7. Kết cấu của luận văn
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngành gỗ tạ
2.3.1 Ket quả đạt được
Từ những phân tích thực trạng trên, có thể nói hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ tại VietinBank chi nhánh KCN Phú Tài đã đạt được những kết quả nhất định:
- Chi nhánh hiện cho vay tài trợ vốn cho nhiều doanh nghiệp ngành gỗ lớn có vị thế trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành gỗ của VietinBank chi nhánh KCN Phú Tài giai đoạn từ 2018 đến 2020 chú trọng vào cho vay có tài sản đảm bảo và đang có xu hướng gia tăng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ. Từ đó giúp chi nhánh mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác như quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế.góp phần gia tăng lợi nhuận chung cho chi nhánh.
- Tỷ lệ lãi cận biên trong cho vay DNNG của chi nhánh cao hơn so với mức cho vay chung của KHDN. Tỷ lệ lãi cận biên trong cho vay khách hàng DNNG ở tất cả các quy mô (lớn, nhỏ và vừa, siêu vi mô) đều cao hơn mức chung cho vay KHDN của chi nhánh cho thấy hiệu quả mang lại từ hoạt động cho vay KHDNNG là tích cực, giúp chi nhánh đạt được chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận.
- Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh trong lĩnh vực cho vay KHDN ngành gỗ qua các năm là khả quan. Về cơ bản có thể đánh giá mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ là khá tốt. Đến cuối năm 2020 Chi nhánh đã xử lý hết nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp ngành gỗ. - Thời gian xét duyệt khoản vay trung bình đối với DNNG của Chi nhánh các năm qua đang có xu hướng giảm. Điều này giúp cho khách hàng doanh nghiệp ngành gỗ của chi nhánh nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu kịp thời cho sử dụng vốn.
- về sự hài lòng của khách hàng:
nhánh, tạo được sự thuận tiện cho khách hàng trong việc đi lại giao dịch, trang phục của nhân viên đẹp, mang thương hiệu riêng của VietinBank.
+ Chi nhánh cũng tạo được độ tin cậy trong việc bảo mật và cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng, giữ đúng thỏa thuận cho vay thể hiện qua kết quả đánh giá của khách hàng ở các tiêu chí đều đạt mức điểm hài lòng.
+ Năng lực phục vụ của CBTD được đánh giá tốt. Đội ngũ nhân viên Chi nhánh luôn hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ nhiệt tình và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đồng hành cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn trong quá trình vay vốn liên quan đến các sản phẩm tài chính. Đặc biệt, nhờ vào việc thường xuyên được triển khai bộ quy tắc ứng xử dành cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, thường xuyên nên thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên Chi nhánh đều được đánh giá lịch sự, vui vẻ.
+ Sự cảm thông: nhìn chung Chi nhánh đã triển khai một cách đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các DNNG đánh giá tiêu chí này ở mức độ hài lòng.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ tại NHCT CN KCN Phú Tài vẫn còn một số tồn tại:
- về quy mô dư nợ cho vay KHDNNG: mặc dù ngành gỗ là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định, thêm vào đó VietinBank CN KCN Phú Tài nằm tại vị trí đắc địa tại cửa ngõ của khu công nghiệp tập trung phần lớn các doanh nghiệp ngành gỗ lớn nhỏ của tỉnh nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành gỗ của chi nhánh giai đoạn 2018-2020 đang có xu hướng giảm. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành gỗ của VietinBank CN KCN Phú Tài từ năm 2018 đến 2020 có chiều hướng giảm theo. Dư nợ cho vay DNNG có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, doanh nghiệp lớn và siêu vi mô còn thấp. Số lượng KHDN ngành gỗ có quan hệ tín dụng tại chi nhánh giảm. Điều này cho thấy quy mô dư nợ cho vay các DNNG của VietinBank CN KCN Phú Tài là chưa tương xứng với dư địa tín dụng và thị phần cung cấp các giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
-Về kỳ hạn cho vay: cho vay DNNG vẫn chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, còn cho vay trung và dài hạn còn chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm: năm 2018 tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm 19.72%, năm 2019 là 20.90% và năm 2020 là 9.01%. Chính vì vậy, chi nhánh vẫn chưa tiếp cận và đáp ứng được hết các nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNG.
-Về quy trình tác nghiệp: cơ bản cán bộ chi nhánh đã tuân thủ quy trình thẩm định, cấp và quản lý tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế nội dung cụ thể các bước trong quy trình thường chưa được thực hiện đầy đủ khi thẩm định và đề xuất quyết định tín
dụng hay kiểm tra, giám sát tín dụng. Chẳng hạn như phát sinh lỗi về hồ sơ thẩm định
tình hình tài chính, phương án vay vốn của KH không đầy đủ nội dung; biên bản kiểm
tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng vẫn còn chung chung, chưa xác định được rủi
ro tiềm ẩn từ KH để từ đó đề xuất phương án ứng xử tín dụng cho phù hợp.
