Một vấn đề liên quan đến KTNB đó là KTNB được sử dụng như là các nhà tư vấn nội bộ. Kết quả cuộc khảo sát tại các ngân hàng đã chỉ ra rằng: 75 - 95% thời gian các KTV nội bộ tập trung vào công việc KTNB, 5 - 12% vào đào tạo và 0 - 20% vào hoạt động tư vấn. Liên quan đến chức năng tư vấn, các KTV nội bộ được phỏng vấn đều nhấn mạnh rằng họ không có nhiệm vụ tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những phản hồi từ các ngân hàng cũng chỉ ra rằng hoạt động tư vấn bị hạn chế đối với đóng góp ý kiến liên quan đến những hoạt động kiểm soát
cho những dự án lớn, cụ thể. Các ngân hàng đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo bất kỳ hoạt động tư vấn nào của KTNB đều không phương hại đến trách nhiệm và tính độc lập của họ. Những KTVNB chỉ thực hiện chức năng tư vấn trong phạm vi của mình, giúp cho hệ thống kiểm soát của ngân hàng được hoạt động tốt hơn, việc quản lý được hiệu quả hơn, ngoài ra thì không có quyền hạn trong việc kinh doanh của ngân hàng.
1.3.3. Bài học thứ ba: Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
Báo cáo về KTNB của Ủy ban Basel chỉ ra rằng Ban Giám đốc của các ngân hàng có trách nhiệm cuối cùng nhằm đảm bảo rằng các nhà quản lý cấp cao đã thiết lập và duy trì một hệ thống KTNB thỏa đáng và có hiệu quả, có một hệ thống đo lường để đánh giá các rủi ro trong mọi hoạt động của ngân hàng, có một hệ thống gắn rủi ro với các cấp độ vốn của ngân hàng và có biện pháp phù hợp nhằm giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách nội bộ. Ban Giám đốc nên đánh giá hệ thống KTNB và các thủ tục đánh giá nguồn vốn ít nhất một năm một lần. Các nhà lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng có trách nhiệm xây dựng các phương pháp hỗ trợ việc xác định, đo lường, giám sát rủi ro có thể xảy ra trong ngân hàng. Các nhà lãnh đạo cấp cao cần báo cáo cho Ban Giám đốc về phạm vi và hiệu quả của hệ thống KTNB và các thủ tục đánh giá nguồn vốn ít nhất mỗi năm một lần.
Ngoài ra, hệ thống KTNB của các ngân hàng còn phải đặt ra được mục tiêu trong mỗi cuộc kiểm toán và kiểm soát ngân hàng, cần phải đưa ra những yêu cầu nhất định, để đánh giá được hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không. Từ
đó có thể đề ra các giải pháp, cách thức và trình tự thực hiện các biện pháp khảo sát, kiểm toán mang lại hiệu quả cao nhất, phục vụ mục đích của ban lãnh đạo ngân hàng.
1.3.4. Bài học thứ tư: Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ
KTNB là bộ phận thường trực và mang tính liên tục.
Báo cáo của Ủy ban Basel cho thấy mỗi ngân hàng nên có một bộ phận KTNB thường trực. Các nhà lãnh đạo cấp cao cần đảm bảo rằng tất cả các phương pháp đo lường đều được áp dụng để ngân hàng có thể hoàn toàn tin tưởng bộ phận KTNB hoạt động hữu hiệu và phù hợp với quy mô và bản chất hoạt động của mình. Hoạt
động kiểm soát nội bộ ngân hàng được thực hiện một cách thường trực, liên tục và hiệu quả.
Tất cả các ngân hàng được khảo sát đều khẳng định rằng họ đã thiết lập một bộ phận KTNB thường trực. Điều này được thực hiện thông qua việc so sánh kết quả làm việc của KTNB với kế hoạch đã đặt ra, cùng với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ bởi hệ thống lãnh đạo của ngân hàng.
Kiểm toán nội bộ hoạt động độc lập, khách quan và không thiên vị.
Nghiên cứu của Ủy ban Basel đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của chức năng KTNB phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và không thiên vị.
Tất cả các ngân hàng tham gia khảo sát đều khẳng định rằng bộ phận KTNB đều độc lập với các hoạt động được kiểm toán và các thủ tục kiểm soát hàng ngày. Quyền hạn của bộ phận KTNB được nêu trong điều lệ KTNB và ngay trong những quy định của Ban Kiểm soát. Điều lệ KTNB mở rộng phạm vi và quyền hạn của bộ phận KTNB trong ngân hàng. Điều lệ KTNB được phê duyệt bởi Ban Giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền tương đương. Điều lệ KTNB được phổ biến đến tất cả nhân viên trong ngân hàng hoặc đăng tải trên mạng nội bộ. Tuy nhiên, tại một số ngân hàng, điều lệ KTNB chỉ được thông báo hạn chế đến một số người bao gồm nhân viên KTNB và ban lãnh đạo.
