Nguyên tắc kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC, HOẠT ĐỘNGKIEM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 25 - 27)

1.1.3.1. Nguyên tắc về phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại Việt Nam

Phạm vi của KTNB bao gồm kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp

vụ và các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng và các công ty con của tổ chức tín dụng;

kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của Ban Kiểm soát; Hội đồng Quản trị. Cụ thể như sau:

Kiểm tra độ tin cậy, trung thực và tính đầy đủ của thông tin: KTNB phải

kiểm tra độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin về tình hình hoạt động và những phương thức ghi nhận, đo lường, phân loại, báo cáo các thông tin này.

Kiểm tra sự tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục và quy định: KTNB kiểm tra các hệ thống đã thiết lập để đảm bảo tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật lệ và các quy tắc mà chúng có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động và các

báo cáo cũng như xác định sự tuân thủ của các đơn vị.

Kiểm tra công tác bảo vệ tài sản: KTNB xem xét lại các phương tiện bảo vệ tài sản và kiểm tra sự tồn tại của các tài sản đó là khi cần thiết.

Kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực: KTNB đánh giá tính tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực đã được sử dụng.

Kiểm tra việc hoàn thành các mục tiêu đã được thiết lập cho các hoạt động hoặc chương trình: KTNB phải kiểm tra các hoạt động và các chương trình để đảm bảo rằng kết quả đúng với các mục tiêu đã được xây dựng và các hoạt động, các chương trình được thực hiện đúng như kế hoạch.

1.1.3.2. Nguyên tắc về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ trong ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất, KTV nội bộ phải đạt trình độ nghiệp vụ và sự thành thạo nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn mà Ban Kiểm soát, Trưởng ban kiểm toán thiết lập.

Thứ hai, KTV nội bộ phải có hoặc cố gắng đạt được những kiến thức, kỹ năng

và các chuyên môn bổ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của mình; phải duy trì trình độ, kỹ thuật nghiệp vụ thông qua việc đào tạo liên tục.

Thứ ba, KTV nội bộ phải tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, KTV nội bộ phải có sự thận trọng nghề nghiệp đúng mức khi thực hiện công việc kiểm toán nội bộ.

1.1.3.3. Nguyên tắc về tính độc lập, khách quan của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất, KTNB phải độc lập với những hoạt động điều hành hàng ngày của ngân hàng, độc lập với các nghiệp vụ, hoạt động được kiểm toán. KTNB được tổ chức độc lập với bộ phận quản lý và điều hành, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát và HĐQT.

Thứ hai, KTNB phải duy trì thái độ khách quan trong quá trình thực hiện kiểm toán. Tính khách quan được thể hiện qua các nguyên tắc sau: trưởng ban kiểm toán đảm bảo các KTV nội bộ được bổ nhiệm không có mâu thuẫn và thành kiến đối với đối tượng được kiểm toán; định kỳ Trưởng ban KTNB phải luân chuyển KTV để ngăn chặn sự lạm quyền; KTV nội bộ không được nhận trách nhiệm điều hành các hoạt động và không nên kiểm toán những đối tượng mà trước đây họ đã công tác; KTV nội bộ không được nhận quà biếu, hoặc các quyền lợi từ nhân viên

hoặc người ngoài đơn vị khiến cho sự khách quan bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC, HOẠT ĐỘNGKIEM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 25 - 27)