mô hình tập trung. Tại những chi nhánh của ngân hàng lớn hơn có thể có bộ phận KTNB kết hợp với KTNB của Hội sở. Tại những ngân hàng nhỏ hơn hoặc là bộ phận của một tập đoàn lớn, KTNB có thể được thuê ngoài từ bộ phận KTNB của cả tập đoàn.
Tại những ngân hàng lớn trong cuộc điều tra, KTNB thường được tổ chức dọc theo bộ phận kinh doanh. Trưởng nhóm KTNB theo bộ phận kinh doanh sẽ báo cáo cho Trưởng bộ phận KTNB của tập đoàn.
1.3.5. Bài học thứ năm: Phương pháp làm việc và các loại hình kiểm toán nộibộ bộ
Các ngân hàng trên thế giới hiện nay đã được khảo sát cho biết họ đều thực hiện
kiểm toán nội bộ theo trình tự, quy trình gồm các khâu sau: lập kế hoạch kiểm toán dựa
trên định hướng rủi ro, xem xét và đánh giá những thông tin có được, trao đổi về những
kết quả phát hiện được, theo dõi việc thực hiện những kiến nghị. Ban lãnh đạo bộ phận
KTNB có nhiệm vụ lập kế hoạch KTNB dựa trên mức độ rủi ro. Những kế hoạch kiểm
toán được phê duyệt bởi nhà lãnh đạo cao cấp của ngân hàng hoặc HĐQT (hoặc Ủy ban kiểm toán), tùy thuộc vào mô hình quản trị của từng ngân hàng. Các loại hình kiểm
toán tại các ngân hàng hiện nay là: kiểm toán thông tin kinh tế tài chính, kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán quản lý. Loại hình kiểm toán quản lý thường ít
được thực hiện như các hoạt động kiểm toán khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nêu tổng quan về kiểm toán nội bộ, đặc biệt là kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại. Đồng thời cũng làm rõ về bản chất, chức năng, nhiệm vụ và các hình thức kiểm toán nội bộ trong hoạt động ngân hàng. Mặt khác, chương 1 cũng trình bày được về kinh nghiệm hoạt động kiểm toán nội bộ ngân
hàng tại một số nước trên thế giới, thông qua đó rút ra được phương thức kiểm toán nội
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN