005), “Banking Supervision - European experience and Russian practice"”,, Eu-Russia cooperation programme.

Một phần của tài liệu 0886 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM CP trên địa bàn hà nội của cục thanh tra giám sát NH thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 119 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w