-Về cơ cấu tổ chức cán bộ: hiện nay theo bảng phân công nhiệm vụ, việc cho vay KHDN ngành gỗ tại NHCT CN KCN Phú Tài vẫn thuộc nghiệp vụ của CBQHKH doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ này chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ tín dụng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành hàng, bao gồm các doanh nghiệp lớn và DNNVV. Mỗi CBQHKH bắt buộc phải liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực, ngành hàng của khách hàng mình đang quản lý, chăm sóc. Bởi vậy chưa có tính chuyên môn hoá cao trong công tác cho vay doanh nghiệp ngành gỗ.
-Về sự hài lòng của khách hàng:
+ Phương tiện hữu hình: một số phòng giao dịch ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ.. .đã được xây dựng từ lâu, chưa kịp thời chỉnh trang, tu bổ, thiết kế không gian giao dịch còn theo kiểu cũ, chưa nâng cấp theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Mạng wifi tại các phòng giao dịch đã được cung cấp miễn phí cho khách hàng tuy nhiên tốc độ đường truyền còn chậm, thường xuyên bị quá tải. Chi nhánh chưa có trang mạng xã hội (facebook, zalo) hay website riêng biệt của mình để tương tác với khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn trong việc tiếp nhận nhu cầu và giải đáp các thắc mắc.
+ Tính đáp ứng: lãi suất cho vay giữa các ngân hàng hiện nay có sự tương đồng lớn, tuy nhiên có những thời điểm trong năm, lãi suất vay vốn mà Chi nhánh áp dụng cho KH DNNG (không phải khách hàng chiến lược) cao hơn so với Vietcombank hay BIDV từ 0.5-2%/năm do phụ thuộc vào tình hình cân đối vốn của nội bộ NHCT và diễn biến lãi suất trên thị trường. Nhiều quy định về điều kiện vay vốn khá chặt khiến cho các doanh nghiệp có tiềm lực thấp khó tiếp cận được nguồn vốn của chi nhánh. Các quy định về điều kiện tham gia chương trình ưu đãi lãi suất còn gây khó cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp siêu vi mô hoặc doanh nghiệp mới thành lập. Các chương trình khuyến mãi dành cho DNNG đều chỉ thực hiện theo chính sách của trụ sở chính ban hành, kinh phí thấp nên cơ hội tham gia chương trình còn hạn chế. Thời gian xét duyệt và giải ngân vốn vay tuy đã cải thiện qua các năm nhưng vẫn chỉ được khách hàng đánh giá ở mức bình thường, vài trường hợp còn chậm trễ ảnh hưởng đến kinh doanh của khách hàng.
+ Năng lực phục vụ: tuy được đánh giá cao trong chuyên môn nghiệp vụ hay thái độ phục vụ khách hàng nhưng do phải thực hiện một khối lượng lớn công việc nên CB QHKH không thể dành nhiều thời gian để theo sát nắm bắt nhu cầu vay vốn của từng khách hàng cụ thể. Hiện tại đa số các KH DNNG vẫn chưa hài lòng ở điểm này.
+ Sự cảm thông: về cơ bản các sản phẩm cho vay DNNG đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ đi kèm chưa có nhiều điểm khác biệt, khách hàng chưa khai thác hết tính năng sản phẩm. Hơn nữa, các hoạt động chăm sóc khách hàng sau giao dịch của Chi nhánh mới chỉ tập trung cho các khách hàng DNNG có số dư nợ lớn mà chưa thực hiện thường xuyên với các DNNG có quy mô siêu nhỏ, quy mô nhỏ và vừa.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
(i) Chính sách pháp lý
Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ. Đây là một loại hình kinh doanh rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế trong và
ngoài nước.
Luật ngân hàng và Luật các TCTD đã tạo ra một hành lang pháp lý, định hướng cho các ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản liên quan tới hoạt động ngân hàng vẫn chưa thực sự tạo được tính nhất quán. Giữa luật ngân hàng và các bộ luật khác như Luật Dân sự, Luật đất đai, Luật hình sự, Luật doanh nghiệp, Luật thuế.. vẫn có những chỗ chưa quy định cụ thể, đồng nhất, ảnh hưởng tới hoạt động xác định tài sản bảo đảm, quy định đảm bảo tiền vay... gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý nghiệp vụ cho vay.
Gỗ là một loại lâm sản và chịu điều chỉnh của Luật Lâm nghiệp. Liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng DNNG đã có nhiều cơ chế, chính sách được các Bộ ngành ban hành. Do vậy, việc cấp tín dụng đối với các khách hàng là DNNG ngoài việc đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng nói chung còn phải tuân thủ quy định riêng của pháp luật về lâm sản. Hệ thống văn bản liên quan hiện nay là rất nhiều, dễ dẫn đến các văn bản chưa thật sự đồng bộ, gây bất cập khi triển khai. Các hướng dẫn về nghiệp vụ cho vay khách hàng tại NHTM tuy được quy định trong các thông tư/nghị định nhưng còn chưa cụ thể cho riêng từng ngành hàng, lĩnh vực.
Hiện tại, Việt Nam chưa có hệ thống định mức chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư theo ngành, theo khu vực hoặc tiêu chuẩn trung bình của ngành để làm cơ sở so sánh trong công tác thẩm định tín dụng, từ đó có thể đưa ra những đề xuất ứng xử tín dụng phù hợp. Bởi vậy, bản thân mỗi hệ số chỉ phản ánh đặc trưng của một dự án/phương án kinh doanh, chưa cho phép rút ra kết luận về mức độ tổng quát hơn. Thêm vào đó, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chưa thống nhất, phương pháp phân tích giản đơn, do đó mới chỉ phản ánh được quy mô kết quả của dự án/phương án kinh doanh, chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của nhiều nhân tố và dự đoán xu thế trong tương lai
(ii) Kinh tế, xã hội
Thế giới ngày càng phát triển kéo theo quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Biến động thị trường là điều không thể tránh khỏi. Nếu vượt quá khả năng tính toán,
dự báo của các chuyên gia trong ngành sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác và thực tế của các nghiên cứu thị trường đối với ngành gỗ. Các sự kiện kinh tế lớn trên thế giới gây ra nhiều thay đổi khó lường của giá bán sản phẩm, giá mua nguyên vật liệu đầu vào... làm giảm mức độ hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động cho vay DNNG.
Đặc biệt, thời gian qua tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu gây ảnh hưởng lớn tới ngành gỗ. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hoặc hoạt động 40-50% công suất khi nằm trong vùng dịch. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy cả về nguồn gỗ nguyên liệu, vật tư đầu vào cho ngành cũng như sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Ngành chế biến gỗ nước ta hiện đang sử dụng nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước và nhập khẩu, không chỉ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu tăng giá mà nguồn trong nước cũng tăng mạnh. Chất lượng gỗ từ rừng trồng trong nước vẫn còn thấp, do đó hoạt động chế biến sản phẩm xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó cước phí vận chuyển tăng cao, tình trạng chậm giao hàng, hủy đơn hàng, không dám nhận đơn hàng mới đã và đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ. Vì vậy hoạt động kinh doanh của các DNNG trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn.
(iii) Chất lượng thông tin
Để phục vụ công tác thẩm định tín dụng, CBQHKH phải thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau như hồ sơ do khách hàng cung cấp, hệ thống thông tin quản
lý khách hàng của NHCT, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), cổng thông tin
doanh nghiệp, các sở ban ngành có liên quan, báo chí, hiệp hội,...Việc thu thập và kiểm
chứng thông tin mất nhiều thời gian, một số thông tin không chính xác. Tuy nhiên hiện
nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn chính thức nào thể hiện các thông số, số liệu
về mức trung bình ngành một cách đáng tin cậy.
(iv) Công nghệ ngân hàng
Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ luôn được cập nhật và đổi mới hàng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng phải liên tục nắm bắt, nghiên cứu, ứng dụng và
cập nhật xu hướng mới để có thể mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng cũng như đội ngũ nhân viên, giúp công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng, thông suốt. Tuy NHCT đã đầu tư, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng nhưng hệ thống thông tin còn chưa đồng bộ. Việc sử dụng nền tảng hệ thống công nghệ thông tin để quản lý và chăm sóc khách hàng là các phần mềm kết nối hệ thống Core Banking còn khó khăn do CBTD phải tra cứu thông tin, chiết xuất báo cáo trên nhiều phần mềm, ứng dụng, thao tác mất rất nhiều thời gian để xử lý nghiệp vụ. Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng tương ứng từng khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay đến nay mới chỉ có hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc tra cứu lịch sử quan hệ tín dụng, thông tin tín dụng kết nối các ngân hàng trên cả nước với nhau còn phụ thuộc vào một đầu mối duy nhất là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra không có một hệ thống kết nối thông tin nào khác giữa các ngân hàng và các sở, ban ngành có liên quan.để minh bạch thông tin, từ đó giúp cho CBTD có thể đánh giá, thẩm định khách hàng của mình một cách chính xác, khách quan.
(v) Quy trình tín dụng
Các doanh nghiệp ngành gỗ hiện hay chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn trong thời gian gấp nhưng theo đúng quy trình tín dụng thì phải tuân thủ đầy đủ các bước. Đặc biệt quy trình tín dụng đang áp dụng trên toàn hệ thống NHCT không có sự phân biệt giữa số tiền khoản vay lớn hay nhỏ mà là quy trình chung. Do đó, đối với những khoản vay nhỏ, doanh nghiệp vẫn phải chờ đợi thời gian xét duyệt và giải ngân tương đương khi vay số tiền lớn. CBQHKH và cán bộ hỗ trợ tín dụng mất thời gian tác nghiệp trên các hệ thống kết nối Core Banking để khởi tạo và đề xuất khoản vay; tạo các khoản giải ngân và kiểm soát sau giải ngân.