Mỗi ngân hàng được khảo sát có các biện pháp khác nhau trong việc đảm bảo tính khách quan và không thiên vị của KTNB. Các biện pháp thường được áp dụng nhất gồm: các công việc khác nhau được luân phiên cho các KTV nội bộ khác nhau; KTV nội bộ không tham gia vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; điều lệ KTNB phải công nhận tính độc lập của KTNB và những KTV nội bộ được chuyển từ bộ phận khác sẽ không kiểm toán công việc cũ của bộ phận mình đã làm trong một thời gian nhất định.
Phạm vi hoạt động và tổ chức bộ phận KTNB
Khảo sát cho thấy mọi hoạt động và bộ phận trong ngân hàng đều thuộc phạm vi của KTNB. Ủy ban Basel đã điều tra về cách thức tổ chức bộ phận KTNB, đặc biệt với những ngân hàng đa quốc gia có quy mô lớn và những ngân hàng là một
phần của tập đoàn tài chính.
Theo phản hồi từ cuộc điều tra, mô hình phổ biến đối với bộ phận KTNB là mô hình tập trung. Tại những chi nhánh của ngân hàng lớn hơn có thể có bộ phận KTNB kết hợp với KTNB của Hội sở. Tại những ngân hàng nhỏ hơn hoặc là bộ phận của một tập đoàn lớn, KTNB có thể được thuê ngoài từ bộ phận KTNB của cả tập đoàn.
Tại những ngân hàng lớn trong cuộc điều tra, KTNB thường được tổ chức dọc theo bộ phận kinh doanh. Trưởng nhóm KTNB theo bộ phận kinh doanh sẽ báo cáo cho Trưởng bộ phận KTNB của tập đoàn.
1.3.5. Bài học thứ năm: Phương pháp làm việc và các loại hình kiểm toán nộibộ bộ
Các ngân hàng trên thế giới hiện nay đã được khảo sát cho biết họ đều thực hiện
kiểm toán nội bộ theo trình tự, quy trình gồm các khâu sau: lập kế hoạch kiểm toán dựa
trên định hướng rủi ro, xem xét và đánh giá những thông tin có được, trao đổi về những
kết quả phát hiện được, theo dõi việc thực hiện những kiến nghị. Ban lãnh đạo bộ phận
KTNB có nhiệm vụ lập kế hoạch KTNB dựa trên mức độ rủi ro. Những kế hoạch kiểm
toán được phê duyệt bởi nhà lãnh đạo cao cấp của ngân hàng hoặc HĐQT (hoặc Ủy ban kiểm toán), tùy thuộc vào mô hình quản trị của từng ngân hàng. Các loại hình kiểm
toán tại các ngân hàng hiện nay là: kiểm toán thông tin kinh tế tài chính, kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán quản lý. Loại hình kiểm toán quản lý thường ít
được thực hiện như các hoạt động kiểm toán khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nêu tổng quan về kiểm toán nội bộ, đặc biệt là kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại. Đồng thời cũng làm rõ về bản chất, chức năng, nhiệm vụ và các hình thức kiểm toán nội bộ trong hoạt động ngân hàng. Mặt khác, chương 1 cũng trình bày được về kinh nghiệm hoạt động kiểm toán nội bộ ngân
hàng tại một số nước trên thế giới, thông qua đó rút ra được phương thức kiểm toán nội
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN - HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN -HÀ NỘI HÀ NỘI
2.1.1. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổphần Sài Gòn - Hà Nội phần Sài Gòn - Hà Nội
2.1.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Sài Gòn — Hà Nội
Sơ ĐÓ TỔ CHỨC Bộ MÁY
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI có PHÁN SÀI GÒN - HÀ NỘI
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức hoạt động của SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nhơn Ái được thành lập vào năm 1993 tại Cần Thơ. Qua 20 năm hình thành và phát triển, SHB đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, không những về quy mô hoạt
động, số lượng nguồn nhân lực mà cả về số lượng và chất lượng phục vụ.
Hiện nay, SHB là một trong những ngân hàng TMCP phát triển bền vững, có uy tín và là một trong những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. SHB được công nhận là top 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Để có được thành quả to lớn đó là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của Ban lãnh đạo SHB nói riêng cũng như toàn thể cán bộ nhân viên SHB nói chung trong suốt một quá trình lâu dài từ khi thành lập đến nay.
2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính
Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế, mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao. Danh mục sản phẩm của SHB rất đa dạng và tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của SHB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.
Trong hoạt động huy động vốn, SHB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của SHB rất đa dạng và thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, từ nguồn tiền vay từ NHNN, tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước, vốn nhận từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác đến tiền gửi của khách hàng.
Các sản phẩm tín dụng mà SHB cung cấp rất phong phú, đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần kinh tế như: cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các
dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay tín chấp dựa trên thu nhập của người vay...
Năm 2010
Năm 2011 Năm
2012
2011/2010 2012/2011
Dịch vụ thanh toán của SHB tập trung vào thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng 14 tài khoản nostro, hoạt động thanh toán trong nước của SHB đã không ngừng tăng trưởng. Thanh toán quốc tế là một dịch vụ truyền thống, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ thanh toán của SHB. Trong những năm gần đây, SHB đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ... Ngoài ra, SHB còn phát triển các dịch vụ thanh toán khác như: dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union (WU) với 219 điểm chi trả tiền trên cả nước, dịch vụ thẻ với các sản phẩm thẻ Visa, Mastercard, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
SHB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường, danh mục bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng. Phòng Kinh doanh ngoại hối của SHB không chỉ cung cấp cho khách hàng các giao dịch bằng USD mà cả các loại ngoại tệ khác ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng JAPANESE YEN; AUST.DOLLAR; SINGAPORE DOLLAR; BRISTISH POUND; CANADIAN DOLLAR; HONGKONG DOLLAR; SWISS FRANCE...
Ngoài ra, SHB còn cung cấp các dịch vụ ngân quỹ: giao nhận, kiểm đếm tiền, cất trữ tài sản quý...; dịch vụ quản lý tài khoản tiền gửi cho các công ty chứng khoán;
dịch vụ chiết khấu thưong phiếu chứng từ có giá; dịch vụ ngân hàng đại lý; dịch vụ ngân hàng điện tử....
2.1.1.3. Thị trường hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn — Hà Nội
Với sự phát triển nhanh chóng, tính đến tháng 31/12/2012 SHB gồm 317 điểm giao dịch bao gồm 01 Trụ sở chính, 46 Chi nhánh và 270 Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm tại 25 tỉnh, thành phố ở Việt Nam và 02 Chi nhánh tại nước ngoài là Chi nhánh SHB Campuchia và Chi nhánh SHB Lào. Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm của SHB tập trung chủ yếu ở miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh và Lạng Son, Lào Cai...) chiếm gần 55%; miền Nam (Hồ Chí Minh, Cần Tho, An Giang, Kiên Giang, Bình Dưong, Bình Phước.) chiếm 31%; còn lại là các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nằng, Quảng Nam...) chiếm 14%.
Biểu đồ 2.1. Mạng lưới hoạt động của SHB giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: CN/PGD
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 của SHB)
2.1.2. Một số kết quả hoạt động của ngân hàng từ năm 2010-2012
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển SHB đã có được những bước tiến quan trọng đánh dấu sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đối tượng khách hàng của SHB đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. SHB hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: huy động vốn, tín dụng, hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế, các hoạt động dịch vụ như thẻ, ngân quỹ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng.các hoạt động ngày càng phong phú đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Bảng 2.1. Bảng tổng kết vốn điều lệ, lợi nhuận trước thuế của SHB giai đoạn 2010 - 2012.
ST T
Chỉ tiêu Tổng hợp số liệu các năm So sánh (%)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
I Tổng tài sản nợ 51.032.86 1 70.989.542 116.537.61 4 39,11% 64,16% 1 Vốn huy động 31.379.00 0 39.156.003 88.803.760 24,78% 126,79% - Tiền gửi 25.633.64 4 34.785.614 77.598.520 35,70 % 123,08% + Tổ chức kinh tế 11.161.63 4 14.414.669 22.881.46 0 29,14% 58,74% + Cá nhân 14.225.4 81 20.289.700 53.114.22 5 42,63% 161,78% + Các thành phần khác 246.529 81.245 1.602.835 -67,04% 1872,84% - Phát hành giấy tờ có giá 5.745.3 56 4.370.389 11.205.240 -23,93% 156,39% 2 Vốn và các quỹ 4.183.2 14 5.830.868 9.506.050 39,39% 63,03% 3 Tài sản nợ khác 15.470.64 7 26.002.671 18.227.804 68,08% -29,90%
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012
(Lợi nhuận trước thuế 2012 chưa bao gồm lỗ lũy kế HBB chuyển sang khi sáp nhập là 1.660,8 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại của ngân hàng năm 2012 là 26,07 tỷ)
Vốn điều lệ của ngân hàng SHB trong những năm qua liên tục được nâng lên, góp phần mở rộng quy mô của ngân hàng, tạo được niềm tin cho cổ đông và khách hàng vào năng lực tài chính của ngân hàng. Năm 2010, ngân hàng nâng vốn điều lệ lên 3.497,5 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu vốn pháp định của NHNN đồng thời phát hành 1500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi làm cơ sở để nâng vốn điều lệ năm 2011 lên 4.815,8 tỷ đồng. Và đến cuối năm 2012, sau khi Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội sáp nhập vào ngân hàng SHB thì vốn điều lệ của SHB đã lên tới 8.865,8 tỷ đồng.
Cùng với sự tăng trưởng của vốn điều lệ, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng SHB cũng tăng lên theo từng năm điều đó chứng tỏ tốc độ tăng vốn điều lệ tương