Chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Một phần của tài liệu 0892 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương VN – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (FILE WORD) (Trang 103 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, Chi nhánh cần quan tâm chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, kịp thời chấn chỉnh các lỗi nghiệp vụ phát sinh qua quá trình kiểm tra giám sát nội bộ.

Nội dung kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân vốn vay cần lưu ý việc theo dõi lượng hàng hóa nhập kho và đưa vào sản xuất, thành phẩm, kiểm soát dòng tiền của KH về NHCT theo cam kết. Thu thập và có bằng chứng về thông tin mà khách

hàng cung cấp. Rà soát lại toàn bộ dư nợ của DNNG để xác định đúng chất lượng tín dụng, rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, từ đó đề xuất biện pháp ứng xử phù hợp khi có vấn đề xảy ra. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn sau khi đã được thông báo, đôn đốc thì Chi nhánh có thể thay đổi các chính sách đang áp dụng như: ngừng ưu đãi lãi suất, ngừng cho vay mới, yêu cầu bổ sung thêm TSĐB,..Khi có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy DN sử dụng tiền vay không đúng mục đích vay vốn thì tiến hành thu hồi nợ vay.

Đối với các KH quan hệ tín dụng với nhiều TCTD, Chi nhánh phải thường xuyên vấn tin CIC TSBĐ, hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến để nắm bắt kịp thời xu hướng nhận TSBĐ tại các TCTD khác, tránh trường hợp các TCTD khác gia tăng tỷ trọng có bảo đảm bằng bất động sản, tài sản thanh khoản cao trong khi tỷ lệ cấp tín dụng có bảo đảm của KH tại NHCT thấp hoặc dư nợ được bảo đảm chủ yếu bằng hàng hóa.

Đối với tài sản bảo đảm là nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, CBTD cần theo dõi, đánh giá lại tài sản định kỳ 6 tháng/lần hoặc tối đa 12 tháng/lần trên cơ sở chất lượng còn lại, hiệu quả sử dụng tài sản, khấu hao tài sản.

Đối với quy định về kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm, CBTD đặc biệt quan

tâm đến tài sản bảo đảm là hàng hóa. Theo định kỳ CBTD phải đánh giá, định giá lại TSBĐ theo quy định hiện hành để kịp thời điều chỉnh hoặc bổ sung TSBĐ cho nghĩa vụ

nợ của KH tại NHCT; yêu cầu KH mua bảo hiểm đầy đủ cho kho hàng và chuyển toàn

bộ quyền thụ hưởng đầu tiên cho NHCT; tuân thủ công tác kiểm tra hoặc thuê đơn vị uy

tín độc lập kiểm tra thực tế kho hàng để đánh giá tình hình luân chuyển hàng thực tế của

KH (thực hiện theo nguyên tắc nhập trước xuất trước, hàng tồn kho được bảo quản tốt,

đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xuất khẩu)...

Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 Chi nhánh cần tăng cường

công tác giám sát, quản lý khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có

giải pháp hỗ trợ kịp thời đối với các trường hợp đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định.

Một phần của tài liệu 0892 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương VN – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (FILE WORD) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w