thương mại cổ phần
cũng như NHTMCP trên địa bàn Hà Nội trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng.
Sự phát triển mạnh mẽ của TCTD cả về chiều rộng lẫn bề sâu cũng đòi hỏi hoạt
động quản lý nhà nước của NHNN phải đổi mới, theo đó việc chuyển đổi từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro là điều tất yếu. Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra mới, hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở giám sát liên tục và hiệu quả các rủi ro của TCTD theo một chu trình liên tục, chặt chẽ từ đó có thể đánh giá được mức độ rủi ro trong hoạt động của các TCTD để có cơ chế cảnh báo, thanh tra, quản lý, giám sát phù hợp nhằm hạn chế rủi ro c ó thể xảy ra đối với TCTD từ đó góp phần đảm bảo an toàn hệ thống và mục tiêu của thanh tra, giám sát có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, thanh tra trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra tiên tiến, do vậy, việc áp dụng phương pháp thanh tra này vào Việt Nam cần có đủ các điều kiện như: Phải có khung pháp lý và hệ thống các quy định, quy trình hướng dẫn thực hiện; có đội ngũcán bộ làm công tác thanh tra, giám sát hiểu sâu về nghiệp vụ ngân hàng, có khả năng xem xét, đánh giá quy trình quản lý rủi ro của TCTD, giỏi về Công nghệ thông tin; có hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại đáp ứng các yêu cầu khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro. Vì vậy,để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi NHNN Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với đặc trưng của thanh tra ngân hàng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Xây dựng, phát triển, ứng dụng và cập nhật quy trình giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro; có lộ trình thích hợp phù hợp với thực trạng, năng lực quản trị rủi ro của TCTD, yêu cầu của pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng và năng lực giám sát TCTD của Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng TP Hà Nội.
lập, phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo giám sát từ xa...để tìm hiểu kỹ hơn về các NHTMCP , trên cơ sở đó có phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định thanh tra tại chỗ hay có biện pháp giám sát.
Xây dựng hệ thống chuẩn mực riêng về thanh tra, giám sát dựa trên các chuẩn mực, nguyên tắc của Ủy ban BASEL, vừa đảm bảo khả năng tiếp cận, hội nhập quốc tế đồng thời vẫn phù hợp với trình độ phát triển và những đặc điểm của thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực này tiếp cận theo hướng chú trọng vấn đề rủi ro, dựa trên tính minh bạch nhằm mục tiêu hàng đầu là bảo vệ an toàn hoạt động của các TCTD. Hệ thống chuẩn mực dựa trên tính minh bạch, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên thị trường cho khách hàng, giúp họ có quyết định đúng đắn khi lựa chọn và quyết định sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Công việc này đòi hỏi NHNN trong đó có thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội nhằm phổ biến thông tin đến các đối tượng khách hàng.
Năm 2009, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Quốc tế Canada (CIDA) xây dựng và hoàn thiện sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro. Và sổ tay này đã được Vụ thanh tra các tổ chức nước ngoài (Vụ II) áp dụng và đưa vào thực tiễn thanh tra của mình.Trong phạm vi hẹp, trước hết đó là việc hoàn thiện cuốn “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” (sổ tay). Cuốn sổ tay này sẽ chỉ dẫn cách thức vận dụng tốt nhất các thông lệ quốc tế về kỹ năng TTGS đối với các TCTD vào thực tế Việt Nam.
TTGSNH hiện đã và đang triển khai Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” mang tính chiến lược, là tiền đề cho việc chuyển từ hoạt động giám sát tuân thủ sang cơ chế giám sát kết hợp giữa rủi ro và tuân thủ, trong đó giám sát trên cơ sở rủi ro giữ vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát ngân hàng, đảm bảo sự an toàn và
lành mạnh chung của toàn hệ thống các TCTD. Đồng thời, nhanh chóng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng từ Trung ương đến địa phương thông qua đào tạo và đào tạo lại hiểu biết về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, kỹ năng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Cơ quan TTGSNH cần sớm làm rõ cách thức kết hợp giữa thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro để thực hiện đúng điều 51 Luật NHNN, Luật thanh tra trên cơ sở hướng tới các thông lệ quốc tế về giám sát Ngân hàng; rà soát về tiến độ thực hiện để đề ra biện pháp triển khai tiếp theo một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng chính phủ Canada trong Dự án Tăng cường năng lực thanh tra giám sát ngân hàng (gọi tắt dự án BRASS), dự án này do Chính phủ Canada tài trợ Ngân hàng Nhà nước và có thời hạn 5 năm (từ 2013 đến hết 2018). Mục tiêu chính của dự án gồm:
- Tăng cường năng lực cho các cán bộ thanh tra, giám sát của Cơ quan thanh tra giám sát thông qua việc tổ chức các khóa học, các khóa đào tạo (cơ bản và chuyên sâu) do Dự án tổ chức. Nội dung của các khóa học, các khóa đào tạo chủ yếu giúp phổ biến, tiếp cận các khái niệm về thanh tra trên cơ sở rủi ro, Basel II, thông lệ quốc tế trong việc triển khai thanh tra trên cơ sở rủi ro,.. .Đồng thời các khóa chuyên sâu về thanh tra trên cơ sở rủi ro giúp cán bộ thanh tra hiểu rõ về thanh tra trên cơ sở rủi ro và có thể vận dụng vào trong thực tiễn.
- Xây dựng Khung thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Việc xây dựng khung thanh tra này do Nhóm Cán bộ triển khai nòng cốt (CIG) cùng với Chuyên gia dài hạn của dự án xây dựng. Đến thời điểm hiện tại, Nhóm Cán bộ triển khai nòng cốt (CIG) cùng chuyên gia dài hạn của dự án đã xây dựng Khung thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, các hướng dẫn liên quan và các mẫu biểu đính kèm, trình Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước phê duyệt
- Hỗ trợ Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro trong thực tiễn. Trong khuôn khổ do dự án tài trợ, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (BSA) đã thực hiện 01 cuộc thanh tra thử nghiệm với phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Dự kiến trong năm 2018 sẽ tiến hành thêm 01 cuộc thanh tra thử nghiệm trước khi dự án kết thúc.
Dự án BRASS sẽ kết thúc vào cuối năm 2018. Với sự quan tâm của các lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng nhà nước và Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, cùng với sự đầu tư về thời gian và tham gia nghiêm túc của các cán bộ được cử tham gia dự án, hy vọng phương pháp thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro sẽ dần dần được áp dụng tại Việt Nam (trước mắt áp dụng với 10 Ngân hàng trong nhóm Basel II) góp phần giúp hệ thống ngân hàng của Việt Nam kiểm soát tốt rủi ro, hoạt động ổn định và vững mạnh.
3.2.2. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ; phốihợp chặt chẽ thanh tra tại chỗ với giám sát từ xa