Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC, HOẠT ĐỘNGKIEM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 43 - 46)

Việt Nam

Trước đây, bộ phận Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được xác lập theo 02 mô hình.

Mô hình thứ nhất: Bộ phận KTNB trực thuộc Tổng Giám đốc:

Với mô hình này, bộ phận KTNB tại các ngân hàng thương mại được xây dựng và vận hành trên cơ sở Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004) và Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày 3/1/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam thiết lập một bộ phận chuyên trách, với tên gọi khác nhau (Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra, Phòng kiểm soát), chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo hệ thống ngành dọc tại trụ sở chính (Phòng, Ban) và tới các chi nhánh (tổ kiểm toán nội bộ hoặc bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm toán nội bộ). Về thực chất, bộ phận này làm chức năng kiểm toán và chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc (Giám đốc), do vậy, các kết quả kiểm tra, kiểm toán khó có thể mang tính độc lập. Bên cạnh đó, chức năng kiểm soát nội bộ bị đánh đồng với chức năng kiểm toán nội bộ và mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra. Vì vậy, những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm đã phát sinh, do đó hạn chế tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và quản lý rủi ro. Theo mô hình này, ta có thể thấy vị trí của KTNB qua sơ đồ 1.1.

---► : Quan hệ chỉ đạo điều hành

--- : Quan hệ quản lý nghiệp vụ, phối hợp

Sơ đồ 1.1. Mô hình Kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc

Mô hình thứ hai: Bộ phận KTNB trực thuộc Ban kiểm soát.

Với mô hình này, bộ phận KTNB tại các ngân hàng thương mại được xây dựng và vận hành trên cơ sở Quy chế KTNB của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): “Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát. Căn cứ quy mô, mức độ và đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và trên cơ sở đề nghị của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị quyết định về tổ chức bộ máy

của kiểm toán nội bộ, chế độ lượng, thưởng, phụ cấp trách nhiệm của người làm công

tác kiểm toán nội bộ. Tổ chức tín dụng được thuê các chuyên gia, tổ chức bên ngoài có

đủ khả năng, năng lực, trình độ để thực hiện một phần công việc kiểm toán nội bộ đối

với những hoạt động mà bộ phận kiểm toán nội bộ chưa đủ khả năng thực hiện kiểm toán với điều kiện đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, quy định tại Quy chế này. Kiểm

toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức

tín dụng có quy mô nhỏ có thể do bộ phận kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội

sở khu vực đảm nhiệm (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài), hoặc do các tổ chức

bên ngoài, các tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện với điều kiện phải đảm bảo tuân thủ

các nguyên tắc, quy định tại Quy chế này.”[11,tr4]

Mô hình tổ chức mới này làm cho KTNB là một bộ phận chuyên trách tách ra khỏi bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc. Chính sự độc lập này giúp cho KTNB có

cái nhìn khách quan để phát hiện ra các sai sót, gian lận và những bất hợp lý trong hoạt

k Quan hệ chỉ đạo, điều hành Quan hệ quản lý hành chính

Sơ đồ 1.2. Mô hình Kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo của Ban Kiểm soát và Hội đồng Quản trị

Như vậy, xét trên khía cạnh tổ chức bộ máy, bộ máy KTNB thường đặt ở vị trí trực thuộc trực tiếp Ban Kiểm soát và HĐQT ngân hàng thương mại sẽ phù hợp nhất cho công tác kiểm toán của các KTV nội bộ. Tuy nhiên, hiệu quả công việc kiểm toán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác được quy định cụ thể trong điều lệ KTNB của từng tổ chức tín dụng như phạm vi kiểm toán, quyền hạn và trách nhiệm

của bộ phận KTNB,...

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC, HOẠT ĐỘNGKIEM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 43 - 